Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh lưỡi trắng hiệu quả

Để phòng ngừa và điều trị bệnh lưỡi trắng, vệ sinh miệng đúng cách là rất quan trọng. Chúng ta nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa nước súc miệng để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trong khoang miệng. Bên cạnh đó, cần hạn chế sử dụng kháng sinh khi không cần thiết, tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn uống đủ dinh dưỡng và rèn luyện thể lực thường xuyên và cuối cùng là khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh lưỡi trắng cũng như các bệnh lý khác để có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

1. Tìm hiểu về bệnh lưỡi trắng

Bệnh lưỡi trắng có thể xảy ra khi bề mặt lưỡi bị nhiễm màu trắng từ vi khuẩn, nấm hoặc tế bào chết dính vào giữa các gai lưỡi, nếu không được vệ sinh đúng cách. Ngoài ra, lưỡi cũng có thể bị trắng do ảnh hưởng của một số bệnh khác như tiểu đường, giang mai, bạch cầu… Vì vậy, để phòng ngừa bệnh lưỡi trắng, ai trong chúng ta cần chủ động vệ sinh miệng đúng cách và thường xuyên, giữ cho miệng luôn sạch sẽ. Nên hạn chế sử dụng kháng sinh một cách thận trọng, tăng cường đề kháng tự nhiên cho cơ thể, và chú ý đến việc khám sức khỏe định kỳ.

1.1. Định nghĩa

Bệnh lưỡi trắng xảy ra khi bề mặt của lưỡi bị một lớp màu trắng hoặc sữa phủ bên trên và có thể lan rộng sang các khu vực khác trong miệng.

Mặc dù không quá nguy hiểm và các triệu chứng mang tính tạm thời nhưng nếu bệnh lưỡi trắng không được chữa trị đúng cách, chúng có thể gây hôi miệng, đau đớn, khó nuốt, viêm nhiễm vùng miệng… ảnh hưởng không hề nhỏ đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh

Nấm miệng, vệ sinh miệng sai cách, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, giang mai và bạch sản là 5 nguyên nhân chính gây nên bệnh trắng lưỡi.

Nấm miệng

Nấm miệng là nguyên nhân gây bệnh lưỡi trắng phổ biến nhất. Cụ thể, nấm miệng xảy ra do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans (C. albicans) với các biểu hiện điển hình là xuất hiện các mảng màu trắng kem hoặc vàng bên trong má, lưỡi, amidan, nướu hoặc môi.

Ngoài ra, khi cơ thể bị nhiễm trùng, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ cố gắng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn hoặc nấm bằng cách tập trung tế bào bạch cầu vào khu vực bị nhiễm trùng. Tế bào bạch cầu có thể tạo ra các hạt bạch cầu và dịch bạch cầu tại khu vực đó, làm cho lưỡi có một lớp màu trắng bao phủ bên trên.

Nguyên nhân gây bệnh lưỡi trắng

Nấm miệng là nguyên nhân chính gây bệnh lưỡi trắng

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Bề mặt lưỡi của chúng ta có thể bị trắng do tàn dư thức ăn, vi khuẩn, tế bào chết và các chất bẩn tích tụ. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng và lưỡi đúng cách, những tàn dư trên có thể dẫn đến tình trạng lưỡi trắng và các vấn đề khác như hôi miệng, nấm miệng…

Cùng với đó, nếu bạn không chú ý chăm sóc răng miệng, thường xuyên sử dụng các loại nước súc miệng diệt khuẩn nồng độ cao, hút thuốc lá, uống bia rượu, dùng chất kích thích… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm men trong miệng phát triển quá mức, dẫn đến bệnh lưỡi trắng.

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường không phải nguyên nhân chính khiến lưỡi bị trắng, nhưng những người mắc tiểu đường lại có nguy cơ bị trắng lưỡi cao hơn so với người bình thường.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care (được xuất bản bởi Hiệp hội Điều trị Tiểu đường Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng, người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn gấp đôi so với những người không mắc bệnh này. Và một số loại nhiễm trùng có thể làm cho lưỡi bị trắng.

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường thường gặp tình trạng khô mũi họng và miệng khiến lưỡi bị khô, bong tróc, bề mặt lưỡi có màu trắng. Khô miệng cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm trong miệng phát triển mạnh hơn, gây nấm lưỡi và trắng lưỡi.

Bệnh giang mai

Theo bác sĩ Phan Thị Hồng Tiến (Nha khoa Paris chi nhánh Hà Nội) chia sẻ, lưỡi bị trắng có thể là biểu hiện của bệnh giang mai.

Giang mai là một bệnh do vi khuẩn Treponema Pallidum gây ra và có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương ở vùng kín, miệng hoặc hậu môn.

Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn giang mai có thể khiến các mảng trắng xuất hiện trên lưỡi và hình thành vết loét trong miệng cũng như ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Bệnh bạch sản

Bạch sản là tình trạng lưỡi, nướu hoặc mặt trong của má xuất hiện những mảng dày màu trắng, hình thành do sự tăng trưởng các các tế bào quá mức và thường gặp những người hay hút thuốc lá. Chính vì thế, bạch sản được xem là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lưỡi trắng.

Ngoài những nguyên nhân trên, lưỡi cũng bị trắng bởi một số nguyên nhân khác như viêm niêm mạc miệng, sử dụng kháng sinh dài ngày, thiếu chất (vitamin B12 và acid folic) hoặc do ảnh hưởng của một số bệnh như bệnh trĩ, bệnh thận, bệnh gan, bệnh tăng huyết áp…

Việc xác định nguyên nhân cụ thể của bệnh lưỡi trắng rất quan trọng bởi đây là căn cứ để các bác sĩ răng hàm mặt điều trị hiệu quả. Vậy nên, nếu bạn có các triệu chứng của bệnh lưỡi trắng hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất.

2. Triệu chứng và diễn tiến của bệnh lưỡi trắng

Bệnh lưỡi trắng thường phát triển qua 2 giai đoạn là ban đầu và tiến triển. Mỗi giai đoạn lại có triệu chứng khác nhau.

2.1 Triệu chứng ban đầu

Ở giai đoạn đầu tiên của bệnh lưỡi trắng, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy:

– Có một lớp phủ màu trắng hoặc vàng trên bề mặt của lưỡi

– Lưỡi bị nhạt màu hoặc mất đi màu hồng tự nhiên

– Vị giác bị ảnh hưởng, mất cảm giác ngon miệng khi ăn

– Khó chịu, đau nhức ở phần lưỡi

Những triệu chứng ban đầu của bệnh lưỡi trắng khá rõ ràng và dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Lời khuyên cho bạn khi có những triệu chứng trên là hãy đến gặp nha sĩ để được thăm khám, can thiệp kịp thời để tránh bệnh tiến triển sang giai đoạn sau.

Triệu chứng của bệnh lưỡi trắng

Triệu chứng của bệnh lưỡi trắng khá rõ ràng và dễ nhận biết

2.2. Biểu hiện khi bệnh tiến triển

Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh lưỡi trắng sẽ tiến triển nặng hơn với những biểu hiện:

– Lớp phủ màu trắng trên lưỡi dày và khó làm sạch hơn

– Lưỡi khô và cứng, có hiện tượng nứt nẻ trên lưỡi

– Hôi miệng

– Mất vị giác

– Phần lưỡi đau đớn, khó chịu

– Cảm giác mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của lưỡi cũng như sức khỏe tổng thể sau này.

3. Những biến chứng của bệnh lưỡi trắng

Bệnh lưỡi trắng không chỉ gây đau rát, khó chịu khi ăn uống, khiến bạn hôi miệng, mất tự tin… mà còn có thể dẫn đến những biến chứng như:

– Nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận xung quanh: Lớp phủ trắng trên lưỡi có thể chứa các tác nhân gây nhiễm trùng, bao gồm vi khuẩn, nấm hoặc virus. Nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể phát triển và lan sang các vùng khác trong miệng như nướu, má trong, họng và các bộ phận khác của cơ thể, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

– Sưng tấy và đau đớn: Lớp phủ trắng trên lưỡi có thể làm cho lưỡi trở nên nhạy cảm, đau và khó chịu hơn thông thường. Đặc biệt là khi lưỡi bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm

– Rối loạn vị giác: Khi lớp phủ trắng trên lưỡi dày và cứng, các mao mạch cũng như các cụm vị giác trên lưỡi bị che kín, làm giảm độ nhạy cảm của các cụm vị giác và dẫn đến rối loạn vị giác, thậm chí là mất vị giác

– Khó nuốt: Khi lưỡi bị trắng mà không được chữa trị sẽ khiến lưỡi bị viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng, làm giảm sự linh hoạt và khả năng di chuyển của lưỡi gây ra tình trạng khó nuốt, khó nói…

4. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lưỡi trắng

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lưỡi trắng bao gồm những người có sức khỏe tổng thể kém, thói quen sử dụng thuốc kháng sinh sai cách, hút thuốc lá hoặc mắc một số bệnh lý suy giảm miễn dịch.

4.1.Tình trạng sức khỏe tổng thể kém

Những người có tình trạng sức khỏe tổng thể kém do thiếu dinh dưỡng, stress, bệnh lý… có nguy cơ mắc bệnh lưỡi trắng cao hơn người bình thường.

Cụ thể, khi cơ thể thiếu chất, căng thẳng kéo dài hoặc mắc một số bệnh suy giảm miễn dịch như ung thư, tiểu đường, huyết áp cao, HIV/AIDS… sẽ khiến đề kháng suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm men sinh trưởng mạnh mẽ hơn, gây ra nhiều loại bệnh, bao gồm cả bệnh trắng lưỡi.

Đối tượng có nguy cơ cao bị trắng lưỡi

Người đề kháng kém có nguy cơ bị bệnh trắng lưỡi cao hơn bình thường

4.2. Sử dụng thuốc kháng sinh sai cách

Kháng sinh là loại thuốc được chỉ định sử dụng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng sinh không đúng liều lượng, thời gian hoặc không theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, thuốc có thể giết chết các vi khuẩn có lợi trong miệng, gây ra sự tăng trưởng quá mức của nấm Candida, dẫn đến bệnh lưỡi trắng.

4.3. Thói quen hút thuốc lá

Thuốc lá chứa rất nhiều hóa chất độc hại, có thể gây kích thích cũng như làm hư hại niêm mạc miệng và tăng nguy cơ bị bệnh lưỡi trắng.

Cụ thể, Nicotine trong thuốc lá sẽ làm ảnh hưởng đến mô bã nhờn trên bề mặt lưỡi, khiến các tạp chất và vi khuẩn tích tụ. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, chúng có thể tạo thành một lớp màng trắng trên bề mặt lưỡi, gây ra tình trạng trắng lưỡi.

Hút thuốc lá cũng sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, giúp vi khuẩn và nấm phát triển nhanh hơn, từ đó gây bệnh trắng lưỡi.

Ngoài ra, người thường xuyên hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến miệng khác như viêm nướu, sâu răng, viêm họng… Do đó, hút thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe tổng thể, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lưỡi trắng và các bệnh lý miệng khác.

5. Phương pháp điều trị bệnh lưỡi trắng

Để phòng ngừa và điều trị bệnh lưỡi trắng, cần thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách, bao gồm chải răng đều đặn ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng và lưỡi. Ngoài ra, cần hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh và giảm thiểu thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia. Nếu phát hiện có dấu hiệu bệnh lưỡi trắng, cần điều trị kịp thời để tránh tình trạng lan rộng và gây hại đến sức khỏe.

5.1. Điều trị bệnh lưỡi trắng bằng thuốc đặc trị

Khi đến khám nha khoa, các nha sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để biết chính xác nguyên nhân gây trắng lưỡi từ đó đưa ra hướng điều trị cụ thể.

Nếu nguyên nhân bệnh do vi khuẩn, các nha sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn như Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin, Clindamycin, Metronidazol….

Nếu nguyên nhân trắng lưỡi do nấm, các loại thuốc chống nấm thường được sử dụng bao gồm fluconazole, itraconazole, ketoconazole và nystatin… Chúng có tác dụng ức chế sự phát triển, ngăn chặn quá trình sinh sản của nấm gây bệnh.

Lưu ý, việc sử dụng thuốc điều trị lưỡi bị trắng cần có sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng để mang lại hiệu quả cao nhất.

Bởi một số trường hợp, bệnh trắng lưỡi xuất phát từ tình trạng sức khỏe tổng thể kém hoặc thói quen sinh hoạt không tốt, thì việc điều trị sẽ chủ yếu sẽ tập trung vào cải thiện tình trạng sức khỏe và chăm sóc răng miệng đúng cách chứ không cần thuốc kháng sinh hoặc chống nấm.

Phương pháp điều trị bệnh lưỡi trắng

Bạn nên đến gặp nha sĩ để biết phương pháp chữa trị bệnh trắng lưỡi hiệu quả

5.2. Điều trị bằng thảo mộc và thực phẩm

Có nhiều loại thảo mộc và thực phẩm có thể giúp điều trị lưỡi trắng, dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

– Muối biển: Muối biển có tính kháng khuẩn, giúp làm sạch miệng và giảm triệu chứng của bệnh lưỡi trắng. Bạn có thể pha 1 thìa muối với nước ấm sau đó súc miệng 2 lần/ngày

– Tỏi, gừng, nghệ: Có tính kháng khuẩn, kháng viêm, kháng nấm, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra bệnh lưỡi trắng. Để thực hiện, bạn đập nhỏ tỏi hoặc gừng, nghệ rồi pha với nước ấm sau đó dùng hỗn hợp súc miệng 2 lần mỗi ngày

– Nước cốt chanh: Nước cốt chanh có tính axit và giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra lưỡi trắng. Bạn có thể pha 1-2 thìa cà phê nước cốt chanh với 1 cốc nước ấm, sau đó súc miệng trong khoảng 30 giây trước khi nhổ ra. Lưu ý không nên súc miệng bằng nước cốt chanh thường xuyên để tránh tổn thương men răng

– Sữa chua: Sữa chua có tính axit và giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong miệng, giúp giảm triệu chứng lưỡi trắng. Bạn nên bổ sung 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày để vừa giúp điều trị bệnh lưỡi trắng vừa giúp cơ thể tăng đề kháng

– Dầu ô liu: Dầu ôliu có tính kháng viêm và giúp làm mềm lưỡi, bạn chỉ cần pha 1 – 2 thìa nhỏ dầu oliu với nước sau đó súc miệng khoảng 30 giây rồi nhổ ra, thực hiện ngày 1 lần để giúp bệnh lưỡi trắng nhanh khỏi hơn

5.3. Các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh lưỡi trắng

Bên cạnh các phương pháp trên, các nha sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn thực hiện thêm các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh lưỡi trắng như:

– Giữ răng miệng luôn sạch sẽ để ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn, nấm gây bệnh

– Có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh để stress ảnh hưởng đến đề kháng của cơ thể

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học giúp tăng đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa vi khuẩn hoặc nấm lây lan đến các cơ quan của cơ thể

– Hạn chế hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích

– Uống đủ nước để giúp giảm thiểu tình trạng khô miệng, loại bỏ các chất cặn bẩn trong miệng và hỗ trợ cho quá trình chữa trị lưỡi trắng

Lưu ý rằng các biện pháp trên chỉ là các biện pháp hỗ trợ và không thể thay thế được việc thăm khám, điều trị của bác sĩ.

Nếu triệu chứng lưỡi trắng của bạn không giảm sau khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ trên bên cạnh phương pháp điều trị được nha sĩ chỉ định, bạn nên đến phòng khám nha khoa để được khám và điều trị dứt điểm.

Hỗ trợ điều trị bệnh lưỡi trắng

Uống đủ nước giúp hỗ trợ điều trị bệnh lưỡi trắng hiệu quả

6. Biện pháp phòng ngừa bệnh lưỡi trắng

Biện pháp phòng ngừa bệnh lưỡi trắng bao gồm các biện pháp sau: vệ sinh răng miệng đúng cách, điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, hạn chế sử dụng kháng sinh và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Các biện pháp này giúp ngăn ngừa bệnh lưỡi trắng và giảm nguy cơ mắc bệnh, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể.

6.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh lưỡi trắng hiệu quả. Theo đó, bạn nên:

– Đánh răng đúng và đủ: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày (sáng và tối), thời gian đánh răng khoảng 2 phút mỗi lần. Khi đánh, bạn nên sử dụng bàn chải răng có lông mềm và đánh răng bằng cách chuyển động nhẹ nhàng từ trên xuống dưới để làm sạch mảng bám sâu trong kẽ răng

– Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride: Kem đánh răng chứa fluoride có thể giúp bảo vệ men răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn và nấm, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng

– Sử dụng súc miệng có chứa chlorhexidine: Chlorhexidine có khả năng kháng khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhờ đó nó có khả năng loại bỏ vi khuẩn trong miệng cũng như giúp làm sạch lưỡi, phòng ngừa trắng lưỡi

– Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước: Giúp làm sạch sâu ở các nơi mà bàn chải đánh răng không tiếp cận được, từ đó loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.

– Chú ý vệ sinh lưỡi: Sử dụng dụng cụ chải lưỡi để làm sạch lưỡi thường xuyên, loại bỏ mảng vi khuẩn và các tế bào chết trên bề mặt lưỡi, giúp giảm nguy cơ lưỡi trắng, hôi miệng và các vấn đề khác liên quan đến miệng

– Thay đổi bàn chải răng thường xuyên: Bạn nên đổi bàn chải răng ít nhất 3 tháng/lần hoặc khi bàn chải bị mòn để tăng hiệu quả làm sạch răng

– Không sử dụng chung vật dụng cá nhân: Không sử dụng bàn chải, ống hút… với người khác để ngăn nguy cơ nhiễm khuẩn

Phòng ngừa bệnh trắng lưỡi

Vệ sinh lưỡi thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh trắng lưỡi

6.2. Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh mặc dù không phải nguyên nhân trực tiếp gây tình trạng trắng lưỡi nhưng đây lại là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, chính vì thế hãy cẩn trọng khi sử dụng kháng sinh điều trị bệnh.

Theo đó, bạn hãy nhớ chỉ sử dụng kháng sinh khi có sự chỉ định của bác sĩ về liều dùng, thời gian.

Đồng thời, bạn không được tự ý sử dụng kháng sinh trong mọi trường hợp chưa được bác sĩ chẩn đoán, chỉ định, không dùng quá liều kháng sinh, không lạm dụng kháng sinh… để tránh gây mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển gây bệnh.

6.3. Điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt để tăng đề kháng

Thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học có tác dụng tăng đề kháng tự nhiên cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tật nói chung, bao gồm cả bệnh lưỡi trắng. Bạn nên:

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và lợi khuẩn như rau xanh, thịt, cá, sữa chua… nhằm giúp tăng cường đề kháng, miễn dịch tự nhiên cho cơ thể

– Bổ sung các sản phẩm chứa thành phần tự nhiên: Các sản phẩm chứa thành phần tự nhiên như chiết xuất từ tảo biển, vitamin C, vitamin E, vitamin D và canxi có thể giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể cũng như răng miệng

– Giảm tiêu thụ các loại đồ uống có cồn: Các loại đồ uống có cồn như bia, rượu, whisky có thể làm khô miệng và gây ra lưỡi trắng, nên hãy tránh những loại đồ uống trên

– Hạn chế sử dụng thuốc lá và các sản phẩm từ thuốc lá khác: Thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác (như thuốc lá điện tử, thuốc lào, xì gà…) không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn khiến hệ miễn dịch, đề kháng bị suy giảm, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến miệng

– Tăng cường vận động: Tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng cường sức khỏe, loại bỏ các độc tố, giảm nguy cơ mắc bệnh lưỡi trắng

– Hạn chế stress: Stress có thể gây ra lưỡi trắng, vì vậy hãy hạn chế stress bằng cách thư giãn, tập yoga hoặc học các kỹ năng quản lý stress

– Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hại: Tránh tiếp xúc với thuốc lá, khói xe, hóa chất và các tác nhân gây hại khác có thể làm yếu hệ miễn dịch của bạn

6.4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Bác sĩ Phan Thị Hồng Tiến (Nha khoa Paris chi nhánh Hà Nội) chia sẻ, chúng ta nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm nhiều bệnh lý, bao gồm cả bệnh lưỡi trắng.

Trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện tình trạng sức khỏe của bạn, bao gồm kiểm tra lưỡi và khoang miệng để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh lưỡi trắng hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe răng miệng nào khác, từ đó có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Với những chia sẻ về bệnh lưỡi trắng trên đây, hy vọng đã có thể giúp các bạn hiểu thêm căn bệnh liên quan đến miệng này cũng như học cách chăm sóc răng miệng toàn diện, phòng ngừa bệnh tật..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map