Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bật mí 10 loại thuốc chấm nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất

Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng bị tổn thương, dẫn đến hình thành vết loét trong khoang miệng. Để vết loét nhanh chóng thuyên giảm, bạn có thể sử dụng một trong những loại thuốc chấm nhiệt miệng ở bài viết dưới đây.

1. Các loại thuốc chấm nhiệt miệng được dùng phổ biến

Những loại thuốc bôi chữa nhiệt miệng được nhiều người sử dụng gồm có: Urgo Mouth Ulcers, Trinolone Oral Paste, Orajel Film-Forming Canker Sore Gel, Emofluor, VNP, Oracortia, Gengigel, Orrepaste, Mouthpaste và Oral Nano silver

1.1. Thuốc chấm nhiệt miệng Urgo Mouth Ulcers

Urgo Mouth Ulcers là một dạng thuốc bôi ở dạng lỏng được sử dụng để điều trị những vết nhiệt miệng (1). Thuốc sẽ hình thành một lớp màng trong suốt, giúp cách ly vết loét khỏi thức ăn và nước bọt trong suốt 4 giờ. Nhờ vậy, vết nhiệt miệng sẽ nhanh chóng giảm đau nhức và dần hồi phục.

+ Thành phần: Dẫn xuất Cellulose, Acid Carboxylic, cồn, Acid Mineral, hương trái cây, nước cất, Sucralose…

+ Ưu điểm:

– Sản phẩm có mùi cam đặc trưng nên không hề gây khó chịu trong quá trình sử dụng.

– Giảm đau nhanh chóng.

+ Nhược điểm:

– Chỉ phù hợp với vết loét nhẹ.

– Có thể gây kích ứng với những người dễ mẫn cảm.

+ Hướng dẫn sử dụng:

– Bôi thuốc sao cho đảm bảo che phủ hoàn toàn vết loét trong miệng. Sau khoảng 10 giây, lớp màng hữu hình được hình thành, bạn có thể ngậm miệng lại.

– Mỗi ngày bôi thuốc từ 3 – 4 lần, thời điểm dùng tốt nhất là trước khi ăn.

Thuốc chấm nhiệt miệng Urgo Mouth Ulcers

Thuốc chấm nhiệt miệng Urgo Mouth Ulcers

1.2. Thuốc Trinolone Oral Paste

Thuốc Trinolone Oral Paste là một dòng sản phẩm được sử dụng để trị nhiệt miệng có nguồn gốc từ Thái Lan. Sản phẩm có công dụng rất tốt trong việc ức chế sự phát triển của vết loét trong niêm mạc miệng. Đặc biệt, các thành phần trong thuốc còn thẩm thấu sâu vào bề mặt của vết loét, giúp bạn giảm đau nhức nhanh chóng.

+ Thành phần: Triamcinolone acetonide 0,1% và tá dược.

+ Ưu điểm:

– Tránh vết loét lan rộng.

– Không có chứa thành phần gây hại nên cực kỳ an toàn.

+ Nhược điểm:

– Giá khá cao.

– Không có nhiều hiệu quả với những vết loét to.

+ Hướng dẫn sử dụng:

– Rửa sạch tay và bôi nhẹ nhàng lên vết thương cho đến khi tạo thành một lớp thuốc mỏng.

– Nên bôi 2 – 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.

1.3. Thuốc Orajel Film-Forming Canker Sore

Nếu như bạn đang tìm kiếm một loại thuốc bôi chữa nhiệt miệng (2) thì chắc chắn không thể bỏ qua Orajel Film-Forming Canker Sore Gel. Sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ với tác dụng chính là giảm những cơn đau nhức do vết loét gây ra. Đồng thời, thuốc còn giảm nguy cơ bị nhiễm trùng rất tốt.

+ Thành phần: Benzalkonium Chloride, Zinc Chloride, Edetate Disodium, Mentha Piperota, Polysorbate 60, Propylene Glycol…

+ Ưu điểm:

– Hiệu quả giảm đau nhức có thể duy trì trong suốt nhiều giờ.

– Thúc đẩy vết loét mau chóng hồi phục.

– Áp dụng đối với tất cả các loại vết loét ở trong niêm mạc miệng.

+ Nhược điểm:

– Có thể gây ra các tác dụng phụ như kích ứng, nổi mẩn đỏ…

– Dễ bị cháy nếu như tiếp xúc với lửa.

+ Hướng dẫn sử dụng:

– Làm khô vùng niêm mạc bị tổn thương và dùng tăm bông để bôi thuốc. Giữ nguyên trong vòng 30 – 60 giây để thuốc hình thành màng bảo vệ trên vết loét.

– Người lớn có thể bôi tối đa 4 lần/ngày, trẻ em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

1.4. Thuốc chấm nhiệt miệng Emofluor

Sản phẩm tiếp theo trong danh sách thuốc chấm chữa nhiệt miệng mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn là Emofluor. Đây là dòng sản phẩm do trực tiếp công ty Dr. Will & Co. AG của Thụy Sỹ nghiên cứu và sản xuất. Sau khi bôi, thành phần trong thuốc sẽ tác động, thúc đẩy quá trình hồi phục của vết thương, giúp giảm đau rát nhanh chóng.

+ Thành phần: Stannous Fluoride, Xylitol, Tin Fluoride, Sodium Fluoride…

+ Ưu điểm:

– Dùng được với người lớn và cả trẻ em.

– Hiệu quả nhanh chóng.

+ Nhược điểm:

– Có thể khiến cho răng bị ố vàng nếu như liên tục sử dụng trong một khoảng thời gian dài.

– Chi phí khá cao.

+ Hướng dẫn sử dụng:

– Sử dụng bàn chải đánh răng hoặc đầu ngón tay thoa thuốc lên vết loét, để thuốc ngấm trong khoảng 1 phút rồi nhổ đi.

– Dùng hàng ngày, thậm chí, nếu bệnh nặng có thể bôi 3 – 4 lần/ngày.

Thuốc nhiệt miệng Emofluor

Thuốc chữa trị nhiệt miệng Emofluor

1.5. Thuốc chữa nhiệt miệng VNP

VNP cũng là một loại thuốc mà bạn có thể cân nhắc sử dụng trong trường hợp bị nhiệt miệng (3). Sản phẩm có xuất xứ tại Việt Nam và được đánh giá rất cao về hiệu quả chữa trị các vết loét trong miệng mạc miệng. Không chỉ vậy, thuốc VNP còn có công dụng điều trị viêm quanh chân răng và phòng ngừa bệnh viêm lợi rất tốt.

+ Thành phần: Chlorhexidine Digluconate và tá dược.

+ Ưu điểm:

– Giảm sưng, viêm nhanh chóng trong khoang miệng.

– Ngăn chặn tình trạng nhiệt miệng tiếp tục lây lan sang những bộ phận khác.

+ Nhược điểm:

– Có thể làm mất vị giác sau khi sử dụng.

– Thay đổi màu răng nếu như lạm dụng.

+ Hướng dẫn sử dụng:

– Thoa gel trực tiếp lên vị trí vết loét trong khoang miệng.

– Bôi 2 – 3 lần/ngày sau ăn.

– Không dùng thức ăn hay nước uống trong ít nhất 30 phút sau khi bôi thuốc.

1.6. Thuốc Oracortia

Oracortia được điều chế ở dạng thuốc mỡ, sử dụng để điều trị một số tình trạng liên quan đến vùng miệng, trong đó có nhiệt miệng. Sau khi bôi, các thành phần trong thuốc sẽ có tác dụng ngăn chặn và làm giảm tiến triển của các vết loét. Nhờ vậy, tình trạng đau rát, phồng rộp sẽ dần được thuyên giảm.

+ Thành phần: Triamcinolon Acetonid, Natri Carboxymethylcellulose, Gelatin, Hydrocarbon Gel…

+ Ưu điểm:

– Hoàn toàn có thể khỏi nhiệt miệng chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.

– Giảm đau nhức nhanh chóng.

+ Nhược điểm:

– Có thể gặp phải các tác dụng phụ như ban đỏ, ngứa…

– Người đang mang thai hoặc cho con bú cần cân nhắc kỹ khi sử dụng.

+ Hướng dẫn sử dụng:

– Bôi một lượng nhỏ thuốc lên vùng niêm mạc miệng đang bị tổn thương để tạo ra một màng mỏng.

– Có thể dùng 2 – 3 lần/ngày, nên dùng sau ăn và trước khi đi ngủ.

Oracortia giúp giảm vết loét nhanh chóng

Oracortia giúp giảm vết loét nhanh chóng

1.7. Thuốc bôi nhiệt miệng Gengigel

Thuốc Gengigel là một dòng sản phẩm chữa trị nhiệt miệng có nguồn gốc từ Mỹ. Thuốc không chỉ giúp giảm đau rát hiệu quả mà còn ngăn chặn sự lan rộng của vết loét tới các mô xung quanh.

+ Thành phần: Xylitol, Cellulose Gum, PEG 40 Hydrogenated Castor Oil, Dichlorobenzyl Alcohol…

+ Ưu điểm:

– Hiệu quả kháng viêm và giảm đau nhức nhanh chóng.

– Kích thích sản sinh thêm các mô niêm mạc miệng khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát.

+ Nhược điểm:

– Một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ sau khi sử dụng như nhức đầu, tê, ngứa…

+ Hướng dẫn sử dụng:

– Lấy tăm bông hoặc đầu ngón tay để bôi lên vị trí đang bị loét miệng. Sau 1 – 2 phút, thuốc sẽ nhanh chóng khô lại và phát huy tác dụng.

– Nên bôi thuốc từ 3 – 4 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

1.8. Thuốc Orrepaste

Nếu bạn đang có những vết loét ở niêm mạc miệng thì có thể sử dụng thuốc Orrepaste để cải thiện. Thuốc được điều chế ở dạng gel bôi tại chỗ với thành phần chính là Triamcinolone Acetonide. Khi tiếp xúc với vết loét, hoạt chất trên sẽ ức chế miễn dịch của cơ thể, từ đó chống viêm và giảm đau rát hiệu quả.

+ Thành phần: Triamcinolone Acetonide cùng tá dược.

+ Ưu điểm:

– Giảm đau và kháng viêm.

– Ngăn chặn vết loét tiếp tục lây lan.

+ Nhược điểm:

– Không phù hợp với trường hợp bị nhiễm nấm ở miệng, họng.

– Sử dụng kéo dài có thể gây suy thượng thận, thay đổi chuyển hóa đường, viêm loét đường tiêu hóa.

+ Hướng dẫn sử dụng:

– Rửa sạch tay và bôi trực tiếp thuốc lên vết loét ở miệng.

– Tần suất sử dụng hàng ngày có thể từ 2 – 3 lần, tùy theo mức độ nặng của vết nhiệt miệng.

1.9. Thuốc Mouthpaste

Mouthpaste cũng là một loại thuốc được sử dụng rất nhiều trong quá trình điều trị viêm nhiễm ở niêm mạc miệng (4). Thuốc bào chế ở dạng gel bôi và được đóng theo tuýp 5g hoặc 10g. Thành phần chính của thuốc là Triamcinolon Acetonid, giúp cải thiện vết loét nhanh chóng và giảm đau nhức.

+ Thành phần: Triamcinolone Acetonide, Carmellose Sodium, Cetomacrogol, Sorbitol, Glycerin, Nipagin…

+ Ưu điểm:

– Điều trị tốt chứng viêm ở niêm mạc miệng.

– Chi phí phải chăng.

+ Nhược điểm:

– Có thể gây các phản ứng tại chỗ có thể như kích ứng, ngứa, mẩn đỏ… do corticosteroid trong thuốc.

– Trẻ em không được sử dụng quá 5 ngày.

+ Hướng dẫn sử dụng:

– Bôi 1 chấm nhỏ thuốc trực tiếp lên vùng niêm mạc miệng đang tổn thương.

– Bôi khoảng 2 – 3 lần/ngày, không nên bôi diện rộng hoặc bôi thuốc quá dày.

Mouthpaste giảm đau rát do vết loét miệng gây ra

Mouthpaste giảm đau rát do vết loét miệng gây ra

1.10. Oral Nano Silver

Bên cạnh những loại thuốc mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, Oral Nano Silver cũng được các bác sĩ đánh giá rất cao về hiệu quả điều trị nhiệt miệng. Chỉ cần bạn sử dụng đúng cách, các triệu chứng của vết loét đã thuyên giảm đi đáng kể.

+ Thành phần: Dịch chiết kim ngân hoa, cam thảo, chiết xuất mật ong, Nano Silver, Sucralfate, dầu dừa…

+ Ưu điểm:

– Thành phần chủ yếu của thuốc là từ các nguyên liệu tự nhiên nên rất an toàn.

– Có thể bôi thuốc cho cả người già và trẻ em.

+ Nhược điểm:

– Do được chiết xuất từ thành phần tự nhiên nên cần sử dụng thuốc một thời gian mới thấy được hiệu quả.

+ Hướng dẫn sử dụng:

– Súc miệng bằng nước ấm rồi bôi thuốc lên vùng niêm mạc bị tổn thương để tạo lớp màng mỏng, không nên chà xát.

– Nên dùng thuốc 2 – 3 lần/ngày sau ăn và trước khi đi ngủ.

2. Review thực tế về hiệu quả của thuốc chấm nhiệt miệng

Dưới đây là phản hồi thực tế từ những người đã từng sử dụng thuốc bôi chữa nhiệt miệng:

– Chị Kiều Trang chia sẻ:

“Tôi đã sử dụng thuốc Urgo Mouth Ulcers khi thấy xuất hiện vết loét trong niêm mạc miệng. Tôi cảm thấy rất ấn tượng với hiệu quả của sản phẩm. Sau khi sử dụng, cảm giác đau nhức đã giảm đáng kể và tình trạng viêm nhiễm cũng được cải thiện rõ rệt.”

– Anh Mạnh Thắng chia sẻ:

“Thuốc VNP đã giúp tôi giảm đi cảm giác đau nhức và khó chịu khi bị nhiệt miệng. Tuy nhiên, tôi nhận thấy hiệu quả của sản phẩm có sự khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết loét. Đối với những trường hợp nhẹ, sản phẩm có hiệu quả ngay sau khi sử dụng. Tuy nhiên, khi bị nhiệt miệng khá nặng, tôi phải sử dụng thuốc khoảng 3 – 4 ngày mới thấy hiệu quả.”

– Chị Minh Thư chia sẻ:

“Tôi đã dùng nhiều loại thuốc chữa nhiệt miệng khác nhau và rất ấn tượng với hiệu quả của thuốc Trinolone Oral Paste. Chỉ sau vài lần bôi, triệu chứng đau rát đã thuyên giảm đi rõ rệt. Đặc biệt, thuốc không hề gây cảm giác châm chích hay khó chịu sau khi sử dụng.”

Các loại thuốc chấm chữa nhiệt miệng được đánh giá khá tốt về hiệu quả

Các loại thuốc chấm chữa nhiệt miệng được đánh giá khá tốt về hiệu quả

3. Cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc chấm nhiệt miệng

Trong quá trình sử dụng thuốc chấm chữa nhiệt miệng, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Cần phải rửa tay sạch sẽ trước khi sử dụng, tránh tình trạng vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào trong, khiến viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

– Không chà xát mạnh khi bôi thuốc.

– Không sử dụng thuốc quá nhiều vì sẽ gây ra những tác dụng phụ như kích ứng, ngứa…

– Không dùng cùng lúc nhiều loại thuốc chữa nhiệt miệng khác nhau vì sẽ gây phản ứng thuốc.

– Ngưng sử dụng thuốc nếu như gặp phải tình trạng ngứa, rát, châm chích… sau khi bôi.

– Phụ nữ có thai, cho con bú, người cao tuổi, trẻ em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

– Nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu vết loét miệng không thuyên giảm sau một thời gian sử dụng thuốc.

Trên đây là những loại thuốc chấm nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất mà Nha Khoa Paris muốn chia sẻ tới các bạn. Nhìn chung, nhiệt miệng không phải là một bệnh quá nghiêm trọng. Chỉ cần bạn bôi thuốc đúng cách kết hợp với chăm sóc răng miệng cẩn thận thì sẽ nhanh chóng hồi phục.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhiệt miệng
Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Nhiệt miệng không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn gặp ở trẻ em. Có nhiều cách trị nhiệt miệng, trong đó sử dụng các loại thuốc sức

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Top 12 loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Top 12 loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra với mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Mặc dù không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Cách chữa nhiệt miệng dân gian an toàn và hiệu quả nhanh

Cách chữa nhiệt miệng dân gian an toàn và hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp về răng miệng mà ai cũng từng mắc phải. Dù không quá nguy hiểm nhưng các vết loét do nhiệt miệng lại

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến và dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Tại các vùng mô mềm trong miệng như má trong, môi, nướu xuất hiện các vết

Ngày 28/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Giải đáp: Viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng không

Giải đáp: Viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng không

Uống C sủi được nhiều người áp dụng để cải thiện các vết nhiệt miệng ngay tại nhà. Vậy viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Những cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

Những cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng xảy ra ở niêm mạc miệng, lưỡi, môi, nướu và có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Nhiệt miệng ở trẻ sơ

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga