19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Viêm họng hạt là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến, gia tăng nhanh tại Việt Nam bởi tâm lý chủ quan của người bệnh. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ dễ tái phát và chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Vậy làm cách nào để chữa viêm họng hạt? Nha khoa Paris sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.
Trị viêm họng hạt tại nhà chủ yếu sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên nên đảm bảo an toàn và phù hợp với mọi đối tượng. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian sau đây: dùng nước muối ấm, mật ong, trà gừng, lá tía tô, lá trầu, ngậm tỏi sống, lá húng chanh.
Muối có tác dụng hiệu quả trong việc tiêu diệt các vi khuẩn có hại, giúp bạn nhanh chóng trị dứt điểm các cơn đau và làm dịu cổ họng. Bạn có thể súc miệng bằng dung dịch nước muối hoặc tự pha nước muối tại nhà, bằng cách:
– Hòa tan 1/2 thìa muối vào 300ml nước ấm
– Súc miệng với nước muối trong khoảng 2 – 3 phút
– Súc miệng lại với nước sạch
– Thực hiện 2 lần mỗi ngày (sáng và tối) để kiểm soát các triệu chứng và tiêu diệt vi khuẩn gây hại
Theo nghiên cứu, mật ong có tính kháng viêm nên giúp đẩy nhanh tiến độ hồi phục của họng bị viêm. Mật ong có chất tương tự như dextromethorphan – thành phần phổ biến trong thuốc ho không kê đơn, nên được sử dụng như một bài thuốc giảm ho, đặc biệt là cơn ho vào ban đêm.
Bạn có thể áp dụng một trong 2 cách chữa viêm họng hạt bằng mật ong dưới đây để giảm các triệu chứng khó chịu:
Cách 1: Mật ong với chanh:
– Lấy khoảng 2 – 3 thìa mật ong pha với nước ấm, vắt thêm 1/2 quả chanh
– Uống từng ngụm nhỏ để các hoạt chất diệt khuẩn, kháng viêm có trong mật ong và chanh thấm vào thành họng
– Thực hiện 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 7 ngày để thấy các triệu chứng cải thiện
Cách 2: Quất ngâm mật ong:
– Chọn một ít quất chín, rửa sạch, cắt lát, ngâm với mật ong
– Ngâm trong 3 giờ thì có thể lấy ra để ngậm, nuốt từ từ
– Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, dùng mỗi ngày 2 lần
Theo y học, gừng có vị cay, tính ấm, tác dụng tiêu viêm và sát trùng. Vì thế ngoài sử dụng trong chế biến thực phẩm, gừng còn được tận dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng hạt và viêm amidan.
Hoạt chất gingerol trong gừng còn có tác dụng ức chế virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng, bảo vệ và phục hồi mô niêm mạc bị tổn thương.
Cách pha trà gừng trị viêm họng hạt:
– Rửa sạch 1 củ gừng tươi rồi thái thành lát mỏng
– Đem gừng hãm với khoảng 300ml nước sôi trong 10 phút
– Nhấp từng ngụm nhỏ để thành phần trong gừng thấm vào trong niêm mạc hầu họng
Trong Đông y, lá tía tô có vị hơi cay, tính ấm, giúp làm ấm cơ thể, giải độc, trị cảm, hỗ trợ loại bỏ các triệu chứng bệnh viêm họng. Trong lá tía tô còn chứa một số hoạt chất có tính chống viêm, sát khuẩn, ngăn ngừa tác nhân gây bệnh. Không chỉ lá mà tất cả bộ phận của cây tía tô đều có thể làm thuốc.
Cách làm trà tía tô trị viêm họng hạt:
– Chuẩn bị 6gr lá tía tô, 5 quả táo tàu, 30 quả mận, 3gr lá trà
– Táo tàu và mận đem giã nhuyễn, cho vào đun sôi với 200ml nước
– Cho lá tía tô, lá trà vào đun thêm khoảng 20 phút
– Chắt lấy nước để nguội rồi uống 2 lần mỗi ngày
Lá trầu chứa hàm lượng lớn các hoạt chất như Tanin, Eugenol, Cineol,… có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, giảm sưng viêm, ức chế các tác nhân gây hại. Dùng lá trầu giúp giảm cơn đau họng, giảm ngứa vùng cổ họng, kháng viêm, giảm ho. Hơn nữa, lá trầu còn có tác dụng tiêu diệt virus, bảo vệ niêm mạc họng. Nhờ đó, đây được ví như một vị thuốc thảo dược điều trị các bệnh viêm nhiễm, điển hình là viêm họng hạt.
Cách dùng lá trầu trị viêm họng hạt:
– Lấy khoảng 8gr lá trầu ngâm với nước muối rồi rửa sạch và để ráo nước
– Đem lá trầu xay nhuyễn cùng 200ml nước lọc, lọc phần bã qua rây để lấy nước cốt
– Uống nước lá trầu nguyên chất 2 lần/ngày sau khi ăn để có hiệu quả điều trị tốt
Hoạt chất allicin có trong tỏi có công dụng sát trùng và kháng viêm mạnh. Ngoài việc làm tăng hương vị cho món ăn, tỏi được xem như là một loại kháng sinh tự nhiên. Dùng tỏi không chỉ giúp giảm đau rát ở cổ họng mà còn giảm sưng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây tổn thương ở hầu họng.
Cách ngậm tỏi sống trị viêm họng hạt:
– Bóc 1 tép tỏi rồi thái thành từng lát mỏng
– Ngậm từng lát tỏi để thành phần trong tỏi thẩm thấu vào bên trong
– Kiên trì thực hiện 3 – 5 ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng viêm họng được cải thiện đáng kể
Lá húng chanh là loại thực phẩm có vị cay, mùi thơm, tính ấm, thường được dùng để chữa các bệnh về đường hô hấp, viêm họng hạt, viêm họng, ho, hen suyễn,…
Trong tinh dầu húng chanh có chứa phenol, salixylat eugenol cùng sắc tố đỏ colein có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, loại bỏ các triệu chứng của viêm họng hạt rất tốt.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị khoảng 15 lá húng chanh và 4 trái tắc xanh
– Lá húng chanh và tắc rửa sạch, cắt đôi cho vào chén
– Thêm đường phèn lên trên, hấp cách thủy trong 20 phút
– Chắt lấy nước rồi chia làm 3 lần uống mỗi ngày
Người bị viêm họng hạt chỉ nên uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể được bác sĩ kê đơn là: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc điều trị dị ứng, thuốc ho và long đờm.
Với trường hợp nguyên nhân gây viêm họng hạt là do sự xâm nhập của vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng sinh gồm Penicillin, Cephalexin, Amoxicillin, Erythromycin.
– Penicillin:
Penicillin có tác dụng kháng nấm, kháng virus, chống nhiễm khuẩn và loại bỏ ký sinh trùng. Thuốc được chỉ định đối với những trường hợp bị viêm họng, nhiễm khuẩn khoang miệng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm amidan, viêm tai giữa, phòng ngừa nguy cơ tái phát thấp khớp,…
– Cephalexin:
Đây là một loại thuốc trị viêm họng hạt phổ biến, giúp ức chế phản ứng viêm do vi khuẩn, giảm đau họng, giảm ho.
– Amoxicillin:
Amoxicillin thường được bác sĩ chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn do viêm họng, viêm màng não, viêm amidan, sốt thương hàn,…
– Erythromycin:
Công dụng của Erythromycin là trị chứng viêm họng, các loại nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn da, đường hô hấp, mụn trứng cá), các dạng mủ viêm,…
Sử dụng thuốc kháng viêm Ibuprofen, Dexamethason, Betamethason,… để giảm cảm giác sưng, nóng, đau vùng họng.
– Ibuprofen:
Ibuprofen được sử dụng phổ biến để điều trị viêm họng hạt. Bởi vì những thành phần của thuốc giúp ức chế quá trình sản sinh các chất nhầy gây viêm. Qua đó giúp làm giảm sưng tấy, nổi hạch và giảm đau rất tốt.
– Dexamethasone:
Dexamethasone giúp xoa dịu phản ứng sưng tấy vùng họng bị viêm. Thuốc dành cho người mắc các bệnh về đường hô hấp, dị ứng, viêm họng, bệnh đường ruột, rối loạn hệ miễn dịch,…
– Betamethason:
Đây là một dạng Corticosteroid tổng hợp có tác dụng chống viêm, dùng trong điều trị viêm họng mạn tính, bệnh về hô hấp và cơ xương, rối loạn chất tạo keo,…
Để cổ họng được thông thoáng và giảm sưng viêm, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc có chức năng long đờm và súc họng như:
– Thuốc long đờm: Acetylcystein, Ambroxol, Carbocisteine, Bromhexin,… giúp làm loãng đờm nhớt, dễ dàng tống đờm ra ngoài
– Thuốc súc họng: thuốc có chứa acid boric, xylitol, NaCl giúp làm thông thoáng cổ họng để loại trừ tác nhân gây bệnh
Với tình trạng bệnh nặng, các hạt ở họng có kích thước lớn, bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu đốt hạt. Kỹ thuật đốt hạt được ứng dụng phổ biến gồm đốt tia laser, đốt lạnh,…
Tuy có thể điều trị viêm họng hạt dứt điểm, nhưng phương pháp tiểu phẫu đốt hạt tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như dễ gây nhiễm trùng, để lại sẹo, tổn thương họng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Viêm họng hạt là bệnh lý đường hô hấp có nhiều diễn biến phức tạp khi không được điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi phát hiện triệu chứng, bạn cần thăm khám sớm để có biện pháp chữa viêm họng hạt hiệu hiệu quả. Tránh tâm lý chủ quan, xem nhẹ mà để bệnh tiến triển nặng hơn, khó khăn cho quá trình điều trị sau này.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×