Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Đắng miệng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tốt nhất

Khi bị đắng miệng, bạn sẽ thấy rất khó chịu và chán ăn. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục, bạn không nên chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Vậy đắng miệng là bệnh gì? Dưới đây là câu trả lời chi tiết và một số cách điều trị hiệu quả cao.

1. Đắng miệng là bệnh gì

Đắng miệng có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý như: trào ngược dạ dày, tưa miệng, bệnh về răng nướu, bệnh lý về đường hô hấp trên, hội chứng miệng bỏng rát, nhiễm nấm miệng, ung thư làm đắng miệng, suy nhược cơ thể, bệnh lý về gan, khô miệng,…

1.1. Trào ngược dạ dày

Người bị trào ngược dạ dày (1) thường hay có cảm giác đắng miệng, ăn không ngon. Bởi lượng axit từ dạ dày bị đẩy lên thực quản gây nóng rát ở vùng ngực và bụng kèm theo triệu chứng đắng miệng.

đắng miệng là bệnh gì

Trào ngược dạ dày làm đắng miệng

1.2. Tưa miệng

Tưa miệng hay còn gọi là nấm lưỡi, tưa lưỡi. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là do nấm Candida Albicans phát triển trong miệng.

Loại nấm men này làm nhiều đốm trắng xuất hiện trên lưỡi. Đốm trắng còn lan đến miệng, cổ họng. Phần lớn người bị tưa miệng đều cảm thấy đắng miệng. Muốn chấm dứt đắng miệng khó chịu, bạn cần thăm khám và thực hiện biện pháp trị nấm Candida Albicans theo hướng dẫn của bác sĩ.

1.3. Bệnh về răng nướu

Các bệnh lý về răng nướu có thể là nguyên nhân gây tình trạng miệng bị đắng mà nhiều người đã gặp phải.

– Viêm nướu: viêm nướu (2) gây ra bởi sự tích tụ của vi khuẩn trên bề mặt răng và nướu. Triệu chứng của viêm nướu gồm sưng, đau và chảy máu ở nướu. Nếu không điều trị kịp thời, viêm nướu sẽ dẫn đến hư hỏng răng, gây mùi hôi miệng và đắng miệng

– Viêm nha chu: viêm nha chu là bệnh lý viêm nhiễm ở các tổ chức mô mềm quanh răng. Triệu chứng của viêm nha chu gồm đắng miệng, đau và sưng vùng lợi, răng . Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây mất răng

– Nhiễm trùng răng: nếu răng bị thủng hoặc hư hỏng, vi khuẩn có thể tấn công vào phần dưới răng và gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng răng gây đau răng, áp xe chân răng và có thể gây ra vị đắng trong miệng

1.4. Bệnh lý về đường hô hấp trên

Những bệnh lý liên quan tới đường hô hấp trên có thể tác động tới vị giác, khiến bạn cảm thấy đắng miệng. Cụ thể như người viêm xoang, polyp mũi,… thường thấy vị đắng khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống.

1.5. Hội chứng miệng bỏng rát

Tình trạng này khiến người bệnh hay cảm thấy trong miệng nóng rát, như khi ăn đồ cay nóng. Thậm chí, nhiều người còn đắng miệng, có mùi hôi khó chịu trong miệng.

Những triệu chứng trên sẽ biến mất không lâu sau đó. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đắng miệng, miệng nóng rát trong thời gian dài.

1.6. Nhiễm nấm miệng

Nhiễm nấm men trong miệng có thể gây đắng miệng hoặc vị khó chịu ở khoang miệng, hôi miệng. Bệnh lý này thường biểu hiện với các đốm trắng xuất hiện trên mặt lưỡi, miệng hoặc cổ họng. Vị đắng chỉ hết khi được điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm trùng.

1.7. Ung thư làm đắng miệng

Người đang điều trị ung thư hầu hết đều thấy đắng miệng khi ăn uống. Hóa trị và xạ trị có thể làm đổi vị giác ở một số trường hợp. Người bệnh sẽ cảm thấy có vị đắng hoặc vị kim loại trong miệng.

1.8. Suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, tác động đến hoạt động chuyển hóa, thu nạp và đào thải chất trong cơ thể. Qua đó khiến người bệnh chán ăn hoặc rối loạn vị giác làm đắng miệng.

Người suy nhược cơ thể thường có triệu chứng mệt mỏi, gần như không còn sức lực để làm việc tâm trạng và tinh thần xuống dốc nên hầu như không còn hứng thú ăn uống nữa.

Đây là yếu tố hàng đầu gây ra chứng đắng miệng mà nhiều người chủ quan và để bệnh kéo dài không trị.

1.9. Bệnh lý về gan

Tổn thương gan, suy giảm chức năng gan, mắc bệnh lý ở gan cũng dẫn đến đắng miệng, chán ăn, ăn không ngon. Khi bị bệnh, gan sẽ hoạt động yếu và làm giảm lượng dịch mật sản xuất ra.

Lượng dịch mật bị thiếu không đáp ứng nhu cầu chuyển hóa chất béo ở trong cơ thể. Lâu dần làm giảm hoạt động của hệ tiêu hóa và gây chán ăn, đổi vị giác ở người bệnh.

Bệnh lý về gan

Bệnh lý về gan

1.10. Khô miệng

Khô miệng là tình trạng tuyến nước bọt hoạt động không hiệu quả, sản xuất ít nước bọt trong khoang miệng do dùng thuốc, hút thuốc lá,… Điều này khiến vi khuẩn có môi trường để sinh sôi, phát triển và gây đắng miệng.

1.11. Tổn thương dây thần kinh

Trong cơ thể người, vị giác luôn có mối quan hệ mật thiết với dây thần kinh trên não bộ. Trường hợp có tổn thương ở các dây thần kinh thì dĩ nhiên vị giác cũng bị tác động.

Trong đó, khối u xuất hiện xuyên não, chấn thương ở vùng đầu, phẫu thuật tại vùng đầu,… có thể là nguyên nhân làm dây thần kinh bị tổn thương, ảnh hưởng tới vị giác.

2. Biện pháp điều trị đắng miệng

Tình trạng đắng miệng hoàn toàn có thể giải quyết bằng các phương pháp đơn giản. Điều quan trọng là bạn phải kiên thì áp dụng thường xuyên mới đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Dưới đây là các cách điều trị miệng bị đắng mà bạn có thể tham khảo:

2.1. Chăm sóc răng miệng

Không chăm sóc răng miệng thường xuyên là điều kiện thuận lợi để tụ vi khuẩn phát triển, gây cảm giác đắng miệng.

Do đó, cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là chăm sóc răng miệng đều đặn, chải răng 2 lần/ ngày, dùng bàn chải mềm để tránh tổn thương tới nướu. Đồng thời sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn để loại bỏ hoàn toàn cặn thức ăn thừa mắc tại kẽ răng.

Một lưu ý nữa là lưỡi cũng cần được làm sạch. Bởi đây là môi trường vi khuẩn dễ phát triển gây đắng miệng khi ngủ dậy. Do đó khi đánh răng, bạn nên vệ sinh cả lưỡi để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

2.2. Uống nước lọc

Đắng miệng xảy ra đôi khi bắt nguồn từ khô miệng do tuyến nước bọt hoạt động yếu. Do đó, bạn nên uống nước lọc tối thiểu là 2 lít/ ngày để giảm thiểu khô miệng.

Uống nhiều nước lọc

Uống nhiều nước lọc

2.3. Tránh yếu tố gây trào ngược axit

Thường xuyên ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thuốc lá, đồ uống có cồn như rượu bia,… đều có nguy cơ bị trào ngược axit. Do đó, bạn nên hạn chế tối đa các yếu tố này nếu muốn việc điều trị hiệu quả hơn.

2.4. Nhai kẹo cao su không đường

Nhai kẹo cao su liên tục sẽ giúp tuyến nước bọt hoạt động mạnh mẽ. Bởi kẹo cao su có tính dai nên cần nhiều enzim để có thể cảm nhận được mùi vị ở khoang miệng.

Do đó, bạn có thể sử dụng kẹo cao su như một giải pháp điều trị đắng miệng. Tuy nhiên, cần sử dụng loại kẹo cao su không đường bởi kẹo cao su có đường chứa chất ngọt, dễ tạo mảng bám quanh răng kéo theo sự sinh sôi của vi khuẩn.

2.5. Dùng nước súc miệng

Hiện nay có nhiều loại nước súc miệng giúp cải thiện tối ưu tình trạng miệng đắng. Mục đích của việc này là loại bỏ mảng bám thức ăn thừa, vi khuẩn trong khoang miệng. Các loại nước súc miệng từ thảo dược có hiệu quả tốt mà lại lành tính.

2.6. Nước trà thảo mộc

Một số loại thảo mộc dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu như bạc hà, chanh, gừng, nha đam,… đều có thể chế biến thành trà, hơn nữa còn giảm tình trạng đắng miệng.

2.7. Nước ép trái cây chín

Nước ép từ các loại trái cây như nho, dưa hấu, dâu tây,… có vị ngọt tự nhiên, làm giảm cảm giác đắng miệng và mùi khó chịu trong khoang miệng. Hơn nữa, nước ép trái cây còn bổ sung một số vitamin, dưỡng chất cần thiết để các cơ quan hoạt động tốt hơn.

2.8. Đến gặp bác sĩ thăm khám

Nếu tình trạng đắng miệng kéo dài mà những cách đơn giản tại nhà không thể cải thiện, thì bạn nên đến bác sĩ để thăm khám. Bởi đây có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý mà cơ thể đang gặp phải. Hơn nữa, nếu xác định được vị đắng đến từ răng miệng thì cần đến nha khoa uy tín để được tư vấn.

3. Chế độ dinh dưỡng khi bị đắng miệng

Người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để nâng cao hiệu quả điều trị đắng miệng.

Hạn chế thực phẩm làm tăng mùi khó chịu cho miệng như:

– Thực phẩm nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt,…

– Món ăn có đường tinh chế, chất béo bị bão hòa

– Tránh xa cà phê, rượu bia và các chất kích thích

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo từ động vật

– Hạn chế thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn như giò chả, khoai tây,…

Người bị đắng miệng cần bổ sung các thực phẩm sau:

– Thực phẩm dạng lỏng như canh, cháo, súp,… vừa tốt cho hệ tiêu hóa lại vừa giảm nguy cơ trào ngược dạ dày gây đắng miệng

– Uống một cốc nước ấm sau khi thức dậy sẽ giúp dạ dày trung hòa lượng axit vào buổi sáng. Bạn có thể pha thêm ít mật ong cho dễ uống, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

– Ăn trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,… những loại quả này sẽ kích thích tiết nước bọt, giảm đắng trong miệng

– Ô mai có vị chua sẽ giúp tuyến nước bọt hoạt động tốt, giúp quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn. Qua đó ngăn ngừa miệng có vị đắng

– Rau xanh có chất xơ giúp ngăn bệnh lý trào ngược dạ dày gây đắng miệng, ợ chua

đắng miệng là bệnh gì

Ăn thực phẩm dạng lỏng như cháo

4. Những lưu ý khi bị đắng miệng

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý các điều sau để ngăn nguy cơ bị đắng miệng:

– Chia nhỏ bữa ăn: giúp giảm thiểu áp lực lên dạ dày, tránh nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản. Đồng thời giúp hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn

– Kê cao đầu khi ngủ: giúp giảm tình trạng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản

– Tập thể dục: tập thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể thường xuyên sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thể, đẩy lùi bệnh tật

– Tuân thủ chỉ định từ bác sĩ: dùng đúng loại thuốc và liều lượng của bác sĩ đưa ra sẽ tăng khả năng khỏi bệnh. Đồng thời hạn chế tác dụng phụ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ: biện pháp này giúp bạn sớm phát hiện nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả

– Giữ tinh thần lạc quan: căng thẳng có thể khiến bạn bị trào ngược dạ dày gây đắng miệng

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết nhất về đắng miệng là bệnh gì. Tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe gặp vấn đề. Khi đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và tìm cách điều trị phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Các bệnh răng miệng nguy hiểm
Ăn vào đắng miệng là bệnh gì: Nguyên nhân và cách chữa trị

Ăn vào đắng miệng là bệnh gì: Nguyên nhân và cách chữa trị

Tình trạng đắng miệng thường xảy ra sau khi ăn các loại thực phẩm như mướp đắng, cà phê đen, cải xoăn,… Tuy nhiên, nếu tình trạng diễn

Ngày 05/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Lưỡi nổi hạt đỏ là bệnh gì? Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Lưỡi nổi hạt đỏ là bệnh gì? Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Lưỡi nổi hạt đỏ thường kèm theo cảm giác cộm vướng, khó chịu, đau nhức. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm đến sức

Ngày 16/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Tổng hợp 8 bệnh lý răng miệng nguy hiểm thường gặp

Tổng hợp 8 bệnh lý răng miệng nguy hiểm thường gặp

Các bệnh răng miệng nguy hiểm phổ biến gồm có: sâu răng, mòn men răng, viêm nha chu, tụt nướu, viêm tuyến nước bọt, ung thư miệng… Để

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Các bệnh răng miệng người già thường gặp và cách chữa trị

Các bệnh răng miệng người già thường gặp và cách chữa trị

Người cao tuổi là nhóm đối tượng rất dễ mắc phải bệnh lý về răng miệng. Các bệnh răng miệng người già thường gặp có thể kể đến như sâu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải