Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Phẫu thuật ghép xương mặt trong cấy ghép Implant

Phẫu thuật ghép xương mặt được bác sĩ chỉ định áp dụng đối với những bệnh nhân muốn cắm trụ răng Implant nhưng bị tiêu xương hàm. Cấy ghép xương cần được tiến hành tại các cơ sở uy tín để ngăn ngừa tối đa rủi ro và đảm bảo an toàn cho người bệnh. 

1. Phẫu thuật ghép xương mặt là gì?

Ghép xương mặt là kỹ thuật bổ sung mật độ xương còn thiếu tại khung hàm. Phương pháp này được áp dụng để phục vụ nhiều mục đích nhưng phổ biến nhất là tăng thể tích xương giúp quy trình cấy ghép Implant diễn ra thuận lợi.

Bác sĩ chuyên khoa tiến hành tách lợi và ghép thêm xương mới. Sau một thời gian nhất định, xương mới tương thích với xương cũ đồng thời sản sinh nhiều tế bào mới.

Đây là bước vô cùng quan trọng bởi nếu xương không đủ chiều cao và chất lượng thấp, trụ Titan sẽ không đạt được sự ổn định. Chỉ khi xương hàm khỏe mạnh việc cấy ghép mới diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Về cơ bản, ghép xương mặt được coi là nền móng vững chắc của một chiếc răng giả.

Tìm hiểu về phẫu thuật ghép xương mặt

Tìm hiểu về phẫu thuật ghép xương mặt

2. Khi nào cần phẫu thuật ghép xương mặt để cấy ghép Implant?

Quy trình cấy ghép xương mặt buộc phải tiến hành trong trường hợp mật độ xương hạ thấp quá nhiều, không đủ dày hoặc quá mềm. Tình trạng kéo dài làm tăng áp lực lên xương hàm, không đảm nhận tốt nhiệm vụ nâng đỡ trụ Titan.

Sau 30 ngày xương nhân tạo phát triển thêm 1mm. Trụ Implant ổn định cần chờ đợi trong vòng 6 tháng. Sau khoảng thời gian này, bệnh nhân còn phải mất 3 đến 6 tháng tiếp theo để tiến hành phục hình răng thẩm mỹ.

3. Phẫu thuật ghép xương mặt diễn ra như thế nào?

Toàn bộ công đoạn phẫu thuật ghép xương mặt được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Thực hiện thăm khám, chụp X-quang và tư vấn

Bệnh nhân được thăm khám tổng quát, chụp phim X quang. Từ kết quả phân tích sau chụp bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân có bắt buộc ghép xương hàm không.

Bước 2: Tiến hành vệ sinh miệng và gây mê

Trước khi thực hiện cấy ghép xương mặt, bác sĩ vệ sinh toàn bộ khu vực khoang miệng. Tiếp đó là tiến hành gây mê với mục đích giảm bớt khó chịu, đau nhức trong thời gian phẫu thuật.

Bước 3: Thủ thuật mở vạt lợi

Khi thuốc tê đã ngấm, bác sĩ thực hiện mở vạt lợi để tiếp xúc trực tiếp đến xương hàm. Tại quy trình này tất cả các dụng cụ phẫu thuật buộc phải được vô trùng, khử khuẩn 100% theo quy chuẩn Bộ y tế.

Bước 4: Ghép đồng thời cố định xương hàm

Xương nhân tạo hoặc xương tự thân ghép trực tiếp vào xương hàm nhờ sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại. Đây là kỹ thuật khó thực hiện nên cần tiến hành dưới bàn tay của bác sĩ tay nghề cao.

Bước 5: Khâu đóng sau đó hẹn lịch tái khám

Bác sĩ khâu đóng lại vết mổ và tạo hình nướu, kết thúc quy trình ghép xương mặt. Người bệnh được hướng dẫn cách chăm sóc và hẹn lịch tái khám.

Xương mới ghép cần từ 3 đến 4 tháng mới ổn định đủ điều kiện cắm trụ Implant. Vì vậy bệnh nhân nên tuân thủ đúng lịch tái khám để kiểm tra tiến trình hồi phục của xương.

4. Các hình thức ghép xương mặt để trồng răng Implant

có 4 kỹ thuật cấy ghép xương mặt trong lĩnh vực nha khoa, mỗi phương pháp đều có những đặc điểm riêng biệt:

4.1. Ghép xương tự thân

Xương tự thân thực chất là các mô xương lấy từ 1 trong các bộ phận của cơ thể như: xương mào chậu, xương hàm dưới cằm, góc hàm… Bác sĩ sẽ sử dụng chất liệu này để cấy trực tiếp vào vị trí khoảng trống xương đã bị mất.

Ưu điểm của xương tự thân là độ lành tính cao, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, đào thải. Nhược điểm của kỹ thuật này là số lượng, khối lượng mô ghép phải lấy từ 2 vị trí khác nhau để tiến hành lấy và ghép xương.

4.2. Ghép xương đồng chủng

Nguồn gốc của xương đồng chủng được lấy từ các cá thể cùng loài trong ngân hàng mô: mô sụn, mô xương, cơ quan nội tạng…

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là đáp ứng được nhu cầu số lượng, khối lượng mô ghép lớn. Nhược điểm tồn tại là không ngăn ngừa được nguy cơ đào thải hoặc nhiễm bệnh.

4.3. Ghép xương dị chủng

Cấy ghép xương mặt dị chủng có nguồn gốc từ các cá thể khác loài tuy nhiên đã được làm sạch và bổ sung 1 số đặc tính sinh học như: đông khô, đông khô khử khoáng… Đặc trưng của kỹ thuật này là tương thích với xương tự nhiên kém, nguy cơ đào thải cao do phản ứng miễn dịch của cơ thể.

4.4. Ghép xương nhân tạo

Phương pháp ghép xương nhân tạo có nguồn gốc từ Beta-tricalcium phosphate hoặc Hydroxyapatite. Ưu điểm của kỹ thuật này là an toàn, lành tính với cơ thể người, dễ thực hiện thao tác.

Xương nhân tạo không bị giới hạn về khối lượng và số lượng, thời gian tự tiêu nhanh chóng. Thông thường bệnh nhân cần chờ trung bình 6 tháng cho xương tương thích để tiến hành cấy trụ Titan.

Các hình thức ghép xương

Các hình thức ghép xương

5. Lưu ý gì khi phẫu thuật ghép xương mặt

Những người có nhu cầu phẫu thuật ghép xương mặt cần lưu ý một số điểm sau đây để đạt được kết quả tốt nhất:

5.1. Phẫu thuật ghép xương mặt để cấy ghép Implant có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm khi tiến hành phẫu thuật cấy ghép trụ Implant sẽ phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của bác sĩ và hệ thống máy móc hỗ trợ.

– Trụ Titan cần đặt đúng vị trí dự kiến tại cung hàm. Khung trụ không được đặt quá nông hoặc quá sâu, lệch hướng hoặc chạm đến răng liền kề. Chỉ khi đạt được sự ổn định thì quá trình tương thích với xương hàm mới diễn ra. Nếu bác sĩ tay nghề kém sẽ khiến việc đặt trụ gặp trở ngại. Bệnh nhân cảm thấy đau nhức, khó chịu đồng thời cần can thiệp thêm nhiều thao tác: ghép màng xương, nâng xoang hàm…

– Độ rủi ro của 1 ca phẫu thuật cấy ghép xương mặt phụ thuộc rất nhiều vào của hệ thống trang thiết bị hiện đại. Máy móc tiên tiến giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng răng, xương hàm. Công nghệ hỗ trợ đắc lực quá trình phẫu thuật và các dụng cụ y tế vô khuẩn sẽ ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.

5.2. Nguyên nhân khiến kỹ thuật ghép xương mặt gây nguy hiểm

Cấy ghép xương mặt có thể xảy ra nguy hiểm vì các lý do sau:

– Khoan tới sàn miệng là sai sót nguy hiểm đặc biệt là đối với vị trí hàm dưới. Nếu không có kinh nghiệm hoặc sự hỗ trợ của máy máy móc hiện đại sẽ làm cho máu tụ lại đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

– Tại hàm dưới của con người luôn có hệ thống dây thần kinh phức tạp. Vai trò của chúng là tạo cảm giác cho môi và hàm dưới. Trong trường hợp bác sĩ khoan nhầm vào vị trí có các dây thần kinh sẽ khiến cho cơ môi tê, mất cảm giác.

– Xoang hàm có vị trí tại hàm trên có nhiệm vụ thông khí và phát âm. Bác sĩ khoan vào xoang hàm nhưng vẫn cố tình đặt trụ Titan lên trên sẽ khiến bệnh nhân bị viêm xoang.

5.3. Sau khi phẫu thuật ghép xương mặt có thể xảy ra biến chứng gì?

Phẫu thuật cấy ghép xương hoàn toàn có thể gây ra hậu quả nặng nề khi thực hiện tại các cơ sở chuyên môn yếu, thiếu thốn trang thiết bị hiện đại:

– Chảy máu là hiện tượng phổ biến trong khoảng từ 1 – 2 ngày hậu phẫu. Lý do là bác sĩ đặt trụ Titan ở vị trí sai lệch khiến mạch máu tổn thương. Nếu muốn cầm máu nhanh nhất, bệnh nhân nên sử dụng gạc và bông diệt khuẩn hoặc liên hệ bác sĩ.

– Sau khi kết thúc phẫu thuật, vị trí cấy ghép thường đặc biệt nhạy cảm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại phát triển. Quá trình chăm sóc, vệ sinh không cẩn thận làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thậm chí hoại tử.

– Đào thảo trụ Implant là một trong những biến chứng nguy hiểm khi cấy ghép xương mặt. Xương hàm không đảm bảo chất lượng, không rõ ràng nguồn gốc xuất xứ. Xương hàm không đạt chuẩn để giữ trụ Titan. Vị trí trụ chưa chính xác nên xương hàm không thể tương thích. Ngoài ra đào thải trụ còn bắt nguồn từ việc chăm sóc, vệ sinh kém của bệnh nhân.

– Để tiến hành ghép xương, tạo lỗ nhỏ trên bề mặt xương hàm là công đoạn bắt buộc. Khoan quá sâu làm ảnh hưởng tiêu cực đến các dây thần kinh. Trong trường hợp thao tác bất cẩn còn làm va chạm đến các răng liền kề.

Chảy máu là biến chứng có thể xảy ra sau khi ghép xương

Chảy máu là biến chứng có thể xảy ra sau khi ghép xương

5.4. Cách giúp hạn chế nguy hiểm khi phẫu thuật ghép xương mặt

Ngoài việc lựa chọn địa chỉ nha khoa tiến hành phẫu thuật ghép xương chất lượng thì bệnh nhân cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:

– Tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi bắt đầu quy trình cấy ghép.

– Thông báo trung thực với bác sĩ chuyên khoa về những vấn đề bệnh lý mãn tính gặp phải.

– Vệ sinh răng miệng cẩn thận, khắc phục triệt để các bệnh lý liên quan đến răng miệng nếu có.

– Tuân thủ chỉ định, lịch tái khám của bác sĩ khi tiến hành cấy ghép trụ Titan.

– Trong trường hợp xảy ra bất thường, bệnh nhân cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được can thiệp.

Phẫu thuật ghép xương mặt là bước quan trọng, chi phối tới sự thành công của việc cấy ghép trụ Implant. Khách hàng cần tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định phương pháp ghép xương. Mọi thắc mắc liên quan tới dịch vụ này xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Paris để được tư vấn và giải đáp. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chỉnh hình xương mặt
Phẫu thuật chỉnh hình xương mặt là gì và những lưu ý quan trọng

Phẫu thuật chỉnh hình xương mặt là gì và những lưu ý quan trọng

Phẫu thuật chỉnh hình xương mặt là giải pháp giúp bạn chỉnh sửa các khuyết điểm trên khuôn mặt và sở hữu gương mặt đẹp như ý với những

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm