Đối với những người bị mất răng, các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo trồng răng giả càng sớm càng tốt nhằm khôi phục chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ… Hiện 3 phương pháp được áp dụng nhiều nhất là hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Mỗi phương pháp sẽ có ưu, nhược điểm riêng nên bạn hoàn toàn có thể căn cứ vào đó để có lựa chọn phù hợp cho bản thân.
Bạn nên tiến hành trồng răng giả khi mất răng bởi đây là biện pháp phục hình răng bị mất, giúp đảm bảo chức năng ăn nhai, phát âm, tính thẩm mỹ, ngăn chặn tiêu xương và tránh ảnh hưởng xấu tới tới răng xung quanh.
– Khôi phục ăn nhai: Khi bất kỳ một chiếc răng nào trên cung hàm bị mất đi (trừ răng khôn) chức năng ăn nhai sẽ bị giảm sút đi đáng kể. Do đó, việc trồng răng khác thay thế răng bị mất sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong việc ăn uống hàng ngày.
– Phát âm: Âm thanh mà bạn phát ra khi nói là sự phối hợp nhịp nhàng giữa răng, môi và lưỡi. Nếu bị mất răng, bạn rất dễ phát âm sai, không tròn vành rõ chữ. Khi đó, phục hình răng là một biện pháp hiệu quả để tránh tình trạng trên.
– Tính thẩm mỹ: Một chiếc răng răng bị rụng đi sẽ để lại một khoảng trống trên cung hàm, gây thẩm mỹ. Do đó, bạn nên nhanh chóng phục hình răng mới để khôi phục thẩm mỹ của hàm răng, giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.
– Ngăn chặn tiêu xương: Phần xương hàm tại vị trí của răng bị mất không còn được lực nhai tác động hàng ngày nên sẽ dần bị tiêu biến, dẫn tới lão hóa sớm, má hóp… Để ngăn chặn tình trạng trên, các bác sĩ luôn khuyến cáo nên phục hình răng càng sớm càng tốt.
– Tránh ảnh hưởng xấu tới răng xung quanh: Nếu bạn không trồng răng sớm, các răng liền kề sẽ dịch chuyển tới khoảng trống mất răng. Bên cạnh đó, răng đối đỉnh cũng có xu hướng trồi dài hơn, gây sai lệch khớp cắn và tổn thương nướu. Chính vì vậy, phục hình răng bị mất sẽ giúp tránh ảnh hưởng xấu tới các răng khác.
Trồng răng giả giúp khôi phục tính thẩm mỹ
Các phương pháp trồng răng đều không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Chưa kể, việc phục hình răng sớm còn giúp bạn khôi phục được chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, đồng thời ngăn chặn những tác động tới xương hàm và những răng liền kề.
Hiện quá trình trồng răng còn có sự hỗ trợ của nhiều thiết bị, công nghệ hiện đại như công nghệ trồng răng định vị Navident, PRF… Điều đó sẽ giúp phần giúp quá trình trồng răng diễn ra an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn trồng răng tại nha khoa kém uy tín, không được cấp phép thì vẫn có nguy cơ gặp phải biến chứng như nhiễm trùng, lệch khớp cắn… Bởi những đơn vị đó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như vật liệu trồng răng không đạt chuẩn, bác sĩ chuyên môn kém không đảm bảo vô khuẩn và thiết bị lạc hậu. Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi trồng răng, bạn nên cân nhắc thật kỹ khi chọn địa chỉ nha khoa.
Phương pháp trồng răng phù hợp với những trường hợp dưới đây:
– Mất 1 hoặc nhiều răng trên cung hàm do bệnh lý, chấn thương…
– Mất răng toàn hàm
– Mất nhiều răng liền kề
Khi gặp phải trường hợp trên, bạn nên nhanh chóng tới nha khoa uy tín để phục hình răng. Bởi thời gian càng lâu, những biến chứng do mất răng gây ra như suy giảm ăn nhai, phát âm sai, tiêu xương… càng trở nên nghiêm trọng.
Người mất răng nên phục hình răng nhanh chóng
3 phương pháp trồng răng đang được áp dụng phổ biến tại các nha khoa gồm có: hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép răng Implant.
Hàm giả tháo lắp là loại hàm giả được dùng để lấp đầy khoảng trống mất răng, giúp phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Cơ chế hoạt động của giả hàm tháo lắp là lực truyền từ răng qua nền hàm sang niêm mạc lợi, xuống xương ổ răng và miệng.
Hàm giả gồm có phần nền bằng nhựa acrylic, biosoft hoặc hàm khung kim loại tựa lên niêm mạc miệng và các răng bên cạnh. Phần răng gắn trên hàm làm bằng nhựa hoặc sứ, được ép dính vào nền hàm. Riêng đối với hàm khung kim loại, răng hợp kim sẽ được đúc cùng khối với hàm.
Ưu điểm:
– Tiết kiệm chi phí.
– Giúp tăng sức ăn nhai
– Tránh nếp nhăn quanh miệng, cho nụ cười trở nên hài hòa và đẹp hơn.
– Cải thiện khả năng phát âm.
Nhược điểm:
– Gây vướng víu trong miệng.
– Tăng tiết nước bọt.
– Chỉ khôi phục được khoảng 40 – 50% lực nhai.
– Gây mất thẩm mỹ nếu như sử dụng hàm bán phần có lộ móc ra ngoài.
– Bất tiện vì thường xuyên tháo ra để vệ sinh.
– Không ngăn chặn được tiêu biến xương nên phải làm lại hàm mới sau một khoảng thời gian sử dụng do tiêu xương làm lỏng hàm.
– Cần thời gian để thích nghi vì lực nhai được truyền qua nền hàm chứ không phải chân răng.
Hàm giả tháo lắp
Cầu răng sứ cũng là một phương pháp được nhiều người áp dụng để thay thế một hoặc nhiều răng bị mất. Các bác sĩ nha khoa sẽ mài răng liền kề răng bị mất nhằm làm điểm tựa và chụp cầu răng sứ lên trên.
Một cầu răng sứ có thể có 2, 3 hoặc 4 răng sứ được gắn liền với nhau. Tuy nhiên, phương pháp trên đòi hỏi răng liền kề răng bị mất phải khỏe mạnh, không mắc bệnh lý.
Ưu điểm:
– Cầu răng sứ gồm các mão sứ gắn liền nhau, có hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
– Chức năng ăn nhai được khôi phục tốt hơn so với phương pháp hàm giả tháo lắp do răng sứ có khả năng chịu lực cao.
– Chi phí phải chăng.
– Không mất nhiều thời gian.
Nhược điểm:
– Xâm lấn tới răng thật.
– Không ngăn chặn tiêu xương.
– Chỉ phù hợp với trường hợp răng liền kề răng bị mất còn khỏe mạnh.
– Không áp dụng được với những người bị mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm.
Cấy ghép răng Implant là phương pháp phục hình răng cố định, được các bác sĩ đánh giá rất cao về hiệu quả. Trụ Implant sẽ được bác sĩ cấy trực tiếp vào trong xương hàm để thay thế cho chân răng bị mất. Sau một khoảng thời gian, trụ răng liên kết hoàn toàn với các mô ở xương hàm. Khi đó, bác sĩ sẽ gắn răng giả lên trên thông qua khớp nối Abutment và hoàn tất quá trình trồng răng.
Ưu điểm:
– Không gây cảm giác vướng víu và khó chịu sau khi phục hình răng.
– Có thể khôi phục chức năng ăn nhai tới 99%.
– Tính thẩm mỹ cao so răng giả có màu sắc, hình dáng tương đồng răng thật.
– Độ bền cao, thậm chí trụ Implant có thể tồn tại vĩnh viễn nếu được chăm sóc cẩn thận.
– Bảo tồn được mô xương, mô lợi.
– Không tác động tới cấu trúc của răng khác.
– Độ bền cao, bảo tồn được mô xương và mô lợi không bị tiêu.
– Trụ Implant được làm từ titanium nên an toàn, tỉ lệ dị ứng và đào thải rất thấp.
Nhược điểm:
– Chi phí cao.
– Thời gian phục hình răng kéo dài.
– Không phù hợp với những người đang mắc bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch, ung thư…
Cấy ghép răng Implant
Sau khi phục hình răng, bạn cần chăm sóc tại nhà cẩn thận để đảm bảo sức khỏe răng miệng và duy trì tuổi thọ của răng. Cụ thể, bạn nên:
– Giữ thói quen chải răng 2 – 3 lần/ngày bằng kem đánh răng và bàn chải lông mềm.
– Sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước và dung dịch súc miệng để đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ, ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh phát triển.
– Tránh ăn những loại thực phẩm quá cứng, dai như gân bò, sườn sụn… đặc biệt là khi áp dụng phương pháp hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ.
– Ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất từ thịt, cá, rau xanh, hoa quả… để răng, nướu thêm khỏe mạnh.
– Tránh sử dụng những đồ chứa chất kích thích như bia, thuốc lá, rượu… vì chúng sẽ khiến cho trụ Implant và răng giả nhanh bị đào thải.
– Tới nha khoa thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra răng.
Chỉ nha khoa giúp làm sạch kẽ răng
Tóm lại, trồng răng giả là một việc làm cực kỳ cần thiết sau khi bị mất răng. Tùy vào nhu cầu của bản thân, bạn có thể làm hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant. Tuy nhiên, dù lựa chọn phương pháp nào thì điều quan trọng nhất là bạn cần thực hiện tại địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn.
Trang Kiến thức Nha Khoa: “Các Loại Phương Pháp Làm Răng Giả Hiện Nay”
Báo Sức khỏe và Đời sống: “Lịch sử ra đời và phát triển của những chiếc răng giả”
News-Medical.Net: “Dental Implant Techniques”
University of Illinois Chicago: “Dentures and Implants: Solutions for Missing Teeth”
Trang Thuốc Dân Tộc: “Trồng Răng Giả Có Đau Không Và Những Lưu Ý Khi Trồng Răng”
Hàm răng giả bị lỏng, dễ bị rơi ra ngoài là nỗi lo của nhiều người khi phục hình răng đã mất bằng phương pháp làm hàm tháo lắp. Một khi
Cùi giả Zirconia được sử dụng phổ biến trong phương pháp bọc răng sứ. Cùi răng giả sẽ giúp nâng đỡ mão sứ bên trên đồng thời gắn chắc
Khi sử dụng răng giả để thay thế cho răng mất, các chất dịch, nước bọt trong miệng sẽ tác động lên răng giả, gây ra hiện tượng hôi
Trồng răng giả là việc làm cần thiết sau khi bị mất răng vĩnh viễn để khôi phục tính thẩm mỹ cùng với chức năng ăn nhai của hàm răng.
Trồng răng giả cố định là giải pháp khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng bằng cách gắn răng giả cố định trên cung hàm,
Nhờ sự phát triển vượt bậc khoa học, quá trình trồng răng giả đã không còn là nỗi ám ảnh với chúng ta khi không hề đau đớn, khó chịu
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×