Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sâu chân răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị dứt điểm

Sâu chân răng là hiện tượng răng bị sâu ở bề mặt chân răng, nơi tiếp giáp với nướu, do vi khuẩn gây hại tấn công. Bệnh lý trên có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh sẽ dẫn đến những cơn đau nhức dai dẳng, thậm chí còn gây mất răng vĩnh viễn. Chính vì vậy, bạn cần phải điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

1. Nguyên nhân gây sâu chân răng

Hiện tượng bề mặt chân răng bị sâu thường xảy ra do những nguyên nhân sau: vệ sinh răng miệng sai cách, tuổi tác, bệnh tiểu đường, hút thuốc lá, chấn thương, không lấy cao răng định kỳ và răng mọc sai lệch.

– Vệ sinh răng miệng sai cách: Răng miệng không được làm sạch là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển nhanh chóng trong khoang miệng. Trong đó có nhóm vi khuẩn gây sâu răng gồm Streptococcus-mutans, Lactobacilli và Actinomycetes.

– Tuổi tác: Đối với những người cao tuổi, cả răng và các mô nướu đều sẽ bị lão hóa. Ngoài ra, nướu còn có xu hướng tụt xuống dưới cuống răng, làm lộ bề mặt chân răng ra ngoài. Đây cũng là điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.

– Bệnh tiểu đường: Nếu như bị bệnh tiểu đường, hàm lượng đường trong nước bọt cũng gia tăng. Nhờ vậy, vi khuẩn gây sâu răng có thể nhanh chóng sinh sôi và tấn công vào cấu trúc răng.

– Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa đến hàng ngàn hóa chất độc hại. Chúng không chỉ khiến cho men răng bị suy yếu mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh về răng miệng, trong đó có sâu răng.

– Chấn thương: Những lực tác động mạnh do tai nạn, va chạm khi chơi thể thao… có thể khiến cho răng bị nứt, vỡ. Khi đó, vi khuẩn gây hại có thể thông qua những vết nứt đó để tấn công vào sâu trong cấu trúc răng và gây sâu răng.

– Không lấy cao răng định kỳ: Nếu bạn không lấy cao răng định kỳ, chúng sẽ càng ngày càng dày hơn và bám chắc vào răng, đặc biệt ở phần chân răng, nơi tiếp giáp với nướu. Các vi khuẩn trú ngụ ở cao răng có thể dễ dàng tấn công vào chân răng và gây viêm.

– Răng mọc sai lệch: Các răng trên cung hàm mọc sai lệch, không đúng vị trí sẽ khiến cho quá trình vệ sinh răng miệng khó khăn hơn rất nhiều. Điều đó cũng dẫn tới nguy cơ chân răng bị sâu.

Sâu chân răng

Chân răng bị sâu

2. Sâu chân răng có những dấu hiệu nào

Chân răng bị sâu có những dấu hiệu điển hình như sau:

– Ở phần chân răng xuất hiện những đốm đen, gây mất thẩm mỹ.

– Lâu ngày, đốm đen có thể tạo lỗ hổng trên bề mặt răng.

– Phần nướu ở khu vực xung quanh chân răng bị sưng tấy và chảy máu.

– Hơi thở có mùi hôi, gây tự ti khi giao tiếp.

– Răng trở nên nhạy cảm hơn trước, dễ gặp phải tình trạng ê buốt khi ăn thực phẩm nóng, lạnh.

– Đau nhức răng dai dẳng, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi ăn nhai.

– Men răng dần ngả sang màu vàng, nâu, không còn trắng như lúc ban đầu.

3. Sâu chân răng gây ảnh hưởng như thế nào

Chân răng bị sâu chắc chắn sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực như: đau nhức dữ dội, ăn nhai khó khăn, viêm tủy, nhiễm trùng chóp răng, tạo nang xương hàm và tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

3.1. Đau nhức dữ dội

Về bản chất, chân răng bị sâu là do vi khuẩn gây hại tấn công và làm tổn thương tới cấu trúc răng. Khi đó, tình trạng đau nhức là điều khó tránh khỏi. Cơn đau sẽ âm ỉ trong nhiều ngày.

Bệnh lý vàng nặng thì mức độ đau nhức răng càng nghiêm trọng. Thậm chí, cơn đau còn có thể lan sang cả vùng đầu, quai hàm… gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Đau nhức dữ dội do sâu răng

Đau nhức dữ dội do sâu răng

3.2. Ăn nhai khó khăn

Những cơn đau nhức do bệnh lý sâu răng gây ra chắc chắn sẽ khiến cho quá trình ăn nhai gặp nhiều khó khăn. Chưa kể, những chiếc răng sâu không được chữa trị sớm còn càng ngày càng trở nên suy yếu. Chúng không để đảm bảo được chức năng ăn nhai cơ bản hàng ngày. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

3.3. Viêm tủy

Khi chân răng đã bị sâu ở mức độ nặng, vi khuẩn gây bệnh có thể dễ dàng xâm nhập vào trong tủy răng thông qua những lỗ sâu. Trong khi đó, tủy răng là một bộ phận quan trọng, đảm nhận nhiệm vụ nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác kích thích từ bên ngoài cho thân răng.

Tủy răng viêm dễ dẫn đến sung huyết. Tình trạng trên kéo dài sẽ gây hoại tử tủy. Khi đó, răng sẽ bị suy yếu đi rõ rệt và dễ nứt, vỡ hơn.

3.4. Nhiễm trùng chóp răng

Chóp răng là bộ phận nằm ở sâu bên trong xương hàm. Khi vi khuẩn gây hại đã phá hủy gần hết chân răng, chúng sẽ nhanh chóng lan đến phần chóp răng và gây nhiễm trùng. Bệnh sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội, kèm theo sốt và nổi hạch ở vùng lân cận.

3.5. Tạo nang xương hàm

Nang xương hàm là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sâu chân răng. Khi chân răng bị sâu nặng, tủy hoại tử, các độc tố sẽ tiếp tục giải phóng tại chóp răng và gây viêm. Quá trình trên sẽ phá hủy đi tế bào biểu mô Malassez và hình thành nang trong xương hàm.

Theo thời gian, các nang sẽ dần phát triển về kích thước, phá hủy xương, tạo thành các hốc bên trong xương hàm. Đây là nguyên nhân khiến cho xương hàm mỏng dần và dễ gãy. Thậm chí, kích thước nang quá lớn còn khiến cho khuôn mặt bị lệch, biến dạng, gây mất thẩm mỹ.

Nang xương hàm

Nang xương hàm

3.6. Nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn

Trong trường hợp sâu ở mức độ nặng, không thể phục hồi bằng các biện pháp điều trị chuyên sâu, bạn sẽ phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, khi răng vĩnh viễn bị nhổ bỏ thì sẽ không có răng khác mọc lên thay thế. Do đó, bạn cần phải trồng răng giả thay thế để phục hồi các chức năng cơ bản của răng.

4. Bị sâu chân răng phải làm sao

Đối với bệnh sâu chân răng, bạn nên đến nha khoa càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ sâu răng và có phương án điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

– Giai đoạn 1: Nếu như bạn chỉ mới chớm sâu răng, bề mặt chân răng có những vệt trắng đục nhưng chưa gây đau nhức, bác sĩ sẽ thực hiện tái khoáng. Cụ thể, bác sĩ sẽ cho dung dịch gồm calcium, phosphate và fluoride vào vị trí răng sâu để bổ sung và phục hồi phần men răng đã bị tổn thương.

– Giai đoạn 2: Trong trường hợp bề mặt chân răng đã xuất hiện những lỗ sâu nhỏ, bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ các mô răng bị sâu. Sau đó, bác sĩ trám răng bằng vật liệu nhân tạo như Composite, GIC… để phục hình răng.

– Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn sâu răng đã tấn công đến tủy và gây viêm. Bác sĩ cần tiến hành lấy tủy để loại bỏ toàn bộ các mô tủy bị tổn thương, làm sạch buồng tủy và trám bít ống tủy. Sau đó, bác sĩ sẽ trám hoặc bọc sứ để phục hình răng.

– Giai đoạn 4: Nếu như sâu răng ở mức độ nặng, cấu trúc răng đã bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ nhổ bỏ răng nhằm ngăn chặn viêm nhiễm tiếp tục lây lan.

Sâu răng nặng cần nhổ bỏ

Sâu răng nặng cần nhổ bỏ

5. Làm thế nào để ngăn ngừa sâu chân răng

Để ngăn ngừa chân răng bị sâu, bạn nên:

– Vệ sinh răng miệng 2 – 3 lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm.

– Đánh răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc đường tròn để đảm bảo hiệu quả làm sạch nhưng không gây tổn thương cho men răng.

– Không dùng thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử.

– Tới nha khoa lấy cao răng định kỳ 2 lần/năm và kiểm tra răng miệng tổng quát.

– Điều trị bệnh tiểu đường theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

– Áp dụng phương pháp niềng răng trong trường hợp răng mọc lệch để nắn chỉnh răng tới đúng vị trí.

– Đến nha khoa xử lý càng sớm càng tốt trong trường hợp răng bị nứt, vỡ do chấn thương.

– Tránh ăn đồ có chứa nhiều đường bởi chúng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong miệng.

Sâu chân răng không chỉ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn dẫn tới biến chứng nguy hiểm với sức khỏe. Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh lý, bạn cần đến nha khoa để chữa trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa sâu răng
Sâu răng uống cây gì? Các bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu quả

Sâu răng uống cây gì? Các bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu quả

Sâu răng gây nên những cơn đau nhức kéo dài khiến răng bị sưng tấy và viêm nhiễm khó chịu. Theo dân gian, sâu răng có thể được điều trị

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Răng đau nhức có lỗ là dấu hiệu của bệnh lý sâu răng nặng. Nếu để lâu ngày, vi khuẩn bên trong sẽ tấn công nhiều hơn, phần lỗ càng lan

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Cách chữa sâu răng bằng lá bàng thực hiện đơn giản

Cách chữa sâu răng bằng lá bàng thực hiện đơn giản

Sâu răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nên đau nhức, khó chịu. Nếu e ngại việc đến phòng khám nha khoa và tình trạng đang

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Chữa sâu răng bằng lá ổi cực đơn giản tại nhà

Chữa sâu răng bằng lá ổi cực đơn giản tại nhà

Dễ kiếm, dễ thực hiện, lại an toàn và hiệu quả cao là những gì mà cách chữa sâu răng bằng lá ổi có thể đem đến cho những ai đang gặp

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Sâu răng trong cùng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Sâu răng trong cùng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Sâu răng trong cùng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như vệ sinh răng miệng sai cách, răng vỡ nứt do ngoại lực tác động,… Tình trạng này

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng