13/08/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Khi bị vết thương hở, nếu không có chế độ ăn kiêng đúng sẽ khiến vết thương lâu lành hoặc để lại sẹo thâm, sẹo lồi. Vậy may vết thương hở nên kiêng ăn gì? Nha khoa Paris sẽ giải đáp câu hỏi này và hướng dẫn cách chăm sóc chi tiết trong bài viết dưới đây.
Khi may vết thương hở, chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi và giúp người bệnh tránh được nhiều biến chứng tiềm ẩn. Dưới đây là lý do bạn cần chú ý ăn uống sau khi may vết thương hở:
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp vết hở liền nhanh chóng, thường là trong khoảng 7 ngày sau khi may. Ví dụ:
– Bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và làm lành vết thương
– Sử dụng thực phẩm giàu vitamin C (có trong các loại trái cây như cam, dứa, dâu tây,…) để kích thích da phát triển mô liên kết, cần thiết cho việc chữa lành vết thương
– Giảm lượng muối và đường để hỗ trợ giảm viêm và ngăn ngừa sưng phù
Sau khi may vết thương hở, hệ miễn dịch của người bệnh thường bị suy yếu tạm thời, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng và dẫn đến các biến chứng như mưng mủ, chảy dịch và đau nhức tại vị trí mổ, làm chậm quá trình lành vết khâu hoặc thậm chí dẫn đến hoại tử. Do đó, việc tăng cường bổ sung các dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch (kẽm, sắt, selen, vitamin C, vitamin D, protein,…) là cần thiết để hỗ trợ kháng viêm và ngăn ngừa biến chứng.
Táo bón thường là tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến sau phẫu thuật, do việc sử dụng nhiều thuốc giảm đau, kháng sinh và sự hạn chế vận động. Trong trường hợp này, ăn thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước sẽ giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón.
Rau muống là thực phẩm gây ra sẹo lồi do chúng khiến cơ thể sản sinh quá nhiều collagen trong quá trình lành da, dẫn đến hình thành các mô sẹo nhô cao, gồ ghề trên bề mặt da. Thịt bò, các loại thịt đỏ và trứng là thực phẩm gây ra sẹo thâm, loang lổ khi lành vết thương.
Vì vậy, cần kiêng các loại thực phẩm này để khi vết thương hở lành không để lại sẹo xấu.
Những người bị vết thương hở nên kiêng ăn những loại thực phẩm sau: rau muống, thịt gà, thịt bò, thịt chó, đồ nếp, hải sản, đồ cay nóng…
Rau muống có đặc tính mát, giúp làm mát cơ thể, giải độc, nhuận tràng và lợi tiểu, đồng thời hỗ trợ tái tạo mô da. Tuy nhiên, đối với những người có vết thương hở cần hạn chế tiêu thụ loại rau này để tránh nguy cơ hình thành sẹo lồi tại vết thương.
Trong giai đoạn da bắt đầu tái tạo, cảm giác ngứa thường xuất hiện. Ăn thịt gà có thể làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn, dẫn đến việc bạn gãi ngứa và khiến vết thương khó lành, đồng thời tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi (1).
Do đó, nên tránh ăn thịt gà trong quá trình vết thương hở đang lành để không kéo dài thời gian phục hồi và tránh những rắc rối không mong muốn cho người bị thương.
Thịt bò chứa nhiều protein và chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, nhưng đây lại là loại thực phẩm mà người có vết thương hở cần phải tránh hoàn toàn. Thịt bò sẽ làm cho vết thương sẫm màu và dễ để lại sẹo thâm sau khi lành. Tương tự, những ai đang bị mụn cũng nên hạn chế tiêu thụ thịt bò vì nó có thể khiến vết sẹo mụn trở nên thâm lâu hơn (2).
Thịt chó là nguồn giàu protein và cung cấp nhiều năng lượng. Tuy nhiên, loại thực phẩm này có tính nóng và không phù hợp cho những người có vết thương hở. Tiêu thụ thịt chó có thể làm cho vùng da xung quanh vết thương trở nên cứng, sần sùi và dễ dẫn đến hình thành sẹo lồi.
Thực phẩm làm từ gạo nếp có tính nóng, dễ gây sưng tấy, đau nhức và mưng mủ ở vết thương. Vì vậy, nên hạn chế ăn các món như xôi, chè trôi nước,… để bảo vệ vết thương, giúp vết thương hồi phục nhanh chóng và ngăn ngừa sẹo.
Khi vết thương đang trong giai đoạn hồi phục, đặc biệt là vết thương hở, bạn nên tránh xa các loại hải sản. Các thực phẩm như cua, ghẹ và ốc có tính tanh, gây ngứa ngáy và khó chịu cho vết thương hở, dẫn đến nguy cơ hình thành sẹo lồi sau khi vết thương lành. Những người bị dị ứng với hải sản, đặc biệt sau phẫu thuật, cần đặc biệt lưu ý ăn thụ hải sản khi có vết thương.
Đối với những vết thương hở, đồ cay, nóng có thể gây kích ứng và cảm giác đau rát. Vì vậy, bạn cần mất một khoảng thời gian khá dài thì mới có thể liền vết thương hoàn toàn. Chưa kể, bạn còn rất dễ bị viêm nhiễm vết thương và kéo theo tình trạng đau nhức kéo dài.
Ăn trứng gà có thể khiến vùng da bị thương sau khi lành trở nên trắng hơn, không đồng đều với các vùng da xung quanh. Để tránh tình trạng da loang lổ, bạn cũng nên tránh ăn trứng gà khi có vết thương hở.
Khi bị vết thương hở, cơ thể cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Tuy nhiên, các loại thức ăn nhanh như pizza, gà rán, xúc xích, mì tôm,… thường thiếu và mất cân đối về dinh dưỡng. Không chỉ vậy, chúng còn có chứa nhiều chất phụ gia gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Đây là lý do khiến các bác sĩ khuyên không nên sử dụng thức ăn nhanh khi đang bị thương.
Đường ảnh hưởng đến collagen trên bề mặt da. Đặc biệt, trong giai đoạn nguyên bào sợi và tái tạo của vết thương hở, việc tiêu thụ đường có thể làm chậm quá trình này, khiến vết thương mất nhiều thời gian hơn để lành lại.
Các loại thực phẩm giàu chất béo có thể làm tăng cơn đau tại vết thương, làm chậm quá trình lành vết thương và có nguy cơ gây sẹo lồi.
Khi có vết thương hở, việc tiêu thụ quá nhiều gừng có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành cục máu đông trong giai đoạn viêm, làm tăng nguy cơ chảy máu nhiều hơn.
Sữa đã tách kem sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin và làm giảm phản ứng viêm tự nhiên của cơ thể. Do đó, việc tiêu thụ sữa tách kem có thể làm chậm sự hình thành cục máu đông và kéo dài thời gian phục hồi vết thương.
Với những người có vết thương hở, cần bổ sung thực phẩm giàu đạm, vitamin K, vitamin C,… sẽ giúp hồi phục vết thương nhanh hơn.
Thực phẩm đạm như thịt, cá, tôm, trứng, lươn và các loại đậu. Đạm đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng tế bào mới và hỗ trợ quá trình phục hồi vết thương (3).
Thực phẩm giàu sắt, acid folic và vitamin B12 như gan, trứng, sữa và rau xanh đậm cũng cần được bổ sung. Những chất dinh dưỡng này thúc đẩy quá trình tạo máu, giúp máu mang protein, vitamin, khoáng chất và oxy đến các mô bị tổn thương. Đồng thời, chúng cũng hỗ trợ việc tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập và loại bỏ các tế bào chết.
Ngoài ra, việc cung cấp vitamin B, A và E có tác dụng tích cực trong việc hình thành mô mới và tăng tốc độ lành vết thương. Vitamin C giúp vết thương phục hồi nhanh chóng và tăng cường hệ miễn dịch để chống lại nhiễm trùng. Rau xanh đậm và trái cây tươi như đu đủ, thanh long, quýt, cam, bưởi là những nguồn phong phú của các vitamin này.
Thêm vào đó, việc tiêu thụ đa dạng các thực phẩm như cá, thịt gia cầm, trứng, nghêu, sò, ốc, thận, gan và ngũ cốc giàu kẽm và selen cũng hỗ trợ việc làm lành vết thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Đối với các vết thương nhẹ sẽ cần 5 – 7 ngày để các mô tổn thương phục hồi. Trong thời gian này, người bệnh có thể kiểm tra sự hồi phục của vết thương qua các dấu hiệu như vết thương đã khép lại, da đã khô hoặc bắt đầu lên da non, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Đối với các vết thương nghiêm trọng hơn như vết mổ, người bệnh nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng.
Để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, người bệnh cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của nhân viên y tế, bao gồm việc chăm sóc vết thương hàng ngày, bổ sung đủ nước và vitamin C, tránh gãi hoặc tác động lên vết thương.
Khi chăm sóc vết thương hở tại nhà, ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống và hoạt động, bạn cũng cần lưu ý những điểm sau (4):
– Trước khi chạm vào vết thương, hãy rửa tay sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn
– Hạn chế căng thẳng và cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi giúp vết thương phục hồi nhanh chóng
– Trong ít nhất 5 ngày đầu tiên, hãy tránh để vết thương tiếp xúc với nước để không làm ảnh hưởng đến quá trình lành
– Uống đủ nước và duy trì chế độ ăn cân bằng, bao gồm thực phẩm giàu protein, sắt, vitamin nhóm B và acid folic để hỗ trợ tái tạo tế bào và quá trình tạo máu. Vitamin C cũng giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt
– Sử dụng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh vết thương hàng ngày và băng bó để bảo vệ khỏi bụi bẩn
– Nếu thấy vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng như đau tăng, đỏ, sưng, có mủ hoặc sốt, hãy đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời
Trên đây là giải đáp câu hỏi về may vết thương hở nên kiêng ăn gì và lưu ý khi chăm sóc tại nhà. Khi có vết thương hở, bạn cần kiêng khem cẩn thận, ăn uống khoa học và vệ sinh đúng cách. Có như vậy, vết thương mới mau chóng hồi phục và hạn chế để lại những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Hãy đón đọc bài viết tiếp theo của Nha Khoa Paris để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×