Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Các loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là một tình trạng khá phổ biến gây ra đau nhức, ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Theo góc nhìn của bác sĩ, các trường hợp nhiệt miệng gây ra không ít phiền toái cho bệnh nhân. Sử dụng các loại thuốc chữa nhiệt miệng đúng cách không chỉ giúp giảm đau nhanh mà còn đẩy nhanh quá trình hồi phục. Dưới đây là một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn theo tình trạng bệnh hiện tại.

1. Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiệt miệng (aphthous ulcer) là tình trạng xuất hiện viêm loét nhỏ, nông ở niêm mạc miệng như môi, bên trong má, nướu, dưới lưỡi. Chúng thường gây đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống và nói chuyện.

Nhiệt miệng là tình trạng loét trong niêm mạc miệng gây đau nhức

Nhiệt miệng là tình trạng loét trong niêm mạc miệng gây đau nhức

Nguyên nhân chính gây ra nhiệt miệng bao gồm:

  • Thiếu vitamin B12, sắt, kẽm hoặc folate.
  • Cắn vào má, đánh răng quá mạnh hoặc sử dụng các dụng cụ nha khoa không đúng.
  • Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh.
  • Hệ miễn dịch suy yếu do stress kéo dài, bệnh lý tiểu đường, HIV/AIDS làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.
  • Dị ứng thực phẩm, thuốc, vật liệu nha khoa.
  • Stress kéo dài.
  • Ăn đồ cay nóng, thức ăn cứng, thiếu chất xơ làm kích ứng niêm mạc miệng.

Các triệu chứng của nhiệt miệng:

  • Xuất hiện các vết loét thường màu trắng hoặc vàng, bao quanh bởi một vùng viêm đỏ.
  • Đau rát khi ăn uống, nói chuyện hoặc chạm vào.
  • Vùng xung quanh vết loét có thể bị sưng nhẹ.

Nhiệt miệng thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác trong miệng như loét herpes, viêm nướu hay các bệnh lý niêm mạc. Dưới đây là gợi ý cách phân biệt:

  • Nhiệt miệng chủ yếu xuất hiện trong khoang miệng, còn loét herpes thường xuất hiện ở môi, đi kèm sốt, mệt mỏi.
  • Viêm nướu thường gây sưng đỏ nướu và chảy máu khi đánh răng.

2. Các loại thuốc chữa nhiệt miệng phổ biến hiện nay

Dưới đây là gợi ý một số loại thuốc chữa nhiệt miệng dành cho người lớn, trẻ em, thuốc súc miệng và thuốc uống:

2.1. Thuốc chữa nhiệt miệng cho người lớn

Thuốc chữa nhiệt miệng cho người lớn thường được bào chế dưới dạng gel bôi trực tiếp lên vết loét. Chúng có công dụng chính là giúp làm dịu cơn đau, giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành thương.

Thuốc trị nhiệt miệng cho người lớn

Thuốc trị nhiệt miệng cho người lớn

Các loại thuốc chữa nhiệt miệng cho người lớn phổ biến:

  • Oracortia
  • Oralmedic
  • Urgo
  • Kamistad
  • Kenalog Orabase

Cách sử dụng:

Các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên bôi thuốc trực tiếp lên vết loét sau khi đã vệ sinh khoang miệng khoảng 2 lần/ngày. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ liều lượng hoặc thời gian sử dụng để tránh kích ứng. Đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

2.2. Thuốc chữa nhiệt miệng cho trẻ em

Thuốc chữa nhiệt miệng cho trẻ em thường có các thành phần tự nhiên để tránh gây kích ứng, hỗ trợ giảm đau, tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.

Các loại thuốc trị nhiệt miệng cho trẻ em

Các loại thuốc trị nhiệt miệng cho trẻ em

Một số loại thuốc chữa nhiệt miệng cho trẻ em:

  • Mouthpaste Mediphar USA (1)
  • Zytee
  • Oracortia 0.1%
  • Kamistad N
  • Taisho
  • Trinolone Oral Paste
  • Orrepaste

Cách sử dụng:

Theo lời khuyên của các bác sĩ, khi dùng thuốc chữa nhiệt miệng cho trẻ em, cha mẹ cần bôi 2- 3 lần/ngày và thực hiện theo các bước sau:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng và dùng gạc mềm thấm nước muối sinh lý để vệ sinh khoang miệng cho trẻ.
  • Lấy một lượng gel nhỏ bằng hạt đậu vào tăm bông sạch rồi bôi trực tiếp lên vết loét.
  • Sau khi bôi thuốc, cần theo dõi trẻ để đảm bảo trẻ không đưa tay vào miệng để đảm bảo hiệu quả tối đa.

Lưu ý: 

  • Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Nếu tình trạng nhiệt miệng của trẻ không cải thiện sau 1 tuần sử dụng đi kèm với sốt cao, quất khóc, biếng ăn, cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.

2.3. Thuốc súc miệng trị nhiệt miệng

Các loại thuốc súc miệng trị nhiệt miệng thường bao gồm:

  • Nước súc miệng Chlorhexidine: Tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, làm sạch vết loét và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Nước súc miệng thảo dược: Thường chứa lô hội, cam thảo có tính kháng viêm, làm dịu và thúc đẩy quá trình lành thương.
Các loại nước súc miệng trị nhiệt miệng

Các loại nước súc miệng trị nhiệt miệng

Một số loại thuốc súc miệng trị nhiệt miệng phổ biến:

Cách sử dụng:

  • Tham khảo hướng dẫn sử dụng ghi trên chai hoặc ý kiến của bác sĩ.
  • Sau khi đánh răng, lấy một lượng thuốc súc miệng vừa đủ theo hướng dẫn ra nắp chai rồi súc miệng trong 30 giây – 1 phút.
  • Nhổ bỏ dung dịch, chú ý không nuốt.
  • Tần suất súc miệng từ 2 – 3 lần/ngày.

Lưu ý

Theo TS.BS Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha khoa Paris): “Bệnh nhân nên sử dụng nước súc miệng theo tần suất khuyến nghị, tránh lạm dụng để không làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong miệng. Hãy dùng sản phẩm trực tiếp mà không pha loãng và không cần súc miệng lại bằng nước sạch. Đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.”

2.4. Thuốc uống trị nhiệt miệng

Các loại thuốc uống trị nhiệt miệng thường dùng bao gồm:

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Giúp giảm đau, viêm và sưng tấy. Ví dụ: ibuprofen, naproxen.
  • Thuốc kháng virus: Sử dụng khi nhiệt miệng do virus gây ra. Ví dụ: acyclovir.
  • Thuốc kháng nấm: Sử dụng khi nhiệt miệng do nấm gây ra. Ví dụ: nystatin, fluconazole.
  • Vitamin và khoáng chất: Bổ sung các vitamin và khoáng chất như vitamin B12, kẽm giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình lành thương.
Các loại thuốc uống trị nhiệt miệng

Các loại thuốc uống trị nhiệt miệng

Lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng thuốc và tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng và thời gian điều trị đưa ra.
  • Ngừng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ nếu có tác dụng phụ.
  • Nên kết hợp với các loại thuốc bôi, súc miệng để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Các biện pháp trị nhiệt miệng hỗ trợ khác

Ngoài sử dụng các loại thuốc chữa nhiệt miệng, quý vị có thể sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên hoặc dùng thuốc đông y để giảm triệu chứng. Dưới đây là phân tích chi tiết:

3.1. Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên

  • Lá nha đam: Nha đam có tác dụng làm dịu da, giảm viêm và kháng khuẩn. Lấy nha đam, lột vỏ lấy phần thịt bên trong, sau đó trộn 1 muỗng cà phê nước với gel nha đam rồi thoa lên vết loét khoảng 3 lần/ngày (3).
  • Cam thảo: Cam thảo có tác dụng giảm đau do vết loét gây ra. Bạn có thể ngậm một lát cam thảo hoặc pha trà cam thảo để uống liên tục trong 3 ngày để chữa nhiệt miệng.
  • Trà xanh: Trà xanh giúp kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Hãy lấy 1 nắm trà xanh tươi rửa sạch rồi nấu với 1 lít nước rồi súc miệng 3 lần/ngày để giảm nhiệt miệng.
  • Dầu dừa: Tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm dịu vết loét và tạo lớp màng bảo vệ trước các yếu tố bên ngoài. Quý vị có thể bôi dầu dừa lên vết loét trước sau khi vệ sinh răng miệng, trước khi đi ngủ.

3.2. Trị nhiệt miệng bằng phương pháp Đông y

Quý vị có thể tham khảo biện pháp trị nhiệt miệng bằng cách châm cứu, bấm huyệt hoặc thuốc Đông y.

  • Châm cứu huyệt Thiếu Xung kết hợp với huyệt Đại Chung để trị nhiệt miệng.
  • Sử dụng thuốc Đông y gồm các loại thảo dược có tính thanh nhiệt, giải độc, giảm viêm như kim ngân hoa, liên kiều, hồng hoa, bồ công anh.
Vị trí huyệt Thiếu Xung để trị nhiệt miệng bằng phương pháp châm cứu

Vị trí huyệt Thiếu Xung để trị nhiệt miệng bằng phương pháp châm cứu

3.3. Hướng dẫn về chế độ sinh hoạt ngăn ngừa nhiệt miệng

Để đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát, việc điều chỉnh lối sống là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Giảm căng thẳng bằng cách tập yoga, thiền định, nghe nhạc, ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, chua, đồ uống có ga, rượu bia, cà phê,
  • Bổ sung nhiều nước, rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu vitamin B như thịt đỏ, trứng, sữa, các loại hạt.
  • Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày sau các bữa ăn chính, dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch chuyên dụng.

4. Lưu ý khi dùng thuốc chữa nhiệt miệng

Khi sử dụng các loại thuốc chữa nhiệt miệng, quý vị cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Một số thuốc chứa hoạt chất như benzydamine, lidocaine hoặc corticosteroid có thể gây dị ứng với người có cơ địa nhạy cảm.
  • Trong quá trình dùng thuốc nếu xảy ra các triệu chứng bất thường thì nên ngừng thuốc và tới bệnh viện để được thăm khám, tư vấn hướng điều trị khác thích hợp hơn.
  • Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và xa tầm tay trẻ em.

ThS. BS Hồng Vân (Bệnh viện nhiệt đới trung ương) cho biết: “Bên cạnh việc sử dụng thuốc, tôi thường khuyên bệnh nhân nên chú trọng đến việc giữ vệ sinh răng miệng và điều chỉnh chế độ ăn uống. Việc tránh các thực phẩm cay nóng và bổ sung vitamin từ rau quả tươi giúp cải thiện sức đề kháng và giảm nguy cơ tái phát nhiệt miệng.

Lưu ý khi dùng thuốc trị nhiệt miệng

Lưu ý khi dùng thuốc trị nhiệt miệng

5. Nhiệt miệng khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Nhiệt miệng thường khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, nếu gặp các triệu chứng dưới đây, bạn nên thăm khám bác sĩ:

  • Vết loét kéo dài sau 7 – 10 ngày không khỏi, có dấu hiệu lan rộng, sưng tấy, mưng mủ, đau rát nghiêm trọng, gây cản trở ăn uống (4).
  • Nhiệt miệng tái phát thường xuyên.
  • Mệt mỏi, sưng hạch, sụt cân, phát ban da.
  • Nhiệt miệng xuất hiện đi kèm với các bệnh lý nghiêm trọng như Crohn, lupus ban đỏ, celiac.

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1. Nhiệt miệng có lây không?

Nhiệt miệng không lây nhiễm từ người này sang người khác vì bệnh thường liên quan đến các yếu tố nội tại như căng thẳng, thay đổi hormone, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc do các bệnh lý nền như bệnh Crohn, lupus ban đỏ, và bệnh Celiac (5).

Nhiệt miệng không lây lan từ người sang người

Nhiệt miệng không lây lan từ người sang người

6.2. Thuốc chữa nhiệt miệng chứa corticoid có an toàn không?

Thuốc chữa nhiệt miệng chứa corticoid thường có tác dụng trị nhiệt miệng hiệu quả nhưng cần thận trọng về thời gian và tần suất sử dụng để tránh các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hoá, đau dạ dày, rối loạn miễn dịch. Vì vậy, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà cần được bác sĩ tư vấn và chỉ định.

Trên đây là tư vấn các loại thuốc chữa nhiệt miệng và gợi ý một số biện pháp hỗ trợ kèm tư vấn lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng không thuyên giảm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Đặc biệt, những người thường xuyên bị nhiệt miệng cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và thăm khám định kỳ để điều trị sớm nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận phía dưới để được Nha khoa Paris giải đáp.

Hiển thị nguồn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ