Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bà bầu bị đau răng sâu do đâu? Cách chữa trị AN TOÀN nhất?

Bà bầu bị đau răng sâu là hiện tượng phổ biến và cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe mẹ và bé! Cùng theo dõi bài viết sau để biết chính xác nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiệu quả trường hợp này!

1. Bà bầu bị đau răng sâu do đâu?

Bà bầu bị đau răng sâu là hiện tượng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe mẹ và bé. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, vì vậy bạn cần xác định rõ mình bị sâu răng do đâu để tránh và khắc phục triệt để khi mắc bệnh.

Do chế độ vệ sinh không hợp lý

Trong giai đoạn đầu khi mang thai, bà bầu thường ốm nghén, nôn khan, dẫn đến thức ăn, chất dịch tồn tại nhiều trong khoang miệng. Đồng thời, phụ nữ mang thai thường ăn nhiều bữa trong ngày. Nếu chế độ vệ sinh răng miệng không tốt, vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển, dẫn tới sâu răng.

Thời gian mang bầu cần vệ sinh răng miệng kỹ càng hơn

Thời gian mang bầu cần vệ sinh răng miệng kỹ càng hơn

Do thay đổi nội tiết tố dẫn đến đau răng sâu ở bà bầu

Thời kì mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi, thể hiện hàm lượng estrogen và progesterone tăng cao. Đồng thời, sự tích tụ nước trong cơ thể tăng lên khiến lợi sưng tấy và dễ chảy máu chân răng. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến vi khuẩn phát triển và gây bệnh sâu răng.

Thời điểm mang thai là lúc nội tiết tố thay đổi bất thường nhất

Thời điểm mang thai là lúc nội tiết tố thay đổi bất thường nhất

Bà bầu bị đau răng sâu do thiếu hụt canxi

Bà bầu bị đau răng sâu còn do 1 nguyên nhân chủ yếu, đó là sự thiếu hụt canxi trong thời kỳ mang thai. Lúc này, cơ thể người mẹ phải rút canxi từ răng, xương hàm để hình thành nên hệ xương cho bé, dẫn đến mẹ bị thiếu canxi, răng trở nên nhạy cảm, yếu ớt hơn, dễ bị vi khuẩn tấn công tạo thành các lỗ sâu răng.

Bà bầu thường bị thiếu hụt canxi

Bà bầu thường bị thiếu hụt canxi

2. Bà bầu bị đau răng sâu làm sao chữa trị an toàn, hiệu quả?

Các bác sĩ nha khoa thường khuyến cáo: Trong giai đoạn mang thai, tuyệt đối bạn không nên nhổ răng và tránh xa tia X vì chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ, thậm chí có thể khiến trẻ bị sinh non, dị dạng,… rất nguy hiểm.

Vậy bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao? Trước tiên, bạn có thể tham khảo 1 số phương pháp dân gian ngay tại nhà sau:

2.1. Biện pháp dân gian khắc phục đau răng sâu cho bà bầu

Sử dụng gừng + tỏi chữa đau răng sâu ở bà bầu

Gừng và tỏi đều là 2 nguyên liệu có tính kháng viêm, sát trùng cao. Đặc biệt, chất alliclin trong tỏi có tác dụng vượt trội trong việc chống lại sự phát triển của vi khuẩn, lại rất an toàn với bà bầu. Vì vậy, bạn có thể áp dụng cách chữa sâu răng khi mang thai an toàn, hiệu quả sau:

Bóc vỏ 1 củ tỏi + 1 lát gừng tương đương.

Nghiền nát 2 nguyên liệu trên cùng với nhau, trộn cùng 1 vài hạt muối.

Đắp hỗn hợp thu được lên phần răng bị sâu, để chừng 5-10 phút.

Súc miệng lại cùng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn khỏi khoang miệng.

Thực hiện cách này 2-3 lần mỗi ngày. Sau 1-2 tuần liên tiếp, hiện tượng bà bầu bị đau răng sâu sẽ thuyên giảm dần và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Gừng và tỏi là nguyên liệu rất hiệu quả khi bà bầu bị đau răng sâu

Gừng và tỏi là nguyên liệu rất hiệu quả khi bà bầu bị đau răng sâu

Sử dụng dầu oliu + dầu đinh hương:

Trong dầu oliu có chứa một số chất có khả năng giảm viêm, sát trùng hiệu quả. Đồng thời, dầu đinh hương cũng có công dụng gây tê, giảm đau và sát khuẩn. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể kết hợp 2 loại dầu này để khắc phục tình trạng sâu răng khi mang bầu theo cách sau:

Trộn lẫn dầu đinh hương và dầu oliu theo tỉ lệ 1:1.

Sử dụng tăm bông thấm đẫm hỗn hợp thu được, sau đó chấm lên vùng răng bị sâu.

Thực hiện lặp lại 3-4 lần/ngày để khắc phục những cơn đau do sâu răng gây nên hiệu quả.

Dầu oliu + dầu đinh hương giúp bà bầu giảm đau răng sâu hiệu quả

Dầu oliu + dầu đinh hương giúp bà bầu giảm đau răng sâu hiệu quả

Sử dụng hoa cúc

Hoa cúc được biết đến là bài thuốc đông y có thể chữa được nhiều bệnh hiệu quả, sâu răng là 1 trong số đó. Chỉ cần sử dụng nguyên liệu này mỗi ngày, bạn có thể ức chế những cơn đau khi bà bầu bị đau răng sâu nhưng không gây ảnh hưởng gì tới sự phát triển của trẻ.

Rửa sạch khoảng 5-6 bông hoa cúc vàng, để ráo nước.

Ngắt cánh hoa, sau đó cho vào một bình 0,5 lít rượu trắng.

Sau khoảng 7 – 10 ngày, bạn sử dụng rượu hoa cúc thu được để súc miệng 2 lần mỗi ngày, sau khi đánh răng.

Thực hiện đều đặn phương pháp này, hoa cúc sẽ giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng tiến triển và ảnh hưởng nặng hơn đến sức khỏe.

Súc miệng rượu hoa cúc ngừa sâu răng

Súc miệng rượu hoa cúc ngừa sâu răng

2.2. Bà bầu đau răng sâu uống thuốc gì?

Những biện pháp dân gian kể trên có thể giúp bạn làm sạch khoang miệng nhưng tác dụng rất chậm, đôi lúc khiến bà bầu khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt cũng như sự phát triển bình thường của trẻ. Vì vậy, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp trên, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc Tây y dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ như:

Thuốc giảm đau an toàn cho bà bầu:  Oxycodone, Codeine, hoặc Hydrocodone là những loại thuốc tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, có khả năng giảm đau nhanh chóng; kiểm soát được các cơn đau răng vô cùng hiệu quả, lại không gây ảnh hưởng xấu cho mẹ và bé.

Thuốc kháng sinh: Spriamycin Tetracyline, Amoxicillin doxycycline…những thuốc này có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, ngăn chặn vi khuẩn tiến triển khiến tình trạng sâu răng nặng nề hơn.

Bà bầu có thể uống thuốc giảm đau và kháng sinh theo chỉ định bác sĩ

Bà bầu có thể uống thuốc giảm đau và kháng sinh theo chỉ định bác sĩ

Tuy nhiên, việc uống những loại thuốc này không được tùy ý mà cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Ngoài ra, chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết và bạn không nên lạm dụng chúng.

Các biện pháp dân gian cũng như sử dụng thuốc kể trên chỉ có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của sâu răng tạm thời mà thôi. Khi kết thúc quá trình mang thai, bạn vẫn nên đến thăm khám trực tiếp tại nha khoa để điều trị triệt để bằng các biện pháp trám răng, bọc răng sứ, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của sâu răng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bà bầu bị đau răng
Thần chú chữa đau răng – Quy tắc khi vệ sinh răng miệng

Thần chú chữa đau răng – Quy tắc khi vệ sinh răng miệng

Đau răng luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Người bệnh sẽ có cảm giác khó khăn trong ăn uống cũng như là giao tiếp hàng ngày. Sử

Ngày 26/04/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao

Đau răng sâu chắc chắn sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày và cả sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, bà bầu lại

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Tổng hợp 10 cách chữa đau răng tại nhà bạn nên biết

Tổng hợp 10 cách chữa đau răng tại nhà bạn nên biết

Đau răng là một trong những vấn đề răng miệng rất phổ biến gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và cả cuộc sống

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Làm cách nào để hết đau răng? Biện pháp giảm đau tức thì

Làm cách nào để hết đau răng? Biện pháp giảm đau tức thì

Đau răng là triệu chứng thường gặp nếu bạn có răng sâu, viêm nướu, mọc răng khôn,… Đau răng có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh và

Ngày 29/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân gây nhức răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
8 Cách chữa đau răng nhanh hết ngay tại nhà cực kỳ hiệu quả

8 Cách chữa đau răng nhanh hết ngay tại nhà cực kỳ hiệu quả

Đau nhức răng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Cơn đau nhức sẽ cản trở việc ăn uống, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và khiến

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm