Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp: Răng lung lay có giữ lại được không

Răng lung lay là một hiện tượng rất phổ biến. Với răng sữa thì bạn không cần lo lắng bởi đây là dấu hiệu sắp thay răng. Tuy nhiên, trường hợp răng vĩnh viễn lung lay lại là dấu hiệu của nhiều vấn đề nguy hiểm liên quan đến sức khỏe răng miệng. Vậy răng lung lay có giữ lại được không? Làm thế nào để khắc phục?

1. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng răng lung lay

Răng lung lay có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là bệnh nha chu, mang thai, chấn thương răng, tiểu đường, tật nghiến răng, loãng xương, lão hóa và thiếu chất.

– Bệnh nha chu:

Đây là tình trạng các tổ chức xung quanh răng bị viêm nhiễm, xảy ra khi bệnh viêm nướu không được điều trị kịp thời. Dần dần, răng sẽ bị mất đi các mô nâng đỡ và trở nên lỏng lẻo.

– Mang thai:

Cơ thể của phụ nữ khi mang thai có sự thay đổi rất nhiều về hormone estrogen và progesterone. Chính điều đó đã ảnh hưởng xấu tới các mô và xương nâng đỡ răng. Chưa kể, nướu cũng trở nên nhạy cảm hơn. Tất cả những yếu tố trên đều khiến cho mô nướu bị viêm nhiễm và răng dễ lung lay.

– Chấn thương răng:

Khi răng phải chịu lực tác động mạnh do tai nạn, chơi thể thao, ăn nhai thực phẩm cứng… phần xương ổ răng và cả dây chằng nha chu quanh răng đều có thể bị tổn thương. Đây chính là nguyên nhân khiến răng bị lung lay.

– Nghiến răng:

Nghiến răng là hoạt động lặp đi lặp lại của hàm, các răng sẽ siết chặt vào nhau và tạo thành những âm thanh khó chịu. Thói quen trên diễn ra trong thời gian dài sẽ tạo áp lực lên răng, khiến cho các mô nâng đỡ răng bị tổn thương và dẫn tới hiện tượng lung lay.

– Loãng xương:

Loãng xương thường xảy ra với người cao tuổi, khi khả năng tự sản sinh và tái tạo xương đã bị suy giảm. Khi đó, mật độ xương hàm sẽ dần bị tiêu biến khiến cho răng bị mất đi các mô nâng đỡ và trở nên lỏng lẻo.

Răng lung lay do viêm nha chu

Răng lung lay do viêm nha chu

2. Răng lung lay có giữ lại được không

Hiện tượng răng lung lay hoàn toàn có thể được cải thiện nếu như được phát hiện sớm. Thậm chí, nếu như răng lung lay nhẹ do bạn ăn nhai vật cứng, răng có thể tự phục hồi và cứng chắc trở lại mà không cần can thiệp các phương pháp nha khoa chuyên sâu. Điều quan trọng là bạn không được sử dụng chiếc răng bị lung lay để ăn hoặc cắn bất kỳ vật gì cho đến khi chúng cứng chắc trở lại.

Tuy nhiên, răng lung lay có giữ lại được không còn phụ thuộc vào tình trạng của răng. Riêng đối với những trường hợp răng đã bị lung lay nghiêm trọng, không thể khắc phục bằng các phương pháp nha khoa thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Mục đích là loại bỏ những cơn đau nhức dai dẳng do răng lung lay và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lây lan sang những răng liền kề.

3. Trường hợp nào cần nhổ bỏ răng lung lay

Răng lung lay cần phải được nhổ bỏ trong những trường hợp dưới đây:

– Răng vĩnh viễn bị viêm nha chu, sâu răng… quá nặng, không thể chữa trị bằng phương pháp thông thường cần nhổ đi và trồng răng giả thay thế,

– Lực tác động lên răng quá mạnh khiến cho chân răng bị suy yếu, cấu trúc răng bị phá hủy

– Răng sữa lung lay cần nhổ bỏ để răng vĩnh viễn có thể mọc lên thay thế.

– Răng lung lay nặng do loãng xương, lão hóa ở người cao tuổi.

Răng lung lay có giữ lại được không

Răng lung lay nặng không giữ được

4. Cách làm chắc khỏe răng bị lung lay tại nhà

Các phương pháp được nhiều người áp dụng để làm chắc khỏe răng lung lay ngay tại nhà gồm có: sử dụng quả bầu, xoài hoặc muối.

– Dùng quả bầu:

Quả bầu là một nguyên liệu tự nhiên có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho răng, nướu như vitamin C, kẽm, chất xơ… Những chất trên hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng răng lung lay. Để răng thêm chắc khỏe, bạn hãy lấy hạt bầu phơi khô và đun cùng nước lọc để súc miệng 2 lần/ngày.

– Dùng xoài:

Thành phần của vỏ xoài có chứa rất nhiều vitamin C, giúp các mô nướu quanh răng thêm chắc khỏe và chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây hại. Do đó, đây cũng là nguyên liệu được nhiều người sử dụng để chữa răng lung lay tại nhà. Bạn cần sắc vỏ xoài với nước theo tỉ lệ 1:1 rồi chắt lấy nước. Sau đó, bạn cho thêm chút rượu trắng vào nước xoài và dùng để súc miệng.

– Dùng muối:

Muối biển có đặc tính kháng khuẩn cao nên có thể chữa lung lay răng trong trường hợp mắc bệnh lý răng miệng. Bạn hãy dùng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày, mỗi lần súc khoảng 30 – 60 giây. Bạn không nên dùng nước muối pha quá mặn vì có thể làm tổn thương tới niêm mạc miệng.

Chữa răng lung lay bằng quả bầu

Chữa răng lung lay bằng quả bầu

5. Phương pháp trị răng lung lay tại nha khoa

Các phương pháp khắc phục răng lung lay phổ biến tại nha khoa gồm có: nẹp cố định răng; cạo vôi răng, xử lý chân răng; ghép mô mềm và ghép xương. Tùy vào mức độ lung lay của răng, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.

5.1. Nẹp cố định răng

Phương pháp nẹp cố định răng phù hợp với trường hợp răng lung lay ở mức độ nhẹ do tác động của ngoại lực, bệnh lý. Tuy nhiên, lưu ý quan trọng là xương răng phải còn nguyên vẹn, chưa bị vỡ.

Các bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng chỉ thép hoặc nẹp kim loại để tạo điều kiện cho các mô nha chu quanh răng phục hồi. Sau một thời gian, các mô nướu, mô nha chu sẽ dần liền lại, giúp giữ cố định chiếc răng bị lung lay trên cung hàm.

5.2. Lấy vôi răng, xử lý chân răng

Đối với trường hợp răng bị lung lay do viêm nha chu, các bác sĩ sẽ làm sạch cao răng ở cả thân răng và dưới nướu để loại bỏ ổ viêm. Sau đó, bác sĩ nhanh chóng tiến hành làm nhẵn bề mặt chân răng để các mô mềm xung quanh bám chắc vào chân răng. Nhờ vậy, các răng bị lung lay dần dần vững chắc trở lại.

5.3. Ghép mô mềm

Nếu như các mô nướu bao quanh răng đã bị viêm nhiễm nặng kèm theo tình trạng tụt lợi, phương pháp hiệu quả nhất là ghép mô mềm. Các bác sĩ sẽ tiến hành tách mô mềm ở những vị trí lân cận trong khoang miệng để ghép vào phần nướu bị tụt, giúp nâng đỡ răng đang bị lung lay. Điều đó giúp cho răng trở nên vững chắc hơn trên cung hàm.

Phương pháp ghép mô mềm

Phương pháp ghép mô mềm

5.4. Ghép xương

Nếu răng lung lay kèm theo tình trạng xương ổ răng tiêu biến, các bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương để tăng mật độ xương hàm. Xương được sử dụng để cấy ghép có thể là xương tự thân hoặc xương nhân tạo. Sau khi ghép xương, hiện tượng răng lung lay sẽ dần được khắc phục.

6. Biện pháp phòng ngừa răng lung lay hiệu quả

Để phòng tránh tình trạng răng lung lay, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D, canxi… để răng nướu thêm chắc khỏe.

– Tránh ăn nhai những thực phẩm cứng để không làm tổn thương tới cấu trúc răng và các mô nâng đỡ xung quanh.

– Không hút thuốc lá bởi trong đó có chứa rất nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng xấu tới răng, nướu.

– Đeo máng chống nghiến nếu có thói quen nghiến răng lúc ngủ.

– Đeo máng bảo vệ răng khi chơi thể thao để tránh phải chịu tác động mạnh.

– Cạo vôi răng và thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần.

– Vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần, kết hợp với dùng chỉ nha khoa/tăm nước và dung dịch súc miệng để ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

Chế độ ăn uống khoa học tốt cho răng

Chế độ ăn uống khoa học tốt cho răng

Chắc hẳn với những thông tin ở bài viết trên, các bạn đã giải đáp được thắc mắc liên quan đến vấn đề “răng lung lay có giữ lại được không”. Tóm lại, tình trạng trên hoàn toàn có thể được khắc phục nếu như mức độ lung lay nhẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, bạn buộc phải nhổ bỏ răng. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện răng có biểu hiện lung lay, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử lý sớm.

Hiển thị nguồn

Báo Sức Khỏe & Đời Sống: “Răng lung lay do tai nạn có tự lành được không?”
Nhà Thuốc Long Châu: “Tại sao răng vĩnh viễn bị lung lay? Khắc phục như thế nào?”
Ponderosa Dental Group: “Can a Loose Tooth Tighten Back Up?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng
Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Cấy răng Implant là phương pháp phục hình lại răng hiện đại nhất. Chiếc răng đã mất sẽ được thay thế bằng trụ răng Implant, với độ bền

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Bác sĩ nha khoa tư vấn: Bầu 5 tháng có nhổ răng được không

Bác sĩ nha khoa tư vấn: Bầu 5 tháng có nhổ răng được không

Ở giai đoạn giữa của thai kỳ, phụ nữ có thai vẫn có thể nhổ răng theo chỉ định của bác sĩ để đảm. Như vậy, bầu 5 tháng có nhổ răng được

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Giải đáp: Sau nhổ răng bao lâu thì có thể làm được cầu răng

Giải đáp: Sau nhổ răng bao lâu thì có thể làm được cầu răng

Đối với trường hợp nhổ bỏ răng vĩnh viễn, các bác sĩ luôn khuyến cáo nên trồng răng giả càng sớm càng tốt. Một trong những phương pháp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Sau khi nhổ răng khôn kiêng ăn gì và ăn gì nhanh lành, giảm đau

Sau khi nhổ răng khôn kiêng ăn gì và ăn gì nhanh lành, giảm đau

Răng khôn thường được chỉ định nhổ bỏ trong trường hợp mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên ngang… Việc nhổ răng chắc chắn sẽ để lại vết thương

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Tiêm thuốc tê nhổ răng có đau không? Lưu ý sau khi tiêm thuốc tê

Tiêm thuốc tê nhổ răng có đau không? Lưu ý sau khi tiêm thuốc tê

Để tránh khỏi cảm giác khó chịu khi nhổ răng, đồng thời giúp bạn cảm thấy an tâm hơn, bác sĩ thường chỉ định tiêm thuốc tê trước khi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Lỗ hổng sau khi nhổ răng có nguy hiểm không?

Lỗ hổng sau khi nhổ răng có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền