01/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Viêm khớp thái dương hàm là một căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến là sai lệch khớp cắn. Vậy viêm khớp thái dương hàm có nên niềng răng không? Nếu có thì thời gian niềng mất bao lâu?
Bạn nên tiến hành niềng răng trong trường hợp bị bệnh viêm khớp thái dương hàm kèm theo tình trạng khớp cắn sai lệch, răng mọc chen chúc trên cung hàm. Các bác sĩ sẽ sử dụng những khí cụ chỉnh nha cần thiết như mắc cài, dây cung, khay trong… nhằm mục đích kéo các răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí ở trên cung hàm.
Tuy nhiên, trong trường hợp bị viêm khớp thái dương cấp tính, bạn cần điều trị viêm trước rồi mới tiến hành niềng răng. Còn nếu viêm mãn tính, bạn có thể kết hợp đồng thời điều trị viêm và chỉnh nha.
Sau khi niềng răng, khớp cắn hai hàm sẽ được tái tạo toàn bộ, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ của khuôn mặt và chức năng ăn nhai cơ bản của hàm răng.
Chưa kể, sai lệch khớp cắn còn khiến cho cơ hàm hoạt động quá mức, gây co thắt cơ và dẫn đến viêm khớp thái dương hàm. Do đó, niềng răng nắn chỉnh khớp cắn cũng là một biện pháp hiệu quả để ngăn chặn bệnh lý trên tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Hiện niềng răng đang được chia ra làm hai phương pháp chính là niềng răng mắc cài và khay trong suốt.
Niềng răng mắc cài là một phương pháp nắn chỉnh răng truyền thống trong lĩnh vực nha khoa. Bác sĩ nha khoa sẽ gắn cố định các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung… lên hàm răng để kéo răng tới đúng vị trí.
Phương pháp niềng răng mắc cài được chia ra thành 2 loại chính là mắc cài thường và mắc cài tự buộc.
– Mắc cài thường:
Hệ thống khí cụ chỉnh nha được sử dụng gồm có mắc cài, dây cung, thun buộc… Trong đó, vai trò của thun buộc là hỗ trợ chỉnh nha diễn ra một liên tục và ổn định. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, dây thun sẽ bị giãn ra nên bạn cần thay mới để tránh làm gián đoạn quá trình niềng răng.
– Mắc cài tự buộc:
Đây là phương pháp cải tiến từ niềng răng bằng mắc cài thường. Khi áp dụng phương pháp trên, bạn không cần phải sử dụng thun buộc do trên rãnh mắc cài đã có các nắp trượt tự động thay thế. Nhờ vậy, khí cụ sẽ tác động lên răng một cách liên tục. Tuy nhiên, lực ma sát được giảm bớt đi đáng kể so với mắc cài thường nên hạn chế được những cơn đau nhức khi đeo niềng.
Niềng răng khay trong là biện pháp chỉnh nha tiên tiến, khắc phục được nhiều nhược điểm của phương pháp sử dụng mắc cài. Trong quá trình niềng răng, bạn chỉ cần sử dụng một bộ khay niềng mà không phải gắn cố định khí cụ lên hàm răng. Đặc biệt, hiệu quả nắn chỉnh răng cũng không hề kém cạnh so với mắc cài nên phương pháp trên được rất nhiều người lựa chọn.
Khay niềng có màu trong suốt, được thiết kế ôm khít vào hàm răng nên rất khó bị lộ khi đeo niềng. Do đó, bạn hoàn toàn có tự tin khi chụp ảnh hoặc tham gia các hoạt động tập thể.
Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của khay trong là dễ dàng tháo nắp khi cần thiết mà không cần phải có sự hỗ trợ của bác sĩ. Vậy nên, bạn sẽ không gặp khó khăn khi ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng trong suốt thời gian đeo niềng. Tuy nhiên, bạn cần phải đeo khay ít nhất 22 tiếng mỗi ngày để đảm bảo răng dịch chuyển theo đúng tiến độ.
Thời gian niềng răng đối với trường hợp bị viêm khớp thái dương hàm dao động từ 18 – 24 tháng. Sau khi tháo niềng, bạn sẽ sở hữu một hàm răng đều, đẹp với khớp cắn chuẩn đúng như mong muốn.
Tuy nhiên, thời gian chỉnh nha thực tế còn phù hợp vào nhiều yếu tố. Cụ thể là tình trạng răng, công nghệ áp dụng và cách chăm sóc:
– Tình trạng răng: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian đeo niềng. Những người có răng lệch lạc nhiều chắc chắn quá trình chỉnh nha sẽ kéo dài hơn. Thậm chí, có trường hợp phải đeo niềng tới 3 năm mới đạt được kết quả như ý.
– Công nghệ áp dụng: Hiện quá trình niềng răng có sự hỗ trợ của nhiều công nghệ tiên tiến như 3D Speed, 4D AI SAFE, 5D INVI… Những công nghệ trên sẽ giúp răng dịch chuyển nhanh chóng mà không gây hại tới chân răng và xương hàm.
– Cách chăm sóc: Khi niềng răng, nếu bạn không chăm sóc răng miệng cẩn thận thì sẽ rất dễ mắc phải các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Điều đó khiến cho quá trình niềng răng bị gián đoạn và mất nhiều thời gian hơn.
Khi niềng răng, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:
– Không nên ăn thức ăn cứng, rắn (sườn sụn, ổi, mía…) và những loại thức ăn có độ bám dính cao (cao su, kẹo dẻo…).
– Tránh dùng răng cửa để cắn xé thức ăn vì sẽ làm tăng nguy cơ bung, tuột mắc cài.
– Thức ăn nên được cắt nhỏ và nấu mềm để hạn chế phải dùng lực nhai quá nhiều.
– Sử dụng kem đánh răng có fluor và bàn chải lông mềm để chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày.
– Dùng thêm máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa nhằm hỗ trợ cho việc vệ sinh răng miệng được tốt hơn.
– Súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng 2 – 3 lần/ngày để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
– Liên hệ ngay với bác sĩ khi phát hiện những dấu hiệu bất thường như đau nhức kéo dài, ê buốt răng…
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề “viêm khớp thái dương hàm có nên niềng răng không”. Hy vọng những thông tin đã được chia sẻ sẽ hữu ích, giúp bạn tìm được phương pháp phù hợp nhất và nhanh chóng sở hữu hàm răng đẹp như ý.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×