Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Bác sĩ chuyên khoa là gì? Tất tần tật thông tin bạn cần biết

Bác sĩ chuyên khoa là những người sở hữu chuyên môn cao và làm việc trong các lĩnh vực y khoa cụ thể. BSCK I (còn được gọi là Specialist doctor) là người chuyên về một lĩnh vực cụ thể trong ngành y và có cấp độ cao hơn bác sĩ nội trú hay chuyên khoa định hướng, tương đương thạc sĩ bác sĩ. Để trở thành bác sĩ chuyên khoa cấp I, yêu cầu đối tượng phải tốt nghiệp chính quy hoặc không chính quy và có kinh nghiệm thực hiện lâm sàng từ 12 tháng trở lên.

BSCKII có trình độ cao hơn BSCKI: Tương đương trình độ Tiến sĩ Y khoa. Sau khi có bằng BSCKI hoặc Thạc sĩ Y khoa, bác sĩ cần học thêm 2 năm nữa để lấy bằng chuyên khoa 2, vì vậy BSCK 2 thường nắm giữ các vị trí quan trọng.

1. Bác sĩ chuyên khoa 1, 2, 3 là gì?

Bác sĩ chuyên khoa (BSCK) đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực y khoa. Họ là những chuyên gia có chuyên môn cao trong các lĩnh vực cụ thể như thần kinh, hệ tiêu hóa, nhi… Với trách nhiệm to lớn, họ không chỉ chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân mà còn đảm bảo nắm vững kiến thức chuyên sâu và áp dụng những phương pháp mới nhất trong ngành y (1).

– Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì (CK1): Đây là bác sĩ đã hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học chuyên sâu trong một lĩnh vực y khoa, thường kéo dài 2 năm. Mục tiêu là đào tạo bác sĩ có khả năng chẩn đoán và điều trị chuyên ngành hiệu quả hơn so với bác sĩ đa khoa.

Bác sĩ chuyên khoa 1 chữa bệnh gì: Bác sĩ CK1 thường làm việc tại các bệnh viện tuyến tỉnh hoặc trung ương, có khả năng chẩn đoán và điều trị chuyên sâu trong lĩnh vực họ được đào tạo, như nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa, hoặc các chuyên khoa khác. Họ thường điều trị các bệnh phổ biến và ít phức tạp hơn so với BSCKII, nhưng vẫn có khả năng giải quyết các ca bệnh cần chuyên môn cao và đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp.

– Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì (CK2): Đây là bậc đào tạo cao hơn CK1, kéo dài 2-3 năm, nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu hơn, đồng thời hướng tới vai trò lãnh đạo, giảng dạy hoặc nghiên cứu trong lĩnh vực y khoa.

– Bác sĩ chuyên khoa 3 là gì (CK3): Đây là khái niệm không phổ biến tại Việt Nam, thường dùng để chỉ các bác sĩ được đào tạo chuyên sâu ở mức cao nhất trong lĩnh vực y học, tương đương hoặc gần giống với tiến sĩ ở một số nước.

Bác sĩ chuyên khoa là gì

Bác sĩ chuyên khoa là người có chuyên môn cao trong một lĩnh vực cụ thể

Các bác sĩ đều phải trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu sau khi hoàn thành bậc đại học y khoa. Họ đã nắm vững kiến thức cơ bản và tiến xa hơn để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Với khả năng phân tích tình huống phức tạp và đưa ra các quyết định chính xác, họ có khả năng đối phó với nhiều trường hợp lâm sàng khác nhau.

Vai trò của BSCK không chỉ giới hạn ở việc chẩn đoán và điều trị bệnh tật. Họ còn chịu trách nhiệm tư vấn và cung cấp thông tin hữu ích cho bệnh nhân về tình trạng sức khỏe của họ. Bằng cách thể hiện sự tận tâm và tầm nhìn sâu rộng, BSCK đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và trị liệu cho bệnh nhân.

2. Vai trò của bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ chuyên khoa đóng vai trò tuyến tư vấn thứ hai khi bệnh không cải thiện sau điều trị tuyến đầu. Họ có kiến thức và chuyên môn sâu rộng có khả năng chẩn đoán, điều trị các ca bệnh phức tạp. Cụ thể là tư vấn, hướng dẫn quy trình điều trị, thực hiện phẫu thuật, thủ thuật y khoa phức tạp.

Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý chuyên sâu

Bác sĩ chuyên khoa được đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể nên họ có khả năng chẩn đoán các ca bệnh phức tạp, hiếm gặp và nguy hiểm.

Sau khi chẩn đoán, họ sẽ tiến hành chỉ định các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết để xác định nguyên nhân gây ra bệnh. Dựa trên chẩn đoán này, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhằm điều trị dứt điểm.

Thực hiện các thủ thuật y khoa phức tạp

Trong trường hợp phải phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa với kỹ thuật y khoa tốt, thao tác tỉ mỉ, chính xác sẽ đảm bảo ca phẫu thuật thành công. Đặc biệt với những ca khó như nội soi, cấy ghép nội tạng, tim mạch…

Cung cấp tư vấn y khoa chuyên môn

Bác sĩ chuyên môn cao đóng vai trò là cầu nối cung cấp những thông tin y tế chính xác cho bệnh nhân. Họ sẽ giải thích về tình trạng bệnh một cách dễ hiểu và tư vấn lựa chọn hướng điều trị an toàn, hiệu quả nhất. 

Bên cạnh đó, họ tư vấn chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, tập luyện phù hợp để bệnh nhân hồi phục nhanh nhất.

Tham gia nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa

Bên cạnh hoạt động công tác trong bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa không ngừng nâng cao kiến thức thông qua việc nghiên cứu khoa học nhằm tìm phương pháp điều trị mới. 

Ngoài ra, họ cũng đóng vai trò trong việc đào tạo thế hệ bác sĩ tương lai bao gồm truyền đạt những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn.

Bác sĩ chuyên khoa có khả năng chẩn đoán chính xác bệnh tình hiện tại

Bác sĩ chuyên khoa có khả năng chẩn đoán chính xác bệnh tình hiện tại

3. Lợi ích khi lựa chọn bác sĩ chuyên khoa

Với những ca bệnh nặng, việc lựa chọn bác sĩ chuyên khoa sẽ đem lại một số quyền lợi như

Được chẩn đoán chính xác

Bác sĩ  có đủ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn để đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị chính xác. Đặc biệt với những ca bệnh lý phức tạp, hiếm gặp. Các biện pháp chẩn đoán bao gồm: xét nghiệm, chụp Xquang, chụp CT, sinh thiết, xét nghiệm tuỷ, xét nghiệm tế bào… (2)

Tăng tỷ lệ thành công trong điều trị

Việc chẩn đoán chính xác là nền tảng giúp đưa ra hướng điều trị phù hợp. Từ đó, đảm bảo tỷ lệ thành công chữa khỏi bệnh và rút ngắn thời gian tối đa, giảm thiểu nguy cơ tái bệnh. Bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau kèm sự tính toán giữa những yếu tố khác như tuổi tác, bệnh nền, lối sống của bệnh nhân.

Giảm nguy cơ biến chứng

Tay nghề và kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ cho phép xử lý những ca bệnh phức tạp nhất, giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong quá trình điều trị. 

Nhận được sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp và tận tâm

Bằng y đức của mình, bác sĩ luôn dành thời gian lắng nghe, giải đáp mọi thắc mắc của bệnh nhân. Họ đặt sức khoẻ của bệnh nhân lên hàng đầu và nỗ lực hết mình để đưa ra hướng điều trị tốt nhất. Đồng thời, tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày và cách dùng thuốc đúng để loại bỏ bệnh tật, nâng cao sức khoẻ.

Khám chữa bệnh bởi bác sĩ chuyên khoa giúp tăng tỷ lệ thành công khi điều trị

Khám chữa bệnh bởi bác sĩ chuyên khoa giúp tăng tỷ lệ thành công khi điều trị

4. Các loại bác sĩ chuyên khoa phổ biến

Có 9 loại bác sĩ chuyên khoa tại các bệnh viện lớn, mỗi người có một lĩnh vực chuyên môn riêng.

Bác sĩ nội khoa: Chuyên về các bệnh nội tạng, nội tiết, hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, máu… Bác sĩ nội khoa không thực hiện phẫu thuật mà chỉ sử dụng thuốc men, vật lý trị liệu, dinh dưỡng để điều trị bệnh (3).

Bác sĩ ngoại khoa: Chuyên về phẫu thuật, can thiệp dao kéo và kê thuốc cho bệnh nhân sau khi điều trị

Bác sĩ nhi khoa: Chuyên chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến trẻ em.

Bác sĩ sản phụ khoa: Chuyên về sức khỏe sinh sản, sinh nở, khám thai kỳ, điều trị bệnh phụ khoa, tư vấn tình dục và sinh sản, phẫu thuật…

Bác sĩ tâm lý, thần kinh: Chuyên về các rối loạn tâm thần, thần kinh như đột quỵ, động kinh, Alzheimer, Parkinson và kê đơn thuốc, thực hiện phẫu thuật hoặc các liệu pháp tâm lý.

Bác sĩ da liễu: Chuyên về các bệnh da, tóc, móng.

Bác sĩ mắt: Chuyên về các vấn đề liên quan đến thị giác như cận thị, viễn thị, loạn thị, đục thuỷ tinh thể, thoái hoá điểm vàng… Bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị bằng sử dụng thuốc, phẫu thuật, kính mắt.

Bác sĩ tai mũi họng: Chuyên về các bệnh liên quan đến tai, mũi, họng như viêm tai giữa, mất thính lực, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, ung thư vòm họng.

Bác sĩ răng hàm mặt: Chuyên về các vấn đề nha khoa, răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, niềng răng, nhổ răng

Bác sĩ chuyên nha khoa, răng hàm mặt

Bác sĩ chuyên nha khoa, răng hàm mặt

5. Khi nào cần đến khám bác sĩ chuyên khoa?

Khi các triệu chứng bệnh kéo dài, đã dùng thuốc nhưng không thuyên giảm, gặp các bệnh lý phức tạp hay cần can thiệp phẫu thuật thì cần đến khám bác sĩ chuyên khoa:

– Triệu chứng kéo dài, uống thuốc không khỏi thì bạn nên đến khám bác sĩ chuyên ngành để được khám lại và điều trị chuyên sâu hơn. Ví dụ, bạn ho về đêm trên 4 ngày, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe, đã sử dụng thuốc nhưng không hiệu quả. Hoặc, phụ nữ mang thai mắc các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp…

– Gặp bệnh lý phức tạp, hiếm gặp như ung thư, tim mạch, thần kinh… Cần gặp bác sĩ chuyên ngành để chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị chính xác.

– Cần phẫu thuật để điều trị bệnh, gặp bác sĩ chuyên khoa giúp tăng tỷ lệ thành công. Ví dụ: phẫu thuật tim, mắt thần kinh, phẫu thuật thẩm mỹ. 

6. Làm thế nào để chọn bác sĩ chuyên khoa phù hợp?

Để chọn bác sĩ chuyên khoa phù hợp, người bệnh cần tìm kiếm qua các nguồn thông tin như bạn bè, người thân, đánh giá từ bệnh nhân khác. Ngoài ra, cân nhắc tìm hiểu thêm chứng chỉ chuyên môn của bác sĩ.

– Tìm kiếm thông tin từ bạn bè, người thân hoặc các bác sĩ khác. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm thông tin về bác sĩ trên website của Bộ Y tế, tổng hội Y dược Việt Nam.

– Tham khảo đánh giá từ bệnh nhân khác đã từng khám và điều trị bởi bác sĩ đó.

– Tham gia các diễn đàn sức khỏe để lắng nghe chia sẻ từ những người có kinh nghiệm.

– Tìm hiểu về các chứng chỉ chuyên môn của bác sĩ, số năm kinh nghiệm, thành tựu

7. Một số câu hỏi thường gặp về bác sĩ chuyên khoa

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến vấn đề tìm kiếm, lựa chọn bác sĩ chuyên và giải đáp chi tiết:

7.1. Bác sĩ chuyên khoa có thể điều trị bệnh mạn tính không?

Có. Tuy nhiên, điều trị bệnh mạn tính thường là một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, bệnh nhân. Bác sĩ cần chẩn đoán chính xác bệnh, lên kế hoạch điều trị và thay đổi, điều chỉnh tùy vào sức khoẻ hiện trạng của người bệnh.

Bác sĩ chuyên môn cao có thể điều trị bệnh mạn tính

Bác sĩ chuyên môn cao có thể điều trị bệnh mạn tính

7.2. Những bệnh lý nào thường được điều trị bởi bác sĩ chuyên ngành nội khoa?

Những bệnh lý được bác sĩ chuyên ngành nội khoa điều trị bao gồm: tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, nội tiết, huyết học, khớp và miễn dịch, thần kinh.

Tim mạch: Hở van tim, rối loạn tim, suy tim, bệnh động mạch vành.

Hô hấp: Các bệnh liên quan đến phổi, tai, mũi họng như hen suyễn, viêm phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính, nhiễm trùng đường hô hấp,

Tiêu hoá: Dạ dày, ruột, đại tràng, túi mật như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…

Thận tiết niệu: Thận, bàng quang, niệu quản, hệ bài tiết nước tiểu như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, suy thận.

Nội tiết: Liên quan đến các vấn đề sản xuất hormone bao gồm tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy, tinh hoàn, buồng trứng.

Huyết học: Liên quan đến bệnh về máu, tủy xương như ung thư máu, rối loạn đông máu.

Khớp: Bao gồm bệnh viêm thấp khớp, lupus.

Thần kinh: Bao gồm các bệnh như đột quỵ, Alzheimer, bệnh Parkinson và động kinh.

Các bệnh lý về thần kinh cần đến gặp bác sĩ chuyên môn cao để giải quyết

Các bệnh lý về thần kinh cần đến gặp bác sĩ chuyên môn cao để giải quyết

7.3. Bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ đa khoa khác nhau như thế nào?

Về kiến thức, bác sĩ đa khoa được đào tạo về nhiều lĩnh vực y học khác nhau, có kiến thức cơ bản các bệnh lý và phương pháp điều trị. Nhưng kiến thức của họ không chuyên sâu bằng bác sĩ chuyên khoa trong một lĩnh vực cụ thể. 

Về phạm vi hoạt động, bác sĩ chuyên khoa thường làm tại các bệnh viện tuyến trung ương còn bác sĩ đa khoa thường làm việc tại bệnh viện tuyến cơ sở, phòng khám, trạm y tế xã.

Về quy trình khám chữa bệnh, bác sĩ đa khoa tập trung vào việc chẩn đoán và điều trị ban đầu bao gồm kê thuốc, xét nghiệm đơn giản. Bác sĩ chuyên khoa tập trung chẩn đoán chuyên sâu, áp dụng phương pháp điều trị tiên tiến.

7.4. Bác sĩ chuyên nội khoa và bác sĩ chuyên ngoại khoa có gì khác nhau?

Bác sĩ nội khoa chuyên chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nội khoa bằng phương pháp không xâm lấn thông qua sử dụng thuốc, thay đổi lối sống, chăm sóc sức khỏe. Bác sĩ ngoại khoa điều trị các bệnh lý cần phẫu thuật, xâm lấn.

7.5. Bác sĩ chuyên khoa 2 và tiến sĩ

Bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCKII) và tiến sĩ y khoa đều là những trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực y học.

– Bác sĩ CK2: Có nhiều kinh nghiệm kỹ năng lâm sàng và thực hành.

– Tiến sĩ y khoa: Chủ yếu tập trung chuyên sâu vào nghiên cứu khoa học và lý thuyết giảng dạy.

Trong thực tế, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng y tế và chăm sóc sức khỏe.

8. So sánh các bậc học bác sĩ chuyên khoa

8.1. So sánh bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ nội trú thực chất là những sinh viên ngành y đang trong quá trình đào tạo, học tập và rèn luyện kinh nghiệm thực tế. Họ là những tương lai của ngành y, được đào tạo và hướng dẫn bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú là một điều kiện bắt buộc và quan trọng để trở thành một bác sĩ đích thực (4).

Trong quá trình đào tạo, sinh viên ngành y học sẽ trải qua nhiều khóa học lý thuyết và thực hành tại bệnh viện. Đây là cơ hội để họ áp dụng kiến thức học được trong môi trường thực tế, đồng thời rèn luyện kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề.

Trong khi đó, bác sĩ chuyên ngành là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y học. Họ đã trải quá trình đào tạo sâu rộng và thường tập trung vào một lĩnh vực cụ thể. Như vậy, thực chất thì bác sĩ nội trú chỉ là một bước đệm trong hành trình trở thành bác sĩ chuyên ngành. Tương tự, giữa bác sĩ nội trú và chuyên khoa 1 thì tất nhiên BSCKI sẽ có cấp bậc cao hơn.

Bạn chỉ cần hiểu rằng, bác sĩ nội trú thì là vẫn người đang trong quá trình đào tạo, còn bác sĩ chuyên ngành thì đã đủ kiện hành nghề, có bằng cấp đầy đủ. Chưa kể, chương trình đào tạo chuyên khoa 1 cũng phức tạp hơn rất nhiều.

8.2. So sánh bác sĩ đa khoa và bác sĩ chuyên khoa

Trái ngược với bác sĩ đa khoa, các bác sĩ chuyên khoa là những chuyên gia y tế đã hoàn tất bằng cấp và đào tạo sau đại học và họ chuyên sâu vào một lĩnh vực y khoa cụ thể.

Dưới đây là những điểm khác biệt cụ thể giữa bác sĩ đa khoa và chuyên khoa:

Đào tạo: Bác sĩ đa khoa được đào tạo rộng hơn và có kiến thức tổng quát về nhiều lĩnh vực y tế, trong khi bác sĩ chuyên ngành được đào tạo sâu về một lĩnh vực cụ thể.

Chuyên môn: Bác sĩ đa khoa thường chăm sóc bệnh nhân với các triệu chứng thông thường, các vấn đề sức khỏe hàng ngày và các tình trạng không phức tạp. Trong khi đó, bác sĩ chuyên ngành tập trung vào một lĩnh vực cụ thể như nội khoa, nhi khoa, phẫu thuật, tim mạch, da liễu… Họ có kiến thức sâu về lĩnh vực này, có thể chẩn đoán và điều trị các vấn đề phức tạp hơn.

Phạm vi chẩn đoán và điều trị: Bác sĩ đa khoa là người đầu tiên mà bệnh nhân thường gặp khi có vấn đề về sức khỏe. Họ có thể chẩn đoán và điều trị nhiều vấn đề phổ biến. Trong trường hợp cần chuyên môn cao hơn, bác sĩ đa khoa có thể giới thiệu bệnh nhân tới bác sĩ chuyên khoa để tiếp tục chăm sóc.

Bác sĩ đa khoa khác hoàn toàn bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ đa khoa khác hoàn toàn bác sĩ chuyên khoa

8.3. Bác sĩ chuyên khoa 1 hay 2 giỏi hơn?

Bác sĩ chuyên khoa 2 được đánh giá có chuyên môn cao hơn BSCK1 do phải trải qua thêm 2 năm quá trình đào tạo chuyên sâu và yêu cầu kinh nghiệm lâm sàng thực tiễn. Bác sĩ chuyên khoa 2 thường nắm giữ các vị trí quan trọng và có khả năng chẩn đoán, điều trị các ca bệnh phức tạp hơn so với BSCKI. Có khả năng đảm nhận các vị trí giảng dạy, quản lý hoặc nghiên cứu.

8.4. Sự khác nhau giữa thạc sĩ và chuyên khoa 1

Nếu bạn đang băn khoăn nên học thạc sĩ hay chuyên khoa 1, thì cần phải hiểu rõ hai lĩnh vực này đều mang đến những lợi ích và thách thức riêng của nó.

Học thạc sĩ sẽ mở rộng tư duy của bạn, dù chuyên môn không tăng lên, nhưng khả năng sáng tạo và độc lập trong suy nghĩ sẽ được khai phá. Với người dạy chủ yếu là tiến sĩ, giáo sư và phó giáo sư, bạn sẽ được học từ những chuyên gia có kiến thức sâu rộng, một số người có kinh nghiệm học tập ở nước ngoài.

Trong khi đó, BSCK hướng đến việc chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể trong ngành Y. Quá trình đào tạo của bạn sẽ tập trung vào việc nâng cao hiểu biết và kỹ năng chuyên môn, với một vị trí ra trường cao hơn so với bác sĩ. Điều này tuy đòi hỏi bạn đối mặt với áp lực và khó khăn, nhưng mở ra nhiều cơ hội việc làm. Quyết định học chuyên khoa đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực, nhưng đồng thời mang đến một tương lai chuyên nghiệp rộng mở. Chưa kể, lương bác sĩ vị trí chuyên khoa 1 cũng cao hơn.

9. Danh sách các bác sĩ chuyên khoa 1, 2 tại hệ thống Nha Khoa Paris

Sau đây là danh sách các BSCKI và BSCKII tại hệ thống Nha Khoa Paris luôn nhận được rất nhiều sự tin tưởng của đông đảo khách hàng.

TS. BS Đàm Ngọc Trâm – Giám đốc chuyên môn hệ thống nha khoa tiêu chuẩn Pháp và Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thẩm mỹ Paris.

Bác sĩ Hồ Hiệp Anh Tuấn – Phó Giám Đốc chuyên môn phụ trách dịch vụ Niềng răng, Răng sứ khu vực miền Nam.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Linh – Trưởng khoa răng hàm mặt của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thẩm Mỹ Paris.

Bác sĩ Ngô Quang Tín – Phụ trách vị trí phó khoa răng hàm mặt tại Bệnh viện Paris.

Bác sĩ Phạm Thị Hạnh – Đang làm việc tại Nha Khoa Paris chi nhánh Hải Phòng.

Bác sĩ Trương Thị Kim Trang – Đang làm việc tại Nha Khoa Paris chi nhánh Quảng Ninh.

Bác sĩ Lê Thị Hải – Đang làm việc tại Nha Khoa Paris chi nhánh Vinh.

Bác sĩ Ngô Quý Vinh – Đang làm việc tại Nha Khoa Paris chi nhánh Đà Nẵng.

Bác sĩ Trần Kim Thành – Đang làm việc tại Nha Khoa Paris chi nhánh Bình Dương.

Danh sách các bác sĩ chuyên khoa 1, 2 tại hệ thống Nha Khoa Paris

Danh sách các bác sĩ chuyên khoa 1, 2 tại hệ thống Nha Khoa Paris

Mong rằng, với những thông tin được Nha Khoa Paris đề cập trong khuôn khổ bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, đừng quên nắm rõ về các điều kiện đào tạo cũng như cách trở thành một bác sĩ chuyên khoa giỏi thực thụ.

Hiển thị nguồn
NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 110-112 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 4: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 5: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 6: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 7: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 10: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 11: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 12: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bác sĩ chuyên khoa
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ