Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sái quai hàm có tự khỏi không – 4 mẹo chữa tại nhà

Bệnh sái quai hàm có thể xảy ra với bất kỳ ai, do nhiều nguyên nhân khác nhau như nghiến răng, ngáp to, tác động mạnh vào hàm… Vậy sái quai hàm có tự khỏi không? trong bài viết dưới đây, Nha Khoa Paris sẽ giúp bạn giải đáp rõ câu hỏi trên đồng thời chia sẻ những phương pháp cải thiện bệnh ngay tại nhà.

1. Sái quai hàm có tự khỏi không

Sái quai hàm là một chứng bệnh về xương khớp không thể tự khỏi được mà cần phải can thiệp các biện pháp điều trị. Bởi về bản chất, sái quai hàm là tình trạng xương hàm đã bị lệch. Phần xương hàm lệch sẽ không thể tự quay trở lại vị trí ban đầu nếu như không có tác động tích cực từ bên ngoài. Ngoài ra, bệnh còn càng ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày.

Thậm chí, ngay cả khi đã được chữa trị thành công, bệnh sái quai hàm cũng rất dễ bị tái phát nếu bạn nghiến răng, nằm sai tư thế, ăn nhai thực phẩm cứng…

Sái quai hàm có tự khỏi không

Sái quai hàm không thể tự khỏi

2. Bệnh sái quai hàm để lâu có sao không

Bệnh sái quai hàm để lâu sẽ càng nghiêm trọng, khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt do đau mỏi hàm dai dẳng, cứng cổ, ù tai, đau trước tai, khó mở miệng… Chưa kể, bạn còn có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như lệch mặt, lệch hàm nếu như không được chữa sớm.

Cụ thể như sau:

– Đau nhức dai dẳng:

Khi bạn bị sái quai hàm, cơn đau không chỉ xuất hiện đơn thuần ở hàm mà còn lan sang cả những khu vực khác như vùng trước tai, đầu… Thậm chí, bạn còn bị cứng ở cổ, quai hàm và gặp nhiều khó khăn khi mở miệng. Bệnh càng kéo dài thì các triệu chứng trên sẽ càng trở nên nặng hơn. Khi đó, chức năng ăn nhai sẽ bị suy giảm đi rõ rệt.

– Lệch mặt, lệch hàm:

Nếu sai quai hàm không được điều trị sớm, phần xương hàm sẽ bị sai lệch vị trí càng ngày càng nhiều. Thậm chí, xương hàm còn bị lệch hẳn sang một bên, gây méo miệng và biến dạng khuôn mặt.

3. Cách trị trẹo quai hàm tại nhà

Với trường hợp chỉ bị sái quai hàm chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để khắc phục: điều chỉnh chế độ ăn uống, chườm ấm, massage và thực hiện các bài tập giãn cơ.

3.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Biện pháp đơn giản nhất để giảm bớt những căng thẳng ở cơ quai hàm và cải thiện tình trạng sái quai hàm là điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày. Cụ thể, bạn cần tránh ăn những thực phẩm quá cứng hoặc quá dai như kẹo cứng, hạt cứng, sườn sụn, gân bò… Chúng đòi hỏi cả răng và quai hàm đều phải hoạt động nhiều nên khiến cho tình trạng đau nhức ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Thay vì thế, bạn chỉ nên ưu tiên những món ở dạng mềm, lỏng trong thực đơn ăn uống hàng ngày để tránh tác động mạnh vào hàm khi ăn nhai. Ví dụ như cháo, súp, trứng hấp…

Ăn thực phẩm mềm khi bị trật quai hàm

Ăn thực phẩm mềm khi bị trật quai hàm

3.2. Mẹo chữa sái quai hàm bằng chườm ấm

Chườm ấm cũng là một phương pháp chữa sái quai hàm tại nhà rất hiệu quả. Hơi ấm tỏa ra sẽ hỗ trợ làm giảm co cứng cơ quai hàm. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức, mỏi hàm cũng dần được cải thiện.

Để chườm ấm, bạn hãy lấy một chiếc khăn sạch, ngâm trực tiếp trong nước 40 – 50 độ C và vắt khô. Sau đó, bạn chườm lên vùng má bên ngoài phần quai hàm bị đau trong vòng 20 phút. Trong ngày đầu, bạn có thể chườm liên tục, mỗi lần cách nhau 1 – 2 tiếng. Tuy nhiên, tần suất chườm nóng cần giãn ra vào những ngày tiếp theo, khoảng 3 – 4 lần/ngày.

3.3. Massage chữa sái quai hàm nhẹ

Để chữa sái quai hàm, bạn cũng có thể áp dụng bài tập massage ngay tại nhà. Bạn chỉ cần dùng ngón trỏ và ngón giữa xoa bóp nhẹ vùng xương hàm kết hợp với cử động miệng từ từ. Sau vài phút, bạn thả tay ra, mở miệng nhẹ nhàng và tiếp tục lặp lại theo cách trên.

Tuy nhiên, khi massage hàm, bạn chỉ nên dùng một lực nhẹ nhàng. Bởi lực mạnh có thể khiến cho xương hàm bị sai lệch nghiêm trọng hơn, gây đau nhức dữ dội.

Phương pháp massage hàm - sái quai hàm có tự khỏi không

Phương pháp massage hàm

3.4. Thực hiện bài tập giãn cơ

Bên cạnh các mẹo trên, các bài tập giãn cơ tại nhà dưới đây cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh sái quai hàm nhẹ:

– Bài tập thư giãn hàm: Đặt đầu lưỡi lên vòm họng phía sau răng cửa ở hàm trên. Sau đó, bạn há miệng nhẹ nhàng nhưng vẫn cần giữ nguyên đầu lưỡi ở vị trí cũ. Với bài tập trên, bạn nên thực hiện lặp đi lặp lại động tác 6 lần trong một lần tập. Để nhanh chóng đạt kết quả, bạn nên tập ít nhất 6 lần/ngày.

– Bài tập mở rộng miệng: Bạn từ từ mở rộng miệng to nhất có thể và giữ nguyên trong khoảng vài giây rồi đóng lại. Động tác trên cần được lặp lại khoảng 5 – 10 lần/tuần.

4. Chữa sái quai hàm hiệu quả tại bệnh viện

Tùy vào mức độ của bệnh sái quai hàm, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp nhất. Nếu mức độ nhẹ, bạn chỉ cần tiến hành nắn quai hàm. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

4.1. Sái quai hàm nhẹ

Để khắc phục tình trạng sai quai hàm ở mức độ nhẹ, phương pháp hiệu quả nhất là nắn quai hàm. Các bước thực hiện như sau:

– Bước 1: Bác sĩ tiêm thuốc giảm đau và giãn cơ để giảm thiểu tối đa cảm giác đau nhức khi nắn hàm.

– Bước 2: Bạn cần điều chỉnh tư thế sao cho thoải mái nhất và giúp bác sĩ dễ dàng thực hiện.

– Bước 3: Bác sĩ đặt 2 miếng gạc vào mặt nhai ở nhóm răng hàm dưới.

– Bước 4: Bác sĩ lấy 2 ngón tay cái đè lên gạc, 4 ngón còn lại giữ chặt góc hàm bên ngoài rồi dùng lực ấn góc hàm xuống dưới và đẩy ra sau. Bên xương hàm nào bị trật, bác sĩ sẽ nắn bên đó. Nếu bạn bị trật cả hai, bác sĩ sẽ nắn hai bên cùng một lúc.

– Bước 5: Khi bạn có thể cử động miệng dễ dàng, xương hàm đã trở về đúng vị trí ban đầu.

Bác sĩ nắn quai hàm

Bác sĩ nắn quai hàm

4.2. Sái quai hàm nặng

Trong trường hợp sai quai hàm ở mức độ nặng, phương pháp nắn hàm gần như không mang lại hiệu quả. Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để nắn chỉnh xương hàm về đúng vị trí.

Trước tiên, bạn cần tiến hành chụp phim X-quang để bác sĩ biết được chính xác mức độ lệch của hàm và có phác đồ phẫu thuật phù hợp. Sau đó, bác sĩ sẽ gây mê và can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương hàm. Đây là một ca đại phẫu nên bạn cần thực hiện tại những địa chỉ răng hàm mặt uy tín, với đội ngũ bác sĩ giỏi và có sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại.

5. Lưu ý sau khi chữa khỏi sái quai hàm

Sau khi chữa trị sái quai hàm thành công, bạn vẫn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây để bệnh lý không bị tái phát:

– Tránh tác động lực mạnh đến vùng quai hàm.

– Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm khô, cứng và giòn như kẹo cứng, mía, hạt óc chó…

– Ăn thực phẩm mềm, lỏng trong vài ngày đầu sau khi chữa sái quai hàm như cháo, sữa chua, canh hầm…

– Chườm khăn ấm trong khoảng 15 – 20 phút để giảm tình trạng co cứng cơ hàm.

– Không nằm nghiêng hoặc nằm sấp trong thời gian quá lâu.

– Ngủ đủ giấc, ngủ sớm, duy trì thói quen sinh hoạt điều độ để tránh căng thẳng, stress.

– Không ngáp to hoặc cười quá lớn.

– Sử dụng máng chống nghiến nếu như có thói quen nghiến răng khi đi ngủ.

– Massage hàm hàng ngày để giúp quai hàm thư giãn cơ.

– Ăn nhai đều ở cả hai bên, không tập trung nhai ở một bên.

– Đeo máng bảo vệ khi chơi thể thao để tránh tác động mạnh tới răng, hàm.

Không nên ngáp quá to

Không nên ngáp quá to

Như vậy, với thắc mắc “sái quai hàm có tự khỏi không” thì câu trả lời chính xác là không. Tình trạng trên có thể được cải thiện bằng các mẹo tại nhà như massage, bài tập giãn cơ… Tuy nhiên, phương pháp hiệu quả nhất vẫn là tới bệnh viện để bác sĩ khám và tư vấn.

Hiển thị nguồn

Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương: “Sái quai hàm có tự khỏi được không? Chữa như thế nào?”

Edmonton Smiles: “Sudden Misaligned Jaw: Causes and Treatment Options”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề răng hàm mặt
Con người có bao nhiêu cái răng? Cấu tạo và chức năng

Con người có bao nhiêu cái răng? Cấu tạo và chức năng

Theo nghiên cứu thực tế, ở tuổi trưởng thành mỗi người sẽ mọc đủ tổng cộng là 32 chiếc răng. Số lượng răng đã bao gồm cả 4 chiếc răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Lợi ích của việc sở hữu bảo hiểm y tế răng hàm mặt

Lợi ích của việc sở hữu bảo hiểm y tế răng hàm mặt

Trong lĩnh vực răng hàm mặt, bảo hiểm y tế đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm bớt gánh nặng tài chính đối với mọi người. Tuy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Phẫu thuật thẩm mỹ răng hàm mặt – Những điều cần biết

Phẫu thuật thẩm mỹ răng hàm mặt – Những điều cần biết

Phẫu thuật thẩm mỹ răng hàm mặt là phương pháp can thiệp dao kéo để chỉnh sửa xương hàm, mang lại khuôn mặt đẹp hài hòa, chuẩn tỉ lệ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Top 2 Bác sĩ răng hàm mặt giỏi ở Bắc Ninh

Top 2 Bác sĩ răng hàm mặt giỏi ở Bắc Ninh

Muốn biết đâu là bác sĩ răng hàm mặt giỏi ở Bắc Ninh thì bạn cần dựa vào các tiêu chí về chứng chỉ hành nghề, chuyên môn, kinh nghiệm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
9 nguyên nhân gây ra hiện tượng cứng hàm và cách phòng ngừa

9 nguyên nhân gây ra hiện tượng cứng hàm và cách phòng ngừa

Hiện tượng cứng hàm là vấn đề rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được chính xác nguyên nhân cũng như cách

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Cách chữa sái quai hàm hiệu quả: Tỷ lệ thành công đạt 90%

Cách chữa sái quai hàm hiệu quả: Tỷ lệ thành công đạt 90%

Có rất nhiều cách chữa sái quai hàm khác nhau như chườm ấm, nắn chỉnh, phẫu thuật… Mỗi phương pháp sẽ được áp dụng cho các trường

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga