Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia, Dùng được cho trẻ nhỏ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ  – Nha Khoa Paris Nghệ An.

Thuốc nhiệt miệng Oracortia là một trong những loại thuốc kê đơn thuộc nhóm kháng viêm, giảm đau rất hiệu quả. Để biết về công dụng, cách sử dụng, liều dùng cùng những vấn đề liên quan khác, hãy cùng tham khảo ngay bài viết của chúng tôi.

1. Giới thiệu về thuốc Oracortia

Thuốc Oracortia là một loại thuốc mỡ bôi ngoài da và niêm mạc miệng chứa thành phần hoạt chất Triamcinolone Acetonide, thuộc nhóm corticosteroid. Triamcinolone Acetonide hoạt động bằng cách kích hoạt các chất tự nhiên trong da và niêm mạc, giúp giảm sưng tấy, mẩn đỏ, ngứa, đồng thời ngăn ngừa sự lan rộng của tổn thương.

Được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ, Oracortia giúp giảm tạm thời các triệu chứng viêm nhiễm trong khoang miệng hoặc tổn thương dạng loét do chấn thương. Bạn chỉ cần bôi một lượng nhỏ Oracortia lên vùng da tổn thương để tạo thành một màng mỏng bảo vệ.

Chính vì vậy mà thuốc Oracortia sẽ có tác dụng làm giảm tình trạng đau rát trong các trường hợp như bị viêm nướu răng, nhiệt miệng, viêm lợi, loét khoang miệng, loại bỏ sự khó chịu mỗi khi nói hoặc ăn do bị tổn thương khoang miệng.

Với khả năng điều trị tuyệt vời và dạng mỡ dễ sử dụng, Oracortia trở thành lựa chọn hàng đầu cho việc điều trị các vấn đề miệng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, hãy tham khảo tư vấn với bác sĩ nha khoa hoặc dược sĩ để đảm bảo rằng bạn đang sử dụng thuốc đúng cách và tránh các phản ứng phụ không mong muốn.

Giới thiệu về thuốc Oracortia

Giới thiệu về thuốc Oracortia

2. Thành phần của thuốc Oracortia

Thành phần chính của thuốc Oracortia là Triamcinolone Acetonide với hàm lượng 0,1%. Ngoài ra, thuốc còn bao gồm các tá dược khác như Natri Carboxymethylcellulose, gelatin, pectin, tinh dầu bạc hà và hydrocarbon gel, cụ thể.

– Natri Carboxymethylcellulose: Một chất gelling tổng hợp, được sử dụng để tạo đặc và làm dịu da.

– Gelatin và pectin: Có khả năng bảo vệ và tái tạo mô da.

– Tinh dầu bạc hà: Có tính chất làm dịu và làm giảm ngứa, đồng thời cung cấp một mùi thơm dễ chịu.

– Hydrocarbon gel: Một loại gel dựa trên dầu, được sử dụng để cung cấp độ ẩm và giữ ẩm cho da.

Nhờ vào sự kết hợp của các thành phần trên, Oracortia không chỉ giúp giảm viêm hay ngứa, mà còn cung cấp độ ẩm, làm dịu da, đồng thời bảo vệ và tái tạo mô da bị tổn thương. Đây là một lựa chọn phổ biến trong việc điều trị các vấn đề da liên quan đến viêm nhiễm và ngứa.

3. Chỉ định và hạn chế sử dụng của thuốc Oracortia

Cũng giống như các loại thuốc khác trên thị trường, Oracortia sẽ có chỉ định và hạn chế khi sử dụng nhất định mà trước khi dùng bạn cần phải tìm hiểu kỹ vấn đề này.

3.1. Chỉ định sử dụng của thuốc Oracortia

Thuốc được chỉ định để hỗ trợ điều trị với các mục đích sau:

– Giảm tạm thời triệu chứng viêm nhiễm trong khoang miệng: Bao gồm tình trạng đau rát, sưng và viêm đỏ trong vùng khoang miệng. Thuốc có thể xoa dịu các cảm giác khó chịu nhanh chóng và giảm kháng viêm. Từ đó chúng sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm và tạo cảm giác thoải mái hơn cho bệnh nhân.

– Hỗ trợ làm giảm tạm thời tổn thương dạng loét do chấn thương: Oracortia chứa các thành phần có khả năng làm giảm viêm nhiễm và kích ứng trong vùng tổn thương, giúp tăng tốc quá trình lành và giảm các triệu chứng như đau, ngứa, sưng tại vị trí tổn thương.

Với các công dụng trên, thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và giảm đau cho các vấn đề về viêm nhiễm khoang miệng và tổn thương dạng loét, giúp người dùng cảm thấy thoải mái hơn và đẩy nhanh quá trình phục hồi.

3.2. Hạn chế sử dụng của thuốc Oracortia (chống chỉ định)

Tuy có rất nhiều công dụng hữu ích, nhưng Oracortia vẫn có những đối tượng hạn chế sử dụng nhất định hay chính xác hơn là các trường hợp chống chỉ định dùng.

– Người mẫn cảm với Triamcinolone Acetonide hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc: Nếu bạn có bất kỳ phản ứng bất thường nào sau khi sử dụng thuốc như da đỏ, ngứa, hoặc phù nề, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức.

– Người bị nhiễm nấm, herpes hoặc mụn trứng cá: Việc sử dụng Oracortia trên các vùng da bị nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm lan rộng hoặc gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Đối với các trường hợp này, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng.

– Oracortia được hấp thu qua da và có thể có tác dụng trong cơ thể. Do đó, hạn chế việc sử dụng trong trường hợp tổn thương da lan rộng hoặc sử dụng liều cao kéo dài: Điều đó có thể dẫn đến tác dụng phụ như suy giảm chức năng – tắc nghẽn tuyến thượng thận hoặc ức chế tuyến thượng thận, đặc biệt đối với những người nhạy cảm hoặc sử dụng liều cao.

– Cần hết sức thận trọng khi sử dụng Oracortia cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: Trước khi sử dụng, hãy thông báo cho bác sĩ về tình trạng mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ để được tư vấn về rủi ro cũng như lợi ích của việc sử dụng thuốc.

– Oracortia không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi mà không có sự chỉ định của bác sĩ: Việc sử dụng thuốc ở trẻ nhỏ có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc không mong muốn.

Chỉ định và hạn chế sử dụng của thuốc Oracortia

Chỉ định và hạn chế sử dụng của thuốc Oracortia

4. Cách sử dụng và liều lượng của thuốc Oracortia

Nhằm đảm bảo về kết quả hiệu quả, khi dùng Oracortia bạn cần tuân thủ về cách sử dụng và liều lượng cụ thể như sau.

– Cách sử dụng:

Bước 1: Súc miệng bằng nước lọc hoặc đánh răng để làm sạch khoang miệng trước khi bôi thuốc.

Bước 2: Dùng tăm bông sạch để lấy một lượng thuốc vừa đủ và thoa lên vùng da bị tổn thương một cách nhẹ nhàng, tạo ra một lớp màng mỏng. Tránh chà xát mạnh để tránh gây đau đớn hoặc lan rộng tổn thương.

Lưu ý: Nên sử dụng thuốc sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, để thuốc tiếp xúc với vùng tổn thương trong thời gian dài, tránh tình trạng thuốc bị rửa trôi bởi thức ăn.

– Liều lượng: Sử dụng thuốc bôi 1 – 2 lần/ngày. Trong trường hợp nhiệt miệng nặng, có thể tăng số lần bôi lên 3 lần/ngày, sau khi ăn.

5. Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc Oracortia

Khi sử dụng thuốc nhiệt miệng Oracortia, bạn nên lưu ý rằng có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là những thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn về những tác dụng này:

– Làm mỏng da, teo da, rạn da hoặc phát ban đỏ: Thuốc nhiệt miệng Oracortia có thể làm mỏng da và làm da trở nên dễ rách hoặc gây ra các vết rạn nứt. Ngoài ra, nếu bạn có vùng da có nhiều nếp gấp, đặc biệt là trên khuôn mặt, có khả năng xảy ra tình trạng da đỏ và kích ứng.

– Phù do giữ nước: Oracortia có thể gây tác dụng giữ nước trong cơ thể, dẫn đến tình trạng phù nề. Bạn có thể cảm thấy sưng phù, đặc biệt là ở khuôn mặt, tay và chân.

– Tăng huyết áp, tăng đường huyết: Sử dụng thuốc Oracortia có thể gây tăng huyết áp và đường huyết. Điều đó rất nguy hiểm đối với những người có tiền sử bệnh tăng huyết áp và tiểu đường.

– Đau đầu, đau mỏi cơ khớp, loãng xương, rậm lông: Các tác dụng phụ khác bao gồm đau đầu, đau mỏi cơ khớp, loãng xương và rậm lông. Nếu bạn gặp các triệu chứng này, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn.

– Loét dạ dày – tá tràng: Sử dụng Oracortia có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa, gây ra loét dạ dày và tá tràng. Nếu bạn có các triệu chứng như đau bụng, ợ nóng, hoặc tiêu chảy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

– Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp: Một tác dụng phụ hiếm khi xảy ả nhưng lại nghiêm trọng của Oracortia là khả năng gây đục thủy tinh thể (cataract) và tăng áp lực trong mắt, gây ra tình trạng tăng nhãn áp.

Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc Oracortia

Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc Oracortia

6. Tương tác của thuốc Oracortia với các loại thuốc khác

Ngoài ra, việc sử dụng Oracortia kết hợp với một số loại thuốc khác có thể gây tương tác và tác dụng phụ như sau:

– Thuốc gây nghiện hoặc thuốc ức chế miễn dịch: Có thể gây ức chế miễn dịch quá mức và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.

– Thuốc giảm đau và chống viêm thuộc nhóm Nsaids: Tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm tá tràng, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…

– Nhóm thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu và thuốc tiểu đường: Có thể làm giảm hiệu quả kháng viêm và kéo dài thời gian lành miệng.

– Warfarin (thuốc chống đông máu): Có thể tăng tác dụng chống đông máu và gây phản ứng ngược, nguy hiểm cho người dùng.

– Thuốc kháng histamine: Việc kết hợp Oracortia với thuốc kháng histamine như loratadine hoặc cetirizine có thể tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ như buồn ngủ và mệt mỏi.

– Thuốc chống co giật: Cần thận trọng khi sử dụng Oracortia cùng với thuốc chống co giật như phenytoin hoặc carbamazepine, vì có thể làm giảm hiệu quả của cả hai loại thuốc.

– Thuốc chống loạn nhịp tim: Oracortia có thể tương tác với một số loại thuốc chống loạn nhịp tim như amiodarone hoặc disopyramide, gây ra tình trạng tăng nguy cơ xảy ra nhịp tim không đều.

– Thuốc chống dị ứng tiêm: Nếu bạn đang sử dụng Oracortia và cần tiêm một liều thuốc chống dị ứng như epinephrine, cần thông báo cho bác sĩ về việc sử dụng Oracortia để họ có thể điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Tương tác của thuốc Oracortia với các loại thuốc khác

Tương tác của thuốc Oracortia với các loại thuốc khác

7. Biện pháp cần thực hiện khi sử dụng quá liều thuốc Oracortia

Theo bác sĩ nha khoa Lê Thị Hải, để đảm bảo sức khỏe và tránh các tác dụng phụ không mong muốn , nếu bạn nghi ngờ mình đã sử dụng quá liều hoặc gặp bất kỳ dấu hiệu nêu trên, nên tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Chuyên gia y tế sẽ đánh giá tình trạng của bạn và đưa ra các biện pháp cần thiết để giảm tác động của quá liều thuốc.

Nguy cơ quá liều thuốc có thể xảy ra trong trường hợp người dùng vô tình nuốt quá nhiều thuốc. Đặc biệt, khi sử dụng Corticoid với liều lượng lớn, nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ càng gia tăng.

Việc quá liều Corticoid có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm suy giảm miễn dịch dẫn đến việc xuất hiện các vết loét và nhiệt miệng không lành, tăng huyết áp, loãng xương, tăng đường huyết, giữ nước trong cơ thể gây phù.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về liều lượng hay cách sử dụng thuốc, hãy thảo luận và hỏi ý kiến chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả trong quá trình điều trị.

8. Hạn dùng và bảo quản thuốc Oracortia

Ngoài những vấn đề trên, hạn sử dụng vào bảo quản khi dùng thuốc Oracortia cũng là hai điều bạn cần phải quan tâm đến.

– Hạn sử dụng của thuốc: 36 tháng tính từ ngày sản xuất.

– Cách bảo quản:

Để bảo quản thuốc Oracortia, bạn nên lưu trữ ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng. Hạn chế bảo quản trong phòng tắm và không để trong ngăn đá. Hãy tham khảo hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc tìm sự tư vấn từ dược sĩ để biết các phương pháp bảo quản riêng cho từng loại thuốc. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng thuốc được đặt ở nơi không thể tiếp cận được cho trẻ em và thú cưng.

Khi muốn vứt bỏ thuốc, không nên đổ vào toilet hoặc hệ thống nước trừ khi có hướng dẫn cụ thể. Hãy tiến hành việc tiêu hủy thuốc theo cách đúng khi đã hết hạn sử dụng hoặc không thể dùng nữa.

Hạn dùng và bảo quản thuốc Oracortia

Hạn dùng và bảo quản thuốc Oracortia

9. Thông tin về giá cả của thuốc Oracortia trên thị trường

Hiện tại giá của thuốc Oracortia trên thị trường vô cùng đa dạng, nhưng chủ yếu được chia thành hai dòng chính:

– Giá thuốc Oracortia dạng tuýp 5g: Dao động từ 30.000 – 42.000 VNĐ/tuýp

– Giá thuốc Oracortia dạng gói 1g: Dao động từ 10.000 – 15.000 VNĐ/gói (giá bán cả hộp 50 gói khoảng 500.000 VNĐ).

10. Câu hỏi về thuốc Oracortia

Tuy là một loại thuốc rất thông dụng, nhưng ắt hẳn không phải ai trong chúng ta cũng đều hiểu rõ về Oracortia. Do đó, sau đây chúng tôi sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp về chúng.

10.1. Thuốc nhiệt miệng Oracortia có dùng được cho trẻ em không

Theo chia sẻ của bác sĩ nha khoa Lê Thị Hải, trẻ em vẫn có thể sử dụng Oracortia. Tuy nhiên, riêng với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì tuyệt đối không nên dùng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.

Trẻ em dưới 1 tuổi là những đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc và giám sát cẩn thận về sức khỏe. Việc sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể mang đến những nguy hiểm không đáng có. Chính vì vậy, hãy luôn tuân thủ nguyên tắc không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ dưới 1 tuổi mà không có sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.

Thuốc nhiệt miệng Oracortia có dùng được cho trẻ em không

Thuốc nhiệt miệng Oracortia có thể dùng được cho trẻ em

10.2. Thuốc nhiệt miệng Oracortia có dùng được cho bà bầu không

Riêng đối với trường hợp tiếp theo, bác sĩ nha khoa Lê Thị Hải đưa ra lời khuyên, hãy xem xét sử dụng thuốc nhiệt miệng Oracortia cho phụ nữ mang thai giữa lợi ích điều trị và nguy cơ có thể xảy ra dưới sự tư vấn đầy đủ của bác sĩ. Oracortia có thể giúp điều trị hiệu quả các vấn đề nhiệt miệng trong thai kỳ, nhưng việc sử dụng thuốc phải được tiến hành một cách thận trọng và chỉ với liều thấp nhất,  thời gian ngắn nhất có thể để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Đặc biệt, không nên sử dụng thuốc Oracortia trong 3 tháng đầu thai kỳ, vì đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Trong giai đoạn này, các cơ quan, hệ thống của thai nhi đang hình thành và tổ chức, nên việc tiếp xúc với thuốc có thể gây hại.

Như bạn N.T.T.M 29 tuổi (Trần Văn Quang, Vinh, Nghệ An) là một trường hợp thai phụ bị nhiệt miệng nhưng vẫn sử dụng được Oracortia. Theo đó, tình trạng của bạn M khi đến Nha Khoa Paris thăm khám là bị nhiệt miệng nặng, gây đau rát, thậm chí còn có nguy cơ nhiễm trùng. Vì đang mang thai tháng thứ 6 nên bác sĩ đã kê thêm thuốc Oracortia sử dụng tại nhà với liều lượng thấp và chỉ dùng trong vòng vài ngày.

Thuốc nhiệt miệng Oracortia có dùng được cho bà bầu không

Thuốc nhiệt miệng Oracortia có thể dùng được cho bà bầu

10.3.  Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia có nuốt được không

Oracortia có khả năng hấp thu qua niêm mạc miệng khá tốt, do đó, bạn tuyệt đối không nên nuốt thuốc. Nếu nuốt phải, nó có thể hấp thu vào máu và gây ra các tác dụng toàn thân không mong muốn. Để đảm bảo hiệu quả tối ưu và giảm nguy cơ tác dụng phụ, bạn nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng và chỉ bôi thuốc trực tiếp lên vùng bị tổn thương.

Một điều cần lưu ý, việc sử dụng băng quấn chặt vùng bị tổn thương để giữ thuốc cũng không được khuyến khích. Băng quấn chặt có thể làm tăng khả năng hấp thu thuốc vào máu, gây ra các tác dụng phụ và giảm hiệu quả của thuốc. Thay vào đó, bạn  nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và sử dụng thuốc theo hướng dẫn để đạt được kết quả điều trị tốt nhất mà không gây rủi ro không cần thiết.

Để đạt được hiệu quả tối ưu, hãy thoa một lượng nhỏ thuốc Oracortia lên vùng tổn thương bằng ngón tay hoặc que nhựa sạch. Đảm bảo vùng tổn thương đã được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng thuốc. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay lo ngại nào về cách sử dụng thuốc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn chi tiết nhất.

Mong rằng, với những chia sẻ về thuốc nhiệt miệng Oracortia trên đây đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Đây là một loại thuốc rất phổ biến trên thị trường, nhưng việc sử dụng như thế nào cần được chỉ định rõ ràng từ bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng hay thay đổi liều lượng.

Hiển thị nguồn

Dược phẩm Á Âu: “Hướng dẫn sử dụng thuốc Oracortia điều trị bệnh nhiệt miệng”
Nhà thuốc Long Châu: “Thuốc Oracortia 0.1% Thai Nakorn Patana điều trị nhiệt miệng (5g)”
Hello Bác sĩ: “Oracortia là thuốc gì? Công dụng & liều dùng”
Thuốc Dân tộc: “Top 10 Loại Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Tốt Có Hiệu Quả Nhanh”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh nhiệt miệng
Bật mí 10 loại thuốc chấm nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất

Bật mí 10 loại thuốc chấm nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất

Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng bị tổn thương, dẫn đến hình thành vết loét trong khoang miệng. Để vết loét nhanh chóng thuyên

Ngày 20/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Nhiệt miệng không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn gặp ở trẻ em. Có nhiều cách trị nhiệt miệng, trong đó sử dụng các loại thuốc sức

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Giải đáp: Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không

Giải đáp: Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không

Nhiệt miệng là tình trạng các niêm mạc miệng bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm, hình thành các vết loét ở trong miệng và kèm theo các

Ngày 06/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Top 12 loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Top 12 loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra với mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Mặc dù không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Cách chữa nhiệt miệng dân gian an toàn và hiệu quả nhanh

Cách chữa nhiệt miệng dân gian an toàn và hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp về răng miệng mà ai cũng từng mắc phải. Dù không quá nguy hiểm nhưng các vết loét do nhiệt miệng lại

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến và dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Tại các vùng mô mềm trong miệng như má trong, môi, nướu xuất hiện các vết

Ngày 28/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam