
Răng bị đen ở mặt trong, ở kẽ là tình trạng mà không ít người gặp phải do những nguyên nhân sau: mặt bên trong khó vệ sinh, không dùng chỉ nha khoa, bệnh lý sâu răng, hút thuốc lá, uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài… Để khắc phục hiện tượng trên nhanh chóng, hiệu quả và an toàn, bạn nên tới nha khoa uy tín và áp dụng các phương pháp như: lấy cao răng, tẩy trắng răng và bọc răng sứ thẩm mỹ.
Răng bị đen mặt trong hoặc ở kẽ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: mặt bên trong răng khó vệ sinh, không dùng chỉ nha khoa cho kẽ răng, bệnh lý sâu răng, hút thuốc lá, thuốc kháng sinh…
Mặt bên trong của răng là một vị trí rất khó vệ sinh. Do đó, nếu bạn lựa chọn bàn chải đánh răng không phù hợp và vệ sinh sai cách thì mặt trong sẽ không được làm sạch hoàn toàn và khiến cho các mảng bám dễ hình thành.
Lâu ngày, các mảng bám ở bề mặt trong của răng dần tạo thành cao răng. Cao răng tồn tại trong một thời gian dài sẽ chuyển sang màu đen, hay còn được gọi là cao răng huyết thanh. Khi đó, bạn thường xuyên gặp phải tình trạng chảy máu chân răng.
Răng bị đen ở mặt trong
Kẽ răng cũng là một vị trí mà bàn chải thông thường khó có thể tiếp cận tới để làm sạch các mảng bám và cặn thức ăn thừa. Do đó, việc không sử dụng chỉ nha khoa cho kẽ răng hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho răng có những mảng đen.
Ngoài ra, khi có thức ăn mắc lại trong kẽ răng, nhiều người đã sử dụng tăm tre để làm sạch. Tuy nhiên, tăm tre truyền thống không thể loại bỏ hoàn toàn vụn thực phẩm ở trong kẽ răng như chỉ nha khoa. Sau một thời gian, chúng sẽ dần dần tạo thành mảng bám, cao răng và chuyển sang màu đen.
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến nhất, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Vi khuẩn gây sâu răng sẽ tấn công bề mặt răng và gây nên những đốm đen li ti. Theo thời gian, những đốm trên sẽ lan rộng ra toàn bộ ra bề mặt răng và tạo thành những mảng đen.
Thậm chí, nếu như không có phương án xử lý kịp thời, vi khuẩn sẽ dần dần phá hủy cấu trúc răng và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như: vỡ thân răng, viêm tủy, nhiễm trùng máu…
Thuốc lá là một trong những thủ phạm khiến cho răng bị đen ở mặt bên trong. Trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều hóa chất độc hại. Trong đó điển hình là Nicotine. Đây là một chất có khả năng phá vỡ lớp màng bảo vệ răng, khiến cho men răng dần suy yếu và chuyển sang màu đen.
Không chỉ vậy, những người hút thuốc lá lâu năm còn có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu…
Hút thuốc lá khiến răng bị đen ở mặt bên trong
Thuốc kháng sinh cũng là một nguyên nhân khiến cho răng đen ở mặt bên trong, đặc biệt là với trường hợp uống thuốc trong khoảng thời gian dài. Một số loại thuốc có thể gây rối loạn màu sắc của răng là: Tetracycline, Chlorhexidine…
Sau một thời gian sử dụng, các thành phần trong thuốc kháng sinh sẽ tác động từ sâu bên trong răng và khiến cho bề mặt răng bị đổi màu. Đây là trường hợp đặc biệt, không thể khắc phục bằng các phương pháp tẩy trắng răng thông thường.
Hiện tượng răng bị đen mặt trong hoặc kẽ răng sẽ gây mất thẩm mỹ và hơi thở có mùi. Bên cạnh đó, răng đen ở vị trí nào cũng sẽ tác động xấu tới sức khỏe răng miệng và làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm.
Dù răng bị đen ở mặt bên trong hay kẽ răng thì tính thẩm mỹ của hàm răng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Bởi khi đó, răng không còn giữ được vẻ trắng sáng như lúc ban đầu. Đặc biệt, đối với trường hợp răng đen ở kẽ, những mảng đen rất dễ bị lộ ra khi bạn cười hoặc nói chuyện.
Đây chính là lý do khiến cho nhiều người trở nên rụt rè và mặc cảm khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Thậm chí, nếu tình trạng trên kéo dài, bạn còn đánh mất nhiều cơ hội để phát triển các mối quan hệ và thăng tiến trong công việc.
Những mảng đen ở mặt trong và kẽ răng chính là môi trường cực kỳ lý tưởng cho vi khuẩn gây hại phát triển. Nếu không được xử lý kịp thời, vi khuẩn sẽ tích tụ ngày càng nhiều. Chúng thực hiện quá trình phân rã thức ăn còn sót lại và gây nên những mùi hôi khó chịu.
Hơi thở có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và cản trở giao tiếp thường ngày. Thậm chí, những người bị hôi miệng còn có thể bị mọi người xa lánh và hạn chế tiếp xúc.
Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, những đốm đen là nơi thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ. Nếu như không có biện pháp khắc phục kịp thời, vi khuẩn sẽ dần dần xâm nhập và gây tổn thương tới răng, nướu.
Khi đó, bạn sẽ dễ mắc phải các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm tủy, viêm lợi, áp xe xương ổ răng, u nang chân răng… Những bệnh lý trên ở mức độ nghiêm trọng có thể dẫn tới lung lay răng và mất răng vĩnh viễn.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Để cải thiện tình trạng răng bị đen ở mặt bên trong hoặc ở kẽ, bạn có thể áp dụng những cách sau: dùng chanh, muối, baking soda và vỏ quýt khô. Chỉ cần kiên trì thực hiện, những mảng bám màu đen trên răng sẽ dần dần biến mất.
Với hàm lượng vitamin C dồi dào, chanh có khả năng diệt khuẩn, làm sạch và loại bỏ đi những mảng bám trên răng. Không chỉ vậy, lượng axit tự nhiên trong chanh còn giúp răng thêm trắng sáng và khắc phục tình trạng hơi thở có mùi khó chịu.
Cách thực hiện:
Với phương pháp trên, bạn chỉ nên áp dụng khoảng 2 – 3 lần để tránh gây tổn hại tới men răng. Sau một thời gian, những mảng đen ở răng sẽ dần dần được cải thiện.
Chanh giúp làm trắng răng hiệu quả
Bên cạnh là một gia vị không thể thiếu trong mỗi món ăn, muối còn được biết đến với công dụng tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch răng miệng cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt, việc kết hợp muối với đường còn tạo thành một hỗn hợp có khả năng kháng khuẩn và loại bỏ mảng đen trên bề mặt răng.
Cách thực hiện:
Không chỉ có công dụng làm đẹp, baking soda còn có khả năng làm trắng răng hiệu quả. Chính vì vậy, nhiều thương hiệu nổi tiếng đã đưa baking soda vào bảng thành phần của kem đánh răng để giúp răng trắng sáng hơn.
Cách thực hiện:
Trong vỏ quýt có chứa khá nhiều axit. Khi tiếp xúc với bề mặt răng, chúng có khả năng loại bỏ những vết ố vàng, xỉn đen và giúp răng trắng sáng.
Cách thực hiện:
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho thêm một ít bột húng quế khô vào hỗn hợp trên để giúp hơi thở thơm mát. Tuy nhiên, với phương pháp sử dụng vỏ quýt khô làm trắng răng, bạn cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài thì mới thấy được kết quả.
Làm trắng răng với vỏ quýt khô
Những phương pháp khắc phục hiện tượng răng bị đen mặt trong tại nhà mà chúng tôi chia sẻ ở phần trên sẽ đạt được hiệu quả khi kiên trì áp dụng thời gian dài. Chưa kể, các giải pháp đó chỉ phát huy tác dụng khi răng đen ở mức độ nhẹ do vệ sinh sai cách. Nếu muốn loại bỏ những mảng đen trên răng nhanh chóng và an toàn, bạn nên lấy cao răng, tẩy trắng răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ tại nha khoa.
Cao răng rất cứng chắc và khó có thể làm sạch hoàn toàn bằng những nguyên liệu tự nhiên. Khi đó, lấy cao răng chính là giải pháp khắc phục tình trạng đen mặt trong hiệu quả và nhanh chóng.
Các công nghệ, thiết bị hiện đại sẽ phá vỡ các liên kết cao răng, loại bỏ mảng bám cứng đầu một cách dễ dàng mà không hề gây đau nhức hay chảy máu. Đặc biệt, cao răng nằm dưới nướu cũng được làm sạch triệt để, giúp ngăn chặn những bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
Tẩy trắng răng cũng là một phương án hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để khắc phục tình trạng răng đen ở mặt bên trong. Hai phương pháp làm trắng răng mà nhiều nha khoa đang áp dụng là dùng máng tẩy trắng và công nghệ WhiteMax.
Trong đó, tẩy trắng răng bằng công nghệ WhiteMax được các bác sĩ răng hàm mặt đánh giá cao hơn hẳn bởi đem lại hiệu quả nhanh chóng. Bạn có thể sở hữu một hàm răng trắng sáng trong vòng 3 – 5 năm mà không cần tiến hành tẩy trắng lại. Đặc biệt, công nghệ còn bù đắp những khiếm khuyết trên bề mặt răng và giúp ngăn ngừa những bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
Theo chia sẻ của bác sĩ Lê Thị Thu Hương – bác sĩ tại Nha Khoa Paris, bọc răng sứ thẩm mỹ là một giải pháp hoàn hảo đối với trường hợp răng bị đen ở mức độ nghiêm trọng. Các bác sĩ sẽ mài bớt một phần men răng và chụp mão sứ bên ngoài để khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng.
Hai dòng mão sứ đang được sử dụng phổ biến là răng kim loại và răng toàn sứ. Răng sứ được chế tác với hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật. Đặc biệt, răng sứ có tuổi thọ dao động trong khoảng 5 – 15 năm. Trong đó, răng toàn sứ có độ bền cao nhất. Thậm chí, nếu như được chăm sóc đúng cách, mão toàn sứ có thể tồn tại tới 20 năm mà không hề gây tổn hại tới các bộ phận khác trong khoang miệng.
Để hạn chế tình trạng răng bị đen mặt trong, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:
Như vậy, răng bị đen ở mặt trong hoặc kẽ răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng trên không chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của hàm răng mà còn gây hôi miệng và các bệnh lý nguy hiểm như viêm tủy, viêm nha chu, viêm nướu… Để răng luôn trắng sáng và chắc khỏe, bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng khoa học.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×