27/06/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Nhiều khách hàng băn khoăn rằng không nhổ răng khôn có sao không? Thực chất, nhổ răng khôn hay không cần dựa theo tình trạng răng mọc và sức khoẻ hiện tại. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng giải pháp phù hợp. Mọi thông tin về những trường hợp cần nhổ răng khôn sẽ được Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris) giải đáp trong bài viết dưới đây.
Răng khôn (Wisdom teeth) hay còn gọi là răng số 8 là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành (17 – 25 tuổi). Răng khôn mọc khi cung hàm không còn đủ chỗ nên chúng thường có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm đâm vào răng bên cạnh gây ra đau nhức, xô hàm, viêm nướu, sâu răng (1).
Răng khôn đóng vai trò gì?
– Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thường không đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, cắn thức ăn nhưng chúng lại gây ra các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, ảnh hưởng đến răng lân cận và sinh hoạt của con người.
– Một số trường hợp, răng khôn mọc bình thường, khớp với răng đối diện có thể tham gia vào chức năng ăn nhai. Chúng góp phần giúp lực nhai mạnh mẽ hơn, nghiền nát thức ăn hiệu quả hơn.
TS.BS nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết: “Tuỳ vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng có nên nhổ răng khôn hay không. Quyết định này dựa trên kết quả thăm khám trước đó bao gồm chụp X-quang răng, đánh giá hướng mọc, vị trí, kích thước của răng. Đồng thời kết hợp đánh giá kết quả sức khoẻ tổng thể như huyết áp, tim mạch…”
Các trường hợp nên nhổ răng số khôn
– Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây ra xô lệch hàm, sâu răng, viêm nướu.
– Quá trình mọc răng khôn gây ra tình trạng nhiễm trùng lây lan diện rộng (2).
– Răng khôn mọc nhưng không có răng đối diện ăn khớp tạo điều kiện cho thức ăn mắc vào, kết hợp với vị trí khó vệ sinh dẫn đến viêm nướu, sâu răng, sai khớp cắn, đau nhức, khó chịu.
– Răng khôn dị dạng, răng nhiều chân.
Các trường hợp không nên nhổ răng khôn
– Răng khôn mọc thẳng hoàn toàn, đúng vị trí, không gây ra sâu răng, viêm nướu, không ảnh hưởng đến răng kế cận (3).
– Người mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu, phụ nữ mang thai.
Độ tuổi thích hợp để nhổ răng khôn
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm: Độ tuổi lý tưởng nhất để nhổ răng số 8 là khoảng 18 – 25 tuổi vì lúc này xương hàm vẫn còn phát triển, việc nhổ răng dễ dàng và ít biến chứng hơn. Khi lớn tuổi, xương hàm cứng hơn, việc nhổ răng sẽ gặp khó khăn hơn, thời gian phục hồi lâu hơn.”
TS.BS nha khoa Đàm Ngọc Trâm trả lời: “Nếu răng khôn mọc thẳng, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng thì lựa chọn không nhổ răng khôn cũng không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nếu chúng mọc lệch, mọc ngầm gây ra các biến chứng thì cần lựa chọn nhổ từ sớm để tránh các hậu quả khôn lường.”
Bác sĩ Trâm nêu ra một số hậu quả nếu không nhổ răng khôn như:
– Đau nhức, khó chịu: Tình trạng răng khôn mọc không đúng vị trí sẽ gây chèn ép các mô xung quanh gây nhiều đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống.
– Sâu răng (Dental caries): Răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch thường khó vệ sinh, tạo ra khe hở với răng số 7 tạo điều kiện cho thức ăn mắc vào khiến vi khuẩn phát triển và gây sâu răng. Tình trạng này có thể lây lan sang các răng lân cận, dẫn đến viêm tủy, hoại tử tuỷ, thậm chí mất răng vĩnh viễn.
– Viêm nướu (Gingivitis): Vùng nước xung quanh răng khôn và răng số 7 sưng tấy, chảy máu. Lâu ngày dẫn đến viêm nha chu, phá hủy cấu trúc nâng đỡ răng, thậm chí mất răng.
– Áp xe (Dental abscess): Răng khôn mọc ngầm gây ra nhiễm trùng, lâu ngày biến chứng thành áp xe xuất hiện mủ trắng tại khu vực nướu gần chân răng. Từ đó gây ra sưng tấy, đau nhức, hôi miệng, khó mở miệng.
– Ảnh hưởng đến răng lân cận: Răng mọc lệch chèn ép răng bên cạnh dẫn đến xô lệch răng, sai khớp cắn, rối loạn khớp thái dương gây đau nhức, ăn uống khó khăn, lệch mặt…
– Loét nướu hàm đối diện: Răng khôn mọc không có răng đối diện ăn khớp sẽ gây viêm loét nướu hàm đối diện (4).
– U nang và tổn thương xương hàm: Răng khôn mọc ngầm không có đường thoát, dẫn đến tích tụ dịch lỏng trong nang gây ra u nang, sưng tấy, khó ăn uống. Ngoài ra, việc răng khôn mọc lệch gây áp lực lên xương hàm, dẫn đến tiêu xương ổ răng, biến dạng khuôn mặt.
Nhổ răng khôn được xem là giải pháp hiệu quả trong trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm, giải quyết rất nhiều triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa biến chứng. Cụ thể như sau:
– Giảm đau nhức, khó chịu: Răng khôn mọc lệch gây ra sưng tấy, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
– Ngăn ngừa các biến chứng: Sâu răng, viêm nướu, áp xe, xô lệch hàm, tổn thương xương hàm, u nang, rối loạn thần kinh là những biến chứng do răng khôn mọc lệch gây ra. Việc nhổ răng khôn từ sớm giúp khách hàng không phải đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm trên.
– Cải thiện khớp cắn: Nhổ răng khôn đảm bảo khớp cắn đúng và chức năng nhai tốt hơn.
– Vệ sinh răng miệng dễ dàng: Răng khôn thường mọc trong góc khuất gây khó khăn khi đưa bàn chải đến để làm sạch. Việc nhổ bỏ răng khôn sẽ giúp bạn dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn, bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Khách hàng cần lưu ý một số vấn đề trước và sau khi nhổ răng khôn để đảm bảo an toàn, phục hồi vết thương nhanh chóng:
Trước khi nhổ răng khôn
– Lựa chọn nha khoa uy tín, có danh tiếng để được thăm khám và thực hiện nhổ răng khôn bởi đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm, chuyên môn cao. Cùng với đó là cơ sở vật chất, máy móc hiện đại giúp nhổ răng khôn an toàn, ít xâm lấn.
– Cần thông báo trước cho bác sĩ về các bệnh lý đang mắc phải để được tư vấn chi tiết.
– Thực hiện các xét nghiệm cần thiết trước khi nhổ răng khôn như chụp X-quang, xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng răng miệng và sức khoẻ tổng thể chính xác nhất.
– Tuyệt đối không uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá… khoảng 1 ngày trước khi nhổ răng.
– Nên ăn nhẹ trước khi nhổ răng khoảng 1 – 2 tiếng bởi sau khi nhổ răng cần kiêng ăn trong 4 – 5 tiếng.
Sau khi nhổ răng khôn:
– Cắn chặt bông gòn để cầm máu trong khoảng 30 phút đến 1 giờ.
– Chườm lạnh trong khoảng 15 – 20 phút/lần để giảm đau.
– Có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, Ibuprofen.
– Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tránh chà xát vào khu vực răng mới nhổ và súc miệng bằng nước muối loãng trong vài ngày đầu. Tuyệt đối không dùng nước súc miệng chứa cồn bởi chúng sẽ làm tổn thương ổ răng mới nhổ.
– Nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt trong vài ngày đầu tiên sau khi nhổ răng. Ví dụ như: cháo, súp, sữa, sinh tố, nước ép trái cây. Tránh thức ăn cứng, dai, cay nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây kích thích vết thương.
– Tuyệt đối không hút thuốc lá, rượu bia bởi chúng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, kích ứng vết thương, kéo dài thời gian phục hồi.
– Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc tránh vận động mạnh và tái khám theo lịch hẹn.
Trên đây là giải đáp của bác sĩ về vấn đề không nhổ răng khôn có sao không và những lưu ý sau khi nhổ răng khôn. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với Nha Khoa Paris qua số hotline 1900 6900 để được tư vấn chi tiết.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×