Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Những vấn đề răng miệng người già thường gặp cần lưu ý

Sức khỏe răng miệng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cơ thể ở người cao tuổi. Các tổn thương ở vùng miệng sẽ tác động tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng, sức đề kháng. Để hiểu rõ những vấn đề răng miệng người già thường gặp, hãy cùng theo dõi bài viết sau.

1. Những vấn đề răng miệng người già thường gặp

Khi tuổi càng cao thì những bệnh lý toàn thân cũng xuất hiện nhiều hơn gây ảnh hưởng đến răng miệng. Những bệnh lý về răng miệng thường gặp ở người già như: giảm vị giác, sâu răng, hôi miệng, bệnh nha chu, lão hóa răng, răng xỉn màu, mất răng, khô miệng, xương hàm không đồng đều, bệnh niêm mạc miệng.

1.1. Sâu răng

Khi tuổi tác càng cao cộng thêm việc vệ sinh răng miệng kém khiến người già rất dễ bị sâu răng. Các thức ăn thừa trên răng lâu dần hình thành các mảng bám. Một số vi khuẩn phát triển ở các mảng bám, tiết ra axit làm mòn men răng gây sâu răng. Sâu răng tiến triển gây viêm tủy, hoại tử tủy, viêm quanh cuống, nặng hơn viêm xương, viêm hạch ở vùng lân cận,…

Có thể nhận biết các dấu hiệu sâu răng ở người già qua các dấu hiệu như:

– Răng ê buốt khi có kích thích nóng, lạnh, chua hay ngọt

– Răng xuất hiện lỗ sâu xám đen khiến thức ăn dễ mắc vào

– Răng đau khi ăn nhai

– Hơi thở có mùi khó chịu

Để điều trị sâu răng ở người già, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp như điều trị tủy, hàn trám răng, bọc răng sứ hoặc nhổ răng.

Bệnh lý sâu răng thường gặp ở người già

Bệnh lý sâu răng thường gặp ở người già

1.2. Bệnh nha chu

Bệnh nha chu là bệnh xảy ra ở tổ chức xung quanh răng. Đây là tình trạng nguy hiểm khiến nhiều người cao tuổi lo ngại. Nguyên nhân chính của bệnh là do vệ sinh răng miệng kém làm vi khuẩn tích tụ ở quanh cổ răng, hình thành nên cao răng. Cao răng càng nhiều thì viêm lợi càng nặng, tiến triển thành viêm nha chu kèm theo viêm dây chằng quanh răng và tiêu xương. Bệnh viêm nha chu có thể khiến răng bị lung lay và lâu dần làm mất răng.

Ngoài ra, người bệnh viêm nha chu còn có các biểu hiện như:

– Nướu chuyển sang màu bầm tím hoặc sưng đỏ

– Cảm giác đau nhức khó chịu khi chạm vào hoặc cắn thức ăn cứng, dai,…

– Khoảng cách giữa các răng tăng dần, hình thành ổ mủ

– Dễ chảy máu khi chải răng, dùng tăm chỉ nha khoa

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu

Để điều trị viêm nha chu bác sĩ sẽ cạo sạch vôi răng, chỉ định dùng thuốc để hỗ trợ tăng độ bền chắc của răng. Nếu bệnh đã tác động đến xương ổ răng bị hoặc viêm nha chu gây rụng răng thì cần cấy ghép Implant hoặc bọc răng sứ.

1.3. Giảm vị giác

Giảm vị giác là tình trạng xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi mà nguyên nhân chủ yếu do suy giảm cơ quan vị giác, bệnh lý hoặc các tác dụng phụ của thuốc. Bệnh sẽ gây cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn làm sức khỏe bị ảnh hưởng.

Hơn nữa, các chân răng yếu dần, cơ xương hàm teo nhão làm cho lực nhai bị giảm đi rõ rệt.

Để khắc phục tình trạng này người lớn tuổi cần ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt, không ăn quá no, không ăn mặn, đồ ăn nhiều mỡ. Thực phẩm cần đa dạng và đủ các nhóm chất như đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Duy trì uống 1 – 2 ly sữa mỗi ngày cũng rất có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi, đặc biệt là với những người ăn kém hoặc cơ thể mệt mỏi.

1.4. Hôi miệng

Tỷ lệ người già bị hôi miệng là rất cao, nguyên nhân chủ yếu do thức ăn thừa bám vào răng, dùng thuốc, thói quen ăn thực phẩm nặng mùi, hút thuốc lá,… hoặc do bệnh lý gây mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Hơn nữa, vệ sinh răng kém và các bệnh lý nha chu cũng là nguyên nhân gây bệnh lý này.

Để điều trị hôi miệng, người bệnh cần đến nha khoa để được các bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân và biện pháp xử lý phù hợp. Đồng thời, cần lưu ý vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày, dùng nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa, hạn chế ăn đồ ăn nặng mùi.

Tác dụng phụ một số loại thuốc gây hôi miệng ở người già

Tác dụng phụ một số loại thuốc gây hôi miệng ở người già

1.5. Lão hóa răng

Khi về già, răng đã phải hoạt động quá nhiều, lớp men răng dần bị bào mòn, nhất là ở cổ chân răng. Lợi cũng không còn săn chắc như trước nên không thể ôm sát chân răng mà dễ bị tụt ra, khiến răng lung lay.

Các biểu hiện của lão hóa răng như:

– Răng nhạy cảm với những đồ ăn lạnh, nóng

– Mòn men răng và cổ chân răng

– Răng bị ngả vàng, xỉn màu

– Răng sâu, gây hôi miệng

– Nướu bị tụt vào hoặc lùi ra khỏi răng

– Răng giòn dễ mẻ, dễ gãy

– Giảm tiết nước bọt, chức năng nhai suy giảm

1.6. Răng bị xỉn màu

Răng xỉn màu ở người già xảy ra do các nguyên nhân như: bệnh lý răng miệng (viêm chân răng, viêm lợi, sâu răng), nhiễm màu nội sinh (dùng thuốc, bệnh bilirubin), nhiễm màu ngoại sinh (vi khuẩn sinh màu, vết trám răng, hút thuốc lá, uống trà, cà phê,…). Ngoài ra, răng bị xỉn màu cũng có thể do vệ sinh răng miệng không tốt làm răng dần ngả màu vàng.

Việc điều trị răng xỉn màu cần dựa trên nguyên nhân hình thành. Với trường hợp răng bị vàng do mảng bám, có thể xử lý bằng cách loại bỏ mảng bám hoặc tẩy trắng răng. Trường hợp răng nhiễm màu nặng cần dán răng sứ Veneer hoặc bọc răng sứ.

1.7. Mất răng

Mất răng thường xảy ra ở người lớn tuổi khi răng đã yếu và lão hóa. Ngoài ra, thói quen vệ sinh răng miệng sai cách, tai nạn, chấn thương, bệnh lý răng miệng, di truyền bẩm sinh,… cũng là nguyên nhân làm mất răng. Tình trạng này không chỉ làm mất thẩm mỹ răng miệng, suy giảm khả năng ăn nhai mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như tiêu xương hàm, đau đầu kinh niên,…

Để tránh bị mất răng, người lớn tuổi nên chăm sóc và và kiểm tra tình trạng răng miệng thường xuyên, thăm khám nha khoa để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Ngoài ra, để tránh các biến chứng khi mất răng, phương pháp trồng răng Implant hiện đại đã ra đời để khôi phục khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ giống như răng thật.

Người già dễ bị mất răng

Người già dễ bị mất răng

1.8. Khô miệng

Hệ thống trao đổi chất và miễn dịch ở người già bị suy yếu, kèm theo nhiều bệnh mãn tính cần uống thuốc kéo dài gây nên tình trạng khô miệng. Khô miệng sẽ làm tăng nguy cơ mắc sâu răng và khó khăn khi ăn uống, nuốt.

Các biểu hiện của khô miệng gồm: cảm giác nóng rát, thay đổi khẩu vị, khó nuốt và nói chuyện, nứt lưỡi, niêm mạc miệng khô.

Để làm giảm khô miệng cần áp dụng các biện pháp như thay thế thuốc làm khô miệng, kích thích tuyến nước bọt bằng vị giác, dùng nước bọt nhân tạo, chế độ ăn uống phù hợp, vệ sinh răng miệng tốt,…

1.9. Rối loạn khớp thái dương hàm

Một trong các bệnh lý khớp vùng hàm mặt người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc phải đó là rối loạn khớp thái dương hàm. Biểu hiện của bệnh là đau nhức ở hàm và phía trong, hoặc quanh vùng tai gây cảm giác rất khó chịu. Khi cắn sẽ không đồng đều do khớp hàm cứng lại. Rối loạn khớp thái dương hàm có thể kèm theo biểu hiện đau đầu. Khi ngậm miệng hoặc mở miệng, có tiếng cử động lạo xạo của khớp.

1.10. Ung thư miệng

Thuốc lá và rượu bia được cho là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư miệng. Các dấu hiệu ban đầu của ung thư miệng có thể khó nhận thấy và không có triệu chứng. Vị trí ung thư miệng thường xảy ra nhất là ở đường viền bên của lưỡi, trên môi và trên sàn miệng. Quá trình phát triển từ một tổn thương màu trắng hoặc đỏ, thành loét, dần dần trở thành khối u. Vì thế, nếu gặp tổn thương như trên kéo dài hơn hai tuần thì nên đến thăm khám với bác sĩ để được kiểm soát bệnh sớm.

2. Nguyên nhân gây các vấn đề răng miệng ở người cao tuổi

Các bệnh lý răng miệng ở người già xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do tuổi tác, quá trình lão hóa răng miệng làm biến đổi những chức năng phổ biến như:

– Bề mặt nhai bị mòn, xơ teo tủy răng

– Giảm mật độ các tế bào ở tủy răng

– Răng giòn và dễ gãy rụng hơn

– Nướu bị tụt

– Giảm tiết nước bọt

Ngoài ra, các yếu tố khác gây ảnh hưởng tới tình trạng răng miệng người lớn tuổi như:

– Mắc các bệnh lý toàn thân như HIV, Parkinson, tiểu đường, tai biến mạch máu não, trào ngược dạ dày,…

– Thói quen thở bằng miệng, nghiến răng, hút thuốc lá, cắn móng tay, ngủ ngáy, dùng nhiều đồ ăn có tính axit cao,…

– Dùng các loại thuốc điều trị khiến tổn thương niêm mạc miệng. Đây là điều kiện để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh răng miệng ở người già.

– Vệ sinh răng miệng kém

– Bị chấn thương ở vùng xương hàm hoặc miệng

3. Chăm sóc và phòng tránh các vấn đề răng miệng người già

Để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng ở người lớn tuổi, cần đặc biệt lưu ý đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng bằng các cách sau:

– Chải răng 2 lần mỗi ngày, chải nhẹ nhàng, đúng cách, tránh làm xước nướu răng, kết hợp dùng tăm chỉ nha khoa và nước súc miệng. Trường hợp cần thiết phải dùng nước súc miệng có chứa flour để ngăn ngừa sâu răng và bệnh nha chu, khiến người lớn tuổi bị nhức răng

– Khám sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để phát hiện những bệnh lý răng miệng và điều trị hiệu quả

– Làm sạch cao răng định kỳ để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, tránh bị viêm nhiễm nướu hoặc sâu răng

– Tăng cường ăn rau củ quả, hạn chế đồ ngọt như bánh kẹo. Ăn đầy đủ các chất béo thực vật, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Hạn chế đồ ăn cứng nóng và có nhiều gia vị kích thích

– Uống nước thường xuyên và nên ngậm nước trong miệng vài giây trước khi nuốt. Có thể ngậm kẹo hoặc nhai kẹo cao su không đường để kích thích tăng tiết nước bọt, giảm tình trạng khô miệng

– Người già khi bị mất răng nên đến nha khoa uy tín để được thăm khám và phục hình lại răng đã mất

Người lớn tuổi cần khám sức khỏe răng miệng định kỳ

Người lớn tuổi cần khám sức khỏe răng miệng định kỳ

Tuổi tác có ảnh hưởng tới sự lão hóa của các mô bên trong cơ thể, trong đó có vùng miệng. Những vấn đề răng miệng người già thường gặp do sự suy giảm chức năng và việc vệ sinh kém. Vì thế việc quan tâm và ngăn ngừa các bệnh lý cho người già giúp duy trì sức khỏe toàn diện tốt hơn.

Hiển thị nguồn

Báo Tuổi Trẻ: “Bệnh răng miệng ở người cao tuổi”

Báo Lao Động: “3 vấn đề sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi”

You Med: “Lão hóa và sức khỏe răng miệng ở người già”

National Institutes of Health: “Common Medical and Dental Problems of Older Adults”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *