16/07/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Tụt lợi xảy ra khi mô nướu bao quanh và bảo vệ chân răng có xu hướng di chuyển xuống phía cuống răng khiến chân răng bị lộ ra bên ngoài nhiều. Trong bài viết sau, Nha Khoa Paris sẽ chia sẻ những nguyên nhân bị tụt lợi chân răng và cách khắc phục hiệu quả. Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris).
Theo Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, tụt lợi (gum recession) là tình trạng mô nướu xung quanh chân răng bị co rút về phía cuống răng làm lộ thân răng. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc nhiều răng, gồm cả hàm trên và hàm dưới và ở mọi lứa tuổi (1).
Dấu hiệu nhận biết tụt lợi:
– Nướu tụt về phía cuống răng làm lộ phần chân răng.
– Khi soi gương thấy răng hơn bình thường.
– Dễ chảy máu nướu khi chải răng hay dùng chỉ nha khoa.
– Cảm giác ê buốt, đau nhức khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh.
– Hôi miệng.
Tình trạng tụt lợi chủ yếu xảy ra do những nguyên nhân sau: vệ sinh răng miệng sai cách, bệnh lý răng, nướu, di truyền, sai lệch khớp cắn, cao răng, thay đổi nội tiết tố, hút thuốc lá, nghiến răng, chấn thương và lão hóa.
Vệ sinh răng miệng là việc làm cần thiết để ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển và bảo vệ sức khỏe răng, nướu. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn vệ sinh không đúng cách thì răng và nướu vẫn có thể bị tổn thương, đồng thời gây tụt lợi. Cụ thể như sau:
– Chải răng sai cách: Đánh răng bằng bàn chải lông cứng, dùng lực mạnh hay chải răng theo chiều ngang đều có thể làm tổn thương đến men răng và cả các mô lợi ở xung quanh răng. Càng ngày các mô lợi sẽ càng suy yếu và dần bị bào mòn.
– Sử dụng chỉ nha khoa sai cách: Chà xát quá mạnh làm tổn thương đến vùng nướu gần chân răng khiến nướu chảy máu, viêm nhiễm và tụt lợi.
– Sử dụng tăm xỉa răng: Thực tế, rất nhiều người có thói quen sử dụng tăm tre để loại bỏ cặn thức ăn ở kẽ răng. Tuy nhiên, đầu tăm nhọn có thể làm tổn thương và chảy máu lợi. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm và tụt nướu.
– Chải răng không kỹ: Nếu như bạn chỉ chải răng một cách qua loa thì lông bàn chải khó có thể tiếp cận được đến tất cả các bề mặt và kẽ ngách của hàm răng. Khi đó, cặn thức ăn sẽ không được loại bỏ, khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng và làm các mô nướu bị suy yếu.
Tình trạng tụt lợi cũng có thể là hệ lụy của các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu… Nếu như các bệnh lý trên không được xử lý sớm, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt, phá hủy mô nướu và cả xương hàm. Khi đó, các mô mềm xung quanh răng cũng có xu hướng dần dịch chuyển xuống phía cuống răng và làm lộ chân răng ra bên ngoài.
Về bản chất, độ dày của nướu là bộ phận có khả năng di truyền cao. Điều đó có nghĩa là nếu như cha mẹ có mô nướu mỏng thì các con cũng dễ gặp phải tình trạng tương tự. Khi đó, nướu rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây viêm. Lâu ngày, nướu sẽ bị co trở lại từ bề mặt răng, gây hở chân răng.
Sai lệch khớp cắn là sự mất cân bằng giữa hàm trên và dưới hoặc giữa các răng với nhau. Tình trạng trên làm cho lực phân tán trong quá trình ăn nhai giữa các răng không đồng đều. Khi đó, những răng phải chịu lực nhiều sẽ rất dễ bị tiêu xương và tụt nướu.
Trên thực tế, cao răng là những mảng bám đã bị vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate ở trong nước bọt. Chúng rất cứng, bám dính chặt vào bề mặt của răng và gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến cáo nên đi lấy cao răng 6 tháng/lần.
Trong trường hợp bạn không làm sạch cao răng định kỳ, chúng sẽ càng ngày càng dày. Khi đó, cao răng không chỉ bám chặt vào bề mặt răng mà còn lan cả sang những mô nướu xung quanh, dẫn tới tụt lợi kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác như viêm chân răng, viêm tủy răng…
Thay đổi nội tiết tố khi mang thai, dậy thì, tiền mãn kinh… cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng tụt nướu hở chân răng. Bởi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ bị thay đổi, làm cho lưu lượng máu đến các mô nướu xung quanh răng tăng lên rõ rệt.
Khi đó, nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị vi khuẩn tấn công và kích ứng. Nếu như không được xử lý kịp thời, các mô nướu sẽ dần dần tụt xuống phía cuống răng và khiến cho chân răng bị hở ra bên ngoài.
Hút thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như phổi, gan, tụy, tim mạch… mà còn là nguyên nhân gây tụt nướu. Bởi trong khói thuốc lá có chứa tới hàng ngàn hóa chất độc hại. Khi tiếp xúc với nướu trong khoảng thời gian dài, chúng sẽ làm suy yếu chức năng của các tế bào nướu.
Điều đó khiến cho các mô nướu càng ngày càng bị suy yếu, dẫn tới tụt nướu, làm lộ chân răng và tăng mức độ nhạy cảm của răng.
Những người nghiến răng cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng tụt lợi hở chân răng. Thói quen trên thường xảy ra vô thức khi ngủ với đặc trưng là sự cắn chặt giữa hai hàm.
Khi nghiến răng, lực cắn sẽ mạnh gấp 10 lần so với lực ăn nhai thông thường. Thời gian nghiến thường kéo dài từ 40 – 60 phút khiến cho các cơ và khớp hàm phải hoạt động liên tục.
Tình trạng trên sẽ tạo ra rất nhiều áp lực lên các mô lợi ở xung quanh răng. Theo thời gian, nướu sẽ dần dịch chuyển xuống phía cuống răng. Chưa kể, nghiến răng còn tạo ra khoảng trống giữa răng và mô nướu, khiến cho răng bị lung lay, không còn bám chắc vào trong xương ổ răng.
Những lực tác động mạnh do tai nạn, va chạm trong quá trình chơi thể thao, thực hiện các thủ thuật nha khoa… cũng có thể làm các mô nướu ở quanh răng bị chấn thương. Điều đó khiến cho nướu bị tụt tại vị trí tổn thương hoặc những khu vực xung quanh.
Bên cạnh những nguyên nhân mà chúng tôi đã đề cập đến trong phần trên, lão hóa cũng là một tác nhân khiến cho các mô nướu ở xung quanh răng bị tụt. Thông thường, khi bước qua tuổi 40, quá trình lão hóa răng sẽ bắt đầu xảy ra. Khi đó, sự liên kết giữa răng và lợi cũng bị giảm đi và gây ra tụt lợi. Nếu như không có biện pháp xử lý, nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn là rất cao.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, ngoài những nguyên nhân chủ quan thì có một số đối tượng có nguy cơ mắc tụt lợi cao hơn những người khác:
– Người cao tuổi có phần nướu mỏng, teo nhỏ, kết hợp với hệ miễn dịch kém khó chống lại tác động bên ngoài gây ra tụt lợi.
– Người có kết cấu phanh niêm mạc bám cao khiến phần nướu dễ bị co kéo khi nhai thức ăn.
– Một số bệnh như celiac và lupus có thể làm tăng nguy cơ mắc tụt lợi.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, tụt lợi nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng như:
– Tăng nguy cơ sâu răng: Đường viền mô nướu bị co kéo, bong nướu tạo điều kiện cho thức ăn mắc lại giúp vi khuẩn phát triển gây ra viêm nướu, sâu răng.
– Mất răng: Khi nướu bị tụt xuống, chân răng sẽ bị lộ ra, khiến cho răng dễ bị lung lay và mất vĩnh viễn.
– Viêm nha chu: Là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến nướu và xương nâng đỡ răng xảy ra khi tụt lợi tiến triển nặng.
– Mất thẩm mỹ: Nướu bị tụt làm lộ phần chân răng khiến răng dài và thưa hơn, gây mất thẩm mỹ.
– Hôi miệng: Tụt lợi gây ra tình trạng sâu răng, viêm nướu khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm: “Tụt lợi không thể tự khỏi vì một khi mô nướu đã teo lại, chúng không thể phục hồi như ban đầu. Do vậy, ngay khi có các dấu hiệu bị tụt lợi, anh chị/cô chú cần đến đơn vị nha khoa để được điều trị kịp thời. Nha sĩ sẽ đánh giá tình trạng nướu và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.”
Tụt nướu có thể điều trị tại nhà bằng phương pháp dân gian. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng trong trường hợp tụt nướu mức độ nhẹ. Nếu bệnh nặng hơn, cần đến nha khoa để được bác sĩ tư vấn điều trị sớm nhất.
Điều trị tụt lợi tại nhà có thể sử dụng các loại thảo dược như trà xanh, dầu dừa, mật ong, tỏi. Ngoài ra, cần chú ý vệ sinh tại nhà đúng cách để ngăn ngừa bệnh tình nặng hơn.
Trà xanh chứa epigallocatechin gallate (EGCG) có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, chống viêm, bảo vệ nướu khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Từ đó, giúp giảm viêm nướu và điều trị tụt lợi.
Cách thực hiện: Đun khoảng 500g lá trà xanh tươi với 2 lít nước rồi lấy khoảng 150ml để súc miệng hàng ngày, 2 – 3 lần/ngày.
Dầu dừa có chứa các axit béo có khả năng chống viêm, giúp giảm sưng đỏ và viêm nướu. Từ đó, điều trị tụt lợi hiệu quả.
Cách thực hiện: Quý khách có thể ngậm 50ml dầu dừa trong miệng khoảng 15 – 20 phút để các hoạt chất ngấm vào kẽ răng. Sau đó, nhổ dầu ra và chải răng lại (2).
Mật ong có chứa nhiều enzyme giúp khử khuẩn, kháng viêm đem lại hiệu quả điều trị tụt lợi. Hơn nữa, mật ong có khả năng thúc đẩy quá trình lành vết thương, giúp nướu mau chóng phục hồi sau khi bị tổn thương do viêm nhiễm hoặc các tác nhân khác.
Cách thực hiện: Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thoa mật ong nguyên chất vào vùng nướu bị tụt, sưng viêm. Chờ trong 15 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
Tỏi có chứa hợp chất kháng viêm như allicin, ajoene và diallyl disulfide. Các hợp chất này có thể giúp giảm viêm nướu và tụt lợi.
Cách thực hiện: Giã nát 4 – 5 nhánh tỏi nhỏ, chắt lấy phần nước thoa vào vùng nướu bị tụt, chờ trong 5 phút rồi súc miệng với nước.
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là yếu tố quan trọng nhất để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tụt nướu tại nhà. Theo đó, quý khách cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Chải răng 2 lần/ngày. Chú ý chải hàm trước theo chuyển động xoay tròn, từ phải sang trái, tránh chải theo chiều ngang sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
– Dùng chỉ nha khoa luồn qua kẽ răng và chà xát nhẹ nhàng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám mắc ở kẽ răng.
– Sử dụng nước súc miệng và kem đánh răng dành riêng cho người bị tụt nướu. Các sản phẩm chứa thành phần như Flouride, chlorhexidine gluconate hoặc cetylpyridinium chloride.
Gợi ý một số sản phẩm kem đánh răng và nước súc miệng cho người bị tụt lợi:
– Kem đánh răng cho người bị tụt lợi: Oral – B, Vitis Gingival, Lacalut Aktiv…
– Nước súc miệng chữa tụt lợi: Listerine Cool Mint, Sensikin, Thái Dương Valentine… (3)
Tuỳ vào từng trường hợp và bệnh tình hiện tại mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị tụt lợi phù hợp.
– Nếu cổ răng bị mòn, lộ ra ngoài nhiều, khách hàng có thể khắc phục bằng phương pháp trám răng thẩm mỹ. Chất liệu trám nha khoa (Composite) sẽ được sử dụng để che đi phần cổ răng bị mòn, bảo vệ tủy răng trước sự kích thích về nhiệt độ trong quá trình ăn uống. Quy trình trám răng khá nhanh chóng, chỉ mất khoảng 30 phút/răng với mức chi phí hợp lý.
– Nếu tụt lợi ở mức độ nặng, ê buốt nhiều thì biện pháp phù hợp nhất là ghép vạt lợi. Bác sĩ sẽ bóc tách lấy vùng nướu từ một vị trí khác trong khoang miệng, thường là từ vòm miệng hoặc nướu lân cận. Sau đó, loại bỏ phần mô nướu bị bệnh rồi ghép vạt lợi đã lấy rồi cố định bằng chỉ khâu.
Để ngăn chặn tình trạng tụt lợi hở chân răng xảy ra, bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây:
– Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày với kem đánh răng chuyên dụng và bàn chải lông mềm (4).
– Đánh răng với lực nhẹ nhàng theo chiều ngang hoặc đường tròn để tránh làm tổn thương tới men răng và nướu.
– Sử dụng chỉ nha khoa chuyên dụng hoặc máy tăm nước để loại bỏ hoàn toàn cặn thức ăn và mảng bám còn sót lại ở kẽ răng,
– Súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng 2 – 3 lần/ngày nhằm ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng.
– Điều trị sớm các bệnh lý liên quan đến răng, nướu như viêm chân răng, viêm nha chu, sâu răng…
– Đến cơ sở nha khoa chỉnh nha trong trường hợp bị sai khớp cắn để kéo các răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí trên cung hàm.
– Làm sạch cao răng tại nha khoa định kỳ 2 lần mỗi năm.
– Đeo máng chống nghiến nếu như có thói quen khiến răng khi đi ngủ.
– Sử dụng hàm bảo vệ răng khi chơi các môn thể thao yêu cầu vận động mạnh để tránh tác động xấu tới nướu.
Nha Khoa Paris được biết đến là thương hiệu có tiếng chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ và điều trị nha khoa chất lượng. Trong đó, điều trị tụt lợi là một trong những dịch vụ nổi bật được khách hàng đánh giá cao.
Bằng việc áp dụng những công nghệ tiên tiến, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao và giàu kinh nghiệm chuyên môn, tình trạng tụt lợi của khách hàng sẽ được điều trị triệt để. Cùng với đó là quy trình điều trị tụt lợi chuyên nghiệp, bài bản, chuẩn Y khoa đem đến sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng.
Nha Khoa Paris luôn nỗ lực tạo nên một không gian nha khoa an toàn, vô trùng tuyệt đối trên mọi bề mặt, trên từng cái chạm và từng lần tiếp xúc. Tất cả đều nhằm mang lại sự an toàn sức khỏe cho khách hàng trong suốt thời gian hoàn thiện nụ cười tại Nha Khoa Paris.
Tụt lợi có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng như lung lay răng, mất răng vĩnh viễn. Hy vọng rằng với những nguyên nhân bị tụt lợi chân răng và cách khắc phục mà Nha Khoa Paris đã đề cập trong bài viết trên sẽ giúp quý khách có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu tụt lợi, hãy đến ngay chi nhánh của Nha Khoa Paris gần nhất để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×