26/04/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng viêm lợi chắc chắn gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh viêm lợi xảy ra do đâu? Dấu hiệu nhận biết là gì và cách điều trị bệnh như thế nào?
Viêm lợi là một bệnh lý về răng miệng khá phổ biến tại Việt Nam, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, răng có thể bị lung lay. Để điều trị triệt để bệnh lý, khách hàng nên nhanh chóng tới các cơ sở nha khoa uy tín. Những thông tin chi tiết về bệnh như nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị… được Nha Khoa Paris chia sẻ chi tiết ở trong bài viết sau.
Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm, viêm lợi là tình trạng các mô lợi xung quanh răng bị viêm nhiễm, gây sưng đỏ, đau nhức, chảy máu… Đây là một bệnh rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ trẻ em đến người cao tuổi (1).
Bệnh viêm lợi có những dấu hiệu điển hình như sau:
– Sưng ở các mô nướu quanh răng.
– Nước chuyển sang màu đỏ thẫm, đỏ tím…
– Chân răng dễ chảy máu trong quá trình đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.
– Miệng có mùi khó chịu.
– Tụt lợi, răng lung lay.
– Đau nhức nướu.
– Nướu có ổ mủ.
– Có cảm giác mềm khi chạm vào nướu.
– Răng dễ bị buốt khi ăn nhai.
Nướu chuyển sang màu đỏ khi bị viêm
Bệnh viêm nướu răng xảy ra do những nguyên nhân sau: chế độ ăn uống không khoa học, cao răng, vệ sinh răng miệng kém, tác dụng phụ của thuốc, thay đổi nội tiết tố, stress, các bệnh lý cơ thể và nghiến răng.
– Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, ăn nhiều đồ ngọt, thường xuyên uống rượu bia… khiến mô nướu ngày càng bị suy yếu, dễ bị vi khuẩn gây hại tấn công và gây viêm.
– Cao răng: Cao răng tồn tại ở bề mặt răng, dưới nướu và chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Vi khuẩn trong cao răng sẽ gây kích thích và làm tổn hại tới nướu.
– Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng không cẩn thận khiến mảng bám, cặn thức ăn thừa còn sót lại nhiều ở răng. Chúng khiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong khoang miệng và làm cho các mô nướu bị viêm nhiễm (2).
– Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng Histamin… có thể làm giảm tiết nước bọt và dẫn tới khô miệng và viêm nhiễm nướu.
– Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mang thai rất dễ bị viêm lợi do sự thay đổi nồng độ estrogen và progesterone, làm tăng lưu lượng máu tới mô nướu, khiến cho nướu trở nên nhạy cảm hơn và dễ viêm.
– Stress: Stress khiến cơ thể sản xuất hormone cortisol và adrenalin. Chúng ức chế hệ miễn dịch cơ thể, tăng cường sự phát triển của vi khuẩn, làm cho nướu có nguy cơ cao bị viêm nhiễm.
– Các bệnh lý cơ thể: Bệnh tiểu đường, viêm gan, tim mạch… làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng và tổn thương tới các mô nướu xung quanh răng.
– Nghiến răng: Nghiến răng trong thời gian dài tạo áp lực lên cơ hàm, răng, nướu và dẫn tới bệnh lý viêm nướu.
Stress có thể gây viêm lợi
Bệnh viêm lợi không được xử lý sớm gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng như tác động tới xương hàm, cấu trúc răng, áp xe răng, ung thư nướu răng, hỏng tủy, thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
Trường hợp viêm nướu không được điều trị, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển, lan rộng tới răng, xương hàm… Vi khuẩn dần phá hủy cấu trúc xương hàm, ảnh hưởng đến sự ổn định của răng. Tình trạng trên gây đau nhức dữ dội và khiến cho chức năng ăn nhai bị suy giảm (3).
Vi khuẩn từ vùng nướu bị viêm tiết ra độc tố khiến cho chân răng bị nhiễm trùng và hình thành nên ổ áp xe. Các triệu chứng của bệnh là sưng mặt, đau nhức dữ dội, thân nhiệt tăng cao…
Viêm nướu không được chữa trị dứt điểm sẽ góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển bất thường của tế bào. Chúng xâm nhập, phá hủy các mô bình thường trong cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nướu răng.
Áp xe răng
Sau khi đã làm tổn thương cấu trúc răng, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào sâu bên trong tủy và gây viêm nhiễm. Viêm tủy răng gây ra các triệu chứng như đau nhói, đổi màu răng, sốt… gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày.
Vi khuẩn gây viêm nướu có thể phá vỡ các mô liên kết giữa răng và xương hàm và khiến cho răng bị lung lay. Trường hợp viêm nặng còn gây mất răng vĩnh viễn và cần trồng răng giả thay thế để đảm bảo các chức năng cơ bản của răng.
Mất răng vĩnh viễn do viêm nướu nghiêm trọng
Biện pháp điều trị viêm lợi hiệu quả là tới nha khoa uy tín. Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra, xác định mức độ bệnh và tư vấn phương án phù hợp như làm sạch cao răng, ghép vạt lợi hoặc nhổ răng.
– Làm sạch cao răng: Cạo cao răng đối với trường hợp viêm nhẹ giúp loại bỏ các ổ vi khuẩn gây bệnh (4).
– Ghép vạt lợi: Ghép vạt lợi áp dụng với trường hợp viêm nướu kèm theo tụt lợi, chảy máu chân răng. Sau khi lấy cao răng, bác sĩ mở nướu, nạo túi nha chu, làm sạch gốc răng, ghép mô nướu giúp phục hồi tổn thương và tái tạo hình dáng cho nướu.
– Nhổ răng: Nhổ răng được bác sĩ chỉ định khi bệnh viêm nướu ở mức độ nghiêm trọng, không thể điều trị triệt để.
Để phòng ngừa bệnh lý viêm nướu, khách hàng nên:
– Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải mềm.
– Ưu tiên sử dụng bàn chải điện để làm sạch răng miệng hiệu quả.
– Thay mới bàn chải khoảng 3 – 4 tháng sau khi sử dụng.
– Không sử dụng tăm tre xỉa răng.
– Dùng máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch cặn thức ăn, mảng bám ở kẽ răng.
– Không hút thuốc lá.
– Đeo máng chống nghiến nếu như hay nghiến răng khi đi ngủ.
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
– Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để làm sạch cao răng và kiểm tra răng, nướu tổng quát.
– Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Dùng chỉ nha khoa giúp ngăn chặn viêm lợi
Bệnh viêm lợi không phải là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Chỉ cần phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể khỏi hoàn toàn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu như khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến bệnh trên thì hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Paris để được giải đáp chính xác.
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×