Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu
Áp xe chân răng là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây nhiễm trùng huyết, mất răng, thậm chí là tử vong. Do đó, bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh tình trạng ổ áp xe gây biến chứng. Tuy nhiên, trước tiên, bạn nên hiểu rõ bệnh áp xe răng là gì, tại sao nguy hiểm đến vậy? Làm sao để điều trị bệnh áp xe nướu răng tốt nhất? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Nha Khoa Paris giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Áp xe nướu răng là một bệnh lý về răng miệng không hiếm gặp, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Để có dễ dàng nhận biết bệnh lý, bạn hãy tham khảo một số hình ảnh dưới đây:
Nướu sưng to khi bị áp xe răng
Áp xe răng ở người lớn
Áp xe răng ở trẻ nhỏ
Về bản chất, áp xe chân răng là một bệnh nhiễm trùng với dấu hiệu điển hình là đau nhức, sốt cao, răng nhạy cảm… Các ổ áp xe răng có thể hình thành rất nhanh. Thậm chí, chỉ sau khoảng 1 – 2 ngày khi miệng bắt đầu có dấu hiệu nhiễm trùng.
Đối với vấn đề trên, bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu cho biết: Bệnh áp xe răng là một dạng biến chứng của nhiễm trùng, thường do sâu răng, bệnh lý về nướu hoặc nứt mẻ răng gây ra.
Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn tiềm ẩn nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và tích tụ mủ trong xương hàm. Do đó, việc điều trị áp xe răng sớm là rất quan trọng để đảm bảo phục hồi nhanh chóng và ngăn ngừa biến chứng kéo dài.
Về bản chất, tác nhân chính của áp xe răng là do vi khuẩn. Khi các mô nướu xung quanh chân răng bị tổn thương, viêm nhiễm, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ có xu hướng tấn công vào sâu bên trong. Nước bọt chỉ có tính sát khuẩn nhẹ nên gần như không có tác dụng đối với trường hợp trên.
Các mô nướu xung quanh răng cũng có xu hướng rút hết chất lỏng nhiễm bệnh. Ổ mủ không thể thoát ra ngoài sẽ tích tụ ở chân răng và hình thành ổ áp xe. Hiện tượng áp xe có thể xảy ra ở những vùng khác nhau như:
– Áp xe quanh chóp răng: Áp xe ở đầu chân răng.
– Áp xe nha chu: Áp xe ở nướu bên cạnh chân răng. Chúng cũng có thể lan đến các mô và xương xung quanh.
– Áp xe nướu răng. Áp xe trên nướu, thường xuất hiện ở răng số 7 và số 8.
Nếu không chữa trị kịp thời, bạn còn có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng ở răng, xương hàm và mô xung quanh.
Áp xe răng là một bệnh lý liên quan đến răng miệng gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu, cụ thể như sau:
– Sưng tấy: Dấu hiệu đặc trưng của áp xe răng là gây sưng mặt ở vùng xung quanh vị trí răng bị nhiễm trùng. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh lý ngày một nghiêm trọng, kéo theo sưng khắp vùng mặt.
– Đau răng: Đau nhức cũng là một dấu hiệu chính của bệnh lý áp xe răng. Cơn đau thường ở mức độ dữ dội, kéo dài dai dẳng trong nhiều ngày, gây ra khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện. Thậm chí, cơn đau còn có thể lan tỏa ra cả những bộ phận lân cận như hạch bạch huyết, xương hàm, cổ hoặc tai.
– Nhạy cảm với nhiệt độ: Khi bị áp xe, răng của bạn chắc chắn sẽ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều lần so với bình thường. Khi tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh hay thậm chí chỉ ăn nhai bình thường, bạn cũng cảm thấy ê buốt và đau nhức.
– Sốt cao: Tương tự như nhiễm trùng các bộ phận khác trên cơ thể, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng sốt cao khi áp xe răng. Bởi khi đó, hệ miễn dịch của cơ thể đã suy giảm đi đáng kể, dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công, dẫn tới sốt cao kèm theo cảm giác ớn lạnh, chóng mặt…
– Áp xe răng có mủ: Vị trí áp xe răng có thể xuất hiện mủ đặc hoặc máu. Mủ có thể chảy ra hoặc không. Ngoài ra, khi đè vào túi mủ, bạn sẽ cảm thấy rất đau nhức.
Sưng tấy do áp xe răng
Nếu bệnh lý áp xe răng ở mức độ nặng dẫn đến răng bị hư hỏng và không thể bảo tồn được, việc nhổ bỏ răng sữa sẽ được bác sĩ khuyến nghị. Bởi vi khuẩn gây bệnh có thể tiếp tục phát triển, gây biến chứng tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến cấu trúc xương và sức khỏe toàn diện.
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị sâu răng và áp xe chân răng do thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp áp xe răng sữa ở trẻ đều phải nhổ bỏ răng. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh lý, bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp nhất.
Nếu bé bị áp xe lợi nhẹ, bác sĩ sẽ loại bỏ ổ mủ bằng việc rạch ổ áp xe, dùng nước muối để rửa sạch vết thương, ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục lây lan. Sau đó, bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, giúp cơn đau nhức răng nhanh chóng thuyên giảm.
Còn trong trường hợp áp xe răng do viêm tủy gây ra, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định điều trị tủy để giảm đau nhức và bảo tồn răng cho bé. Quá trình điều trị tủy được thực hiện bằng cách khoan một lỗ trên răng, lấy hết tủy viêm và trám bít.
Răng sữa của trẻ chỉ được nhổ bỏ khi bệnh lý áp xe răng quá nghiêm trọng. Sau khi nhổ bỏ răng, răng vĩnh viễn của trẻ sẽ mọc lên thay thế khi đến giai đoạn phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi quá trình mọc răng của bé cẩn thận để đảm bảo răng mọc thẳng hàng, chuẩn khớp cắn.
Khi bị áp xe răng, bạn có thể uống các loại thuốc như Erythromycin, Penicillin, Clindamycin, Azithromycin hoặc Metronidazole. Bạn nên kết hợp sử dụng nước súc miệng để giảm cơn đau nhức nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần uống thuốc theo đúng liều lượng, thời gian mà bác sĩ hướng dẫn, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc khác để sử dụng.
Thuốc Erythromycin
Áp xe chân răng là một dạng nhiễm trùng nguy hiểm ở trong khoang miệng. Sự xuất hiện các túi mủ vùng chân răng gây ra hiện tượng sưng đau, có thể chảy mủ ra ngoài hoặc không và hơi thở có mùi hôi khó chịu. Điều đó không chỉ khiến cho bạn mất đi sự tự tin khi giao tiếp mà còn ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.
Chưa hết, bệnh áp xe chân răng không thể tự khỏi. Nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh lý sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Khi đó, vi khuẩn gây bệnh sẽ tiếp tục phát triển và xâm nhập vào các bộ phận khác và gây nên các biến chứng như viêm tủy răng, viêm xương hàm, nhiễm trùng xoang hàm, áp xe não… Thậm chí, chúng còn tấn công vào máu, gây nhiễm trùng huyết và nguy hiểm tới tính mạng.
Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh lý áp xe chân răng, bạn cần nhanh chóng tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra và có phương án điều trị tốt nhất. Bệnh hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm nếu như can thiệp từ sớm.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Để cải thiện các triệu chứng của bệnh lý áp xe chân răng, bạn có thể áp dụng các mẹo tại nhà. Tuy nhiên, cách hiệu quả và an toàn nhất vẫn là tới nha khoa.
Các phương pháp điều trị áp xe chân răng tại nhà đang được nhiều người áp dụng là súc miệng nước muối, sử dụng baking soda và tinh dầu Oregano.
Sử dụng nước muối là biện pháp chữa áp xe răng đơn giản tại nhà nhưng đem đến hiệu quả bất nhờ. Đó là bởi muối có đặc đính sát khuẩn và khử trùng cao, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Chưa kể, muối còn giúp kích thích các mô nướu bị tổn thương tái tạo tế bào mới, đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Bạn có thể mua trực tiếp dung dịch nước muối sinh lý tại các cửa hiệu thuốc hoặc pha 1/2 thìa muối ăn với 1/2 cốc nước ấm, khuấy đều có tới khi muối cho tan hết.
Cách thực hiện:
– Làm sạch răng miệng bằng kem đánh răng chuyên dụng.
– Ngậm nước muối trong khoang miệng và súc nhẹ nhàng trong khoảng 60 giây. Bạn nên cố gắng súc miệng thật kỹ, đặc biệt là ở vị trí răng bị áp xe.
– Nhổ nước muối ra ngoài và súc miệng bằng nước lọc.
Nước muối
Không chỉ giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, baking soda còn có khả năng trung hòa độ axit trong khoang miệng nên có thể sử dụng để chữa áp xe răng tại nhà. Cơ chế hoạt động của nguyên liệu trên là ức chế vi khuẩn Streptococcus Mutans ở miệng. Đây được xem là tác nhân chính gây sâu răng và áp xe chân răng. Đồng thời, baking soda còn giúp xoa dịu cơn đau nhức do áp xe gây ra.
Cách thực hiện:
– Pha loãng 1/2 thìa baking soda cùng với 1/2 cốc nước ấm và một chút muối.
– Ngậm dung dịch vừa pha trong vòng tối đa 5 phút.
– Nhổ ra dung dịch ngoài và lặp lại tối đa 2 lần/ngày để đảm bảo hiệu quả nhất.
Tinh dầu Oregano cũng là một nguyên liệu được nhiều người sử dụng để cải thiện triệu chứng áp xe răng ngay tại nhà. Đây là một loại tinh dầu được chiết xuất từ lá cây kinh giời với có mùi thơm đặc trưng.
Theo trang National Library Of Medicine, hợp chất Thymol trong Oregano có tác dụng khử trùng, kháng khuẩn và chống nấm khá hiệu quả, lên đến hơn 60%. Chỉ cần bạn áp dụng đúng cách, bệnh lý áp xe chân răng sẽ dần dần được cải thiện.
Cách thực hiện:
– Pha loãng tinh dầu Oregano với dung môi đặc thù đi kèm khi mua.
– Nhỏ vài giọt dung dịch trên lên một miếng bông gòn hoặc tăm bông sạch.
– Đặt trực tiếp miếng bông gòn hoặc tăm bông lên khu vực bị áp xe trong khoảng 2 – 3 phút.
– Lấy bông gòn, tăm bông ra ngoài và để nguyên dung dịch trong ít nhất 10 phút.
– Súc miệng bằng nước sạch.
Tinh dầu Oregano
Để bệnh lý áp xe chân răng nhanh chóng thuyên giảm và khỏi hoàn toàn, bạn nên tới cơ sở nha khoa. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, xác định mức độ nặng hay nhẹ của bệnh lý và có phương án điều trị tối ưu. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của quá trình điều trị vẫn là loại bỏ ổ nhiễm trùng, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra và bảo tồn răng thật.
– Làm sạch ổ mủ:
Ở vị trí răng bị áp xe cấp tính, bác sĩ sẽ rạch phần niêm mạc bị tổn thương và hút sạch ổ mủ. Sau đó, bác sĩ vệ sinh, đóng vết thương để ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục phát triển. Sau khi điều trị, bạn vẫn cần sử dụng một vài loại thuốc kháng sinh, kháng viêm như Erythromycin, Penicillin… để giảm sưng tấy và ngăn ngừa bệnh lý tái phát.
– Điều trị tủy:
Nếu như tủy răng bị viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy. Với những thiết bị nha khoa chuyên dụng, bác sĩ sẽ khoan một đường nhỏ trên thân răng, thông thẳng xuống dưới ống tủy. Sau đó, bác sĩ dùng trâm tay hoặc trâm máy để hút sạch những mô tủy bị viêm và trám bít.
– Nhổ răng:
Nếu như áp xe răng ở mức độ nghiêm trọng, chân răng bị lộ nhiều, răng lung lay nặng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến những bộ phận khác trong khoang miệng. Tuy nhiên, để tránh tiêu xương hàm, bạn nên trồng răng Implant thay thế cho vị trí răng bị mất.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về vấn đề “bệnh áp xe răng là gì”. Nhìn chung, đây là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử xong nếu như không chữa trị kịp thời. Do đó, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được điều trị theo hướng tối ưu.
National Library Of Medicine: “Essential Oils of Oregano: Biological Activity beyond Their Antimicrobial Properties
Trang Colgate: “Áp xe răng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
MSD Manual: “Làm thế nào để dẫn lưu ổ áp xe răng
NHS Inform: “Dental abscess”
Healthline: “Abscessed Tooth: What You Need to Know”
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×