Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cách trị mụn nước ở môi nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả

Mụn luôn là nỗi lo lắng của nhiều người vì làm mất thẩm mỹ, tự tin. Tuy nhiên, mụn nước ở môi còn gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt, ăn uống. Bạn không nên chủ quan khi nổi mụn nước ở môi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng cần điều trị sớm. Bài viết sau sẽ tổng hợp các cách trị mụn nước ở môi.

1. Cách trị mụn nước ở môi hiệu quả tại nhà

Các liệu pháp tự nhiên sẽ làm dịu da và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng khi mụn nước ở môi không đi kèm các triệu chứng như có dịch mủ hoặc viêm nhiễm.

1.1. Trị mụn nước ở môi với sữa chua

Ngoài có công dụng dưỡng trắng, sữa chua còn giúp diệt vi khuẩn để loại bỏ mụn. Đồng thời kích thích quá trình làm lành vết mụn. Bạn nên chọn sữa chua không đường sẽ an toàn cho da và mang đến đúng hiệu quả trị mụn hơn.

Cách thực hiện:

– Cách 1: thoa sữa chua không đường trực tiếp vào phần mép môi bị mụn, massage từ 2 – 3 phút rồi rửa lại cùng nước sạch

– Cách 2: trộn sữa chua không đường và lòng trắng trứng/mật ong hoặc chanh tươi để thoa lên mép môi, massage trong 1 phút rồi để nguyên 5 phút rồi rửa mặt

Cách trị mụn nước ở môi với sữa chua

Cách trị mụn nước ở môi với sữa chua

1.2. Sử dụng nha đam

Nha đam có các hoạt chất giúp giảm viêm, giảm sưng đỏ, kích thích tái tạo các tế bào da mới. Ngoài trị mụn, nha đam còn hỗ trợ se khít lỗ chân lông, làm sạch và mềm da. Nha đam rất lành tính nên không gây kích ứng da quanh môi.

Cách thực hiện:

– Đắp trực tiếp phần gel nha đam lên vùng da có mụn nước

– Có thể xay nhuyễn nha đam để đắp lên toàn mặt, massage vùng da có mụn 1 – 2 phút

– Sau 10 phút thì rửa sạch lại mặt để thông thoáng lỗ chân lông

1.3. Chanh tươi trị mụn ở môi

Chanh tươi có tính axit cao và có vitamin C giúp làm sáng da, diệt khuẩn. Dùng chanh tươi để trị mụn vừa loại bỏ bụi bẩn, làm đều màu da, thông thoáng lỗ chân lông và se khít lỗ chân lông nhanh chóng. Tuy nhiên, chanh có hàm lượng axit cao nên cần cẩn trọng khi sử dụng để không làm kích ứng cho da.

Cách thực hiện:

– Vắt nửa quả chanh

– Thoa nước cốt vào vùng mụn hoặc dùng bông tẩy trang thấm nước cốt để đắp lên

– Sau 3 – 5 phút rửa lại mặt. Nếu da quá nhạy cảm, có thể pha nước cốt chanh với 1 thìa nước lọc để làm loãng

1.4. Trị mụn nước ở môi nhờ dưa chuột

Dưa chuột có vitamin C, vitamin B6 nên rất có lợi cho da, trị mụn và làm mát da sau mụn. Những người có làn da khô có thể áp dụng biện pháp trị mụn này để tẩy tế bào chết, se lỗ chân lông, giảm viêm và làm dịu da mụn.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch dưa chuột, cắt khoanh mỏng và đắp lên mặt, trong đó có phần da bị mụn ở môi

– Hoặc bạn ép lấy nước dưa chuột, thoa đều lên vùng da mụn và đợi đến khi khô thì rửa lại bằng nước sạch

Trị mụn nước ở môi nhờ dưa chuột

Trị mụn nước ở môi nhờ dưa chuột

1.5. Sử dụng tỏi

Tỏi không chỉ là nguyên liệu trong chế biến món ăn mà còn giúp điều trị mụn nước ở môi hiệu quả. Tỏi có tính kháng khuẩn, giảm viêm, khử trùng để tiêu diệt mụn, giảm sưng đỏ, lưu thông máu cho vùng da mụn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng tỏi 1 lần/tuần để không gây kích ứng da.

Cách thực hiện:

– Vệ sinh vùng da có mụn nước

– Cắt đôi 1 tép tỏi đã bỏ vỏ và rửa sạch, chà đoạn vừa cắt vào vùng da có mụn theo chiều kim đồng hồ

– Lưu ý chỉ chà thật nhẹ nhàng trong 1 – 2 phút rồi rửa sạch mặt và thoa kem dưỡng da

1.6. Trị mụn với tinh bột nghệ

Curcumin có trong nghệ được xem là thần dược diệt khuẩn, trị mụn và còn là thành phần chính của nhiều sản phẩm trị mụn. Tinh bột nghệ cũng giúp làm mờ thâm sẹo sau mụn, không để lại khuyết điểm trên da.

Cách thực hiện:

– Trộn tinh bột nghệ và nước ấm để có được hỗn hợp sánh mịn

– Thoa hỗn hợp lên phần mép môi bị mụn, massage trong khoảng 30 giây – 1 phút

– Để thư giãn trong 5 phút rồi rửa sạch mặt với nước lạnh, thực hiện 1 – 2 lần mỗi tuần để giảm mụn hiệu quả

1.7. Mật ong trị mụn ở môi

Mật ong có công dụng ức chế vi khuẩn S.Aureus và P.acnes – 2 nguyên nhân gây mụn điển hình. Dùng mật ong để trị mụn nước ở môi cũng là một cách giảm mụn và dưỡng da mềm mại. Bạn lưu ý nên dùng mật ong nguyên chất, không nên pha loãng sẽ giảm công dụng chăm sóc da.

Cách thực hiện:

– Vệ sinh vùng da ở môi sạch sẽ, thấm khô nước

– Thoa mật ong lên vùng da có mụn và massage nhẹ nhàng

– Sau 5 – 10 phút rửa sạch lại với nước lạnh

Mật ong trị mụn ở môi

Mật ong trị mụn ở môi

1.8. Trị mụn ở môi với lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng có vitamin A, B và nhiều collagen, vừa có tác dụng trị mụn, vừa bổ sung collagen giúp da đàn hồi nhanh. Lòng trắng trứng có mùi hơi tanh nên khi thoa lên vùng mép môi cẩn thận, cần tránh để dính vào miệng gây khó chịu. Sau khi thoa lớp mỏng, massage nhẹ nhàng trong 30 giây rồi thoa thêm 1 lớp khác, để 5 phút sau thì có thể rửa mặt.

1.9. Trị mụn bằng bột trà xanh

Bột trà xanh là nguyên liệu để chăm sóc da quen thuộc giúp ngăn chặn lão hóa. Thoa bột trà xanh lên vùng da có mụn sẽ giúp diệt khuẩn nhanh chóng, trị mụn và hồi phục da.

Cách thực hiện:

– Trộn 1 thìa bột trà xanh cùng nước ấm, đổ nước từ từ rồi khuấy đều đến khi có được hỗn hợp đặc sệt

– Đắp hỗn hợp trà xanh vào vùng môi đang có mụn

– Sau 5 – 10 phút, có thể rửa lại cùng nước lạnh

1.10. Dùng cà chua

Cà chua có chứa axit salicylic, đây là phương pháp trị mụn nước ở môi phổ biến và hiệu quả. Axit salicylic hoạt động bằng việc ức chế vi khuẩn gây ra mụn và làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Cách sử dụng:

– Cắt 1 quả cà chua thành miếng nhỏ và nghiền bằng nĩa

– Thoa lượng nhỏ hỗn hợp vào nốt mụn

– Rửa sạch lại cùng nước ấm sau 10 phút

– Lặp lại 1 hoặc 3 lần mỗi ngày

1.11. Dùng kem trị mụn

Một số dạng mụn do nhiệt miệng, lở miệng, bệnh tay chân miệng,… sẽ cần sự can thiệp của dược phẩm. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn loại kem trị mụn thích hợp với tình trạng da hiện tại. Để loại bỏ mụn dứt điểm, bạn nên tìm hiểu kỹ thành phần kem trị mụn để tránh hoạt chất khiến da dị ứng.

2. Thuốc điều trị mụn nước ở môi

Môi có mụn nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý mà hoặc tác động tiêu cực của việc làm đẹp không an toàn. Do vậy cần căn cứ vào nguyên nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc trị mụn nước ở môi

2.1. Thuốc trị mụn nước do mụn rộp môi

Với trường hợp nổi mụn nước ở môi do tác động từ virus Herpes (1) chưa thực sự có loại thuốc đặc trị hoàn toàn. Tuy vậy, các triệu chứng bệnh mụn rộp ở môi sẽ tự lành sau khoảng 2 tuần nhờ cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.

Tuy nhiên, nếu can thiệp bằng các loại thuốc và biện pháp điều trị chuyên khoa thì các triệu chứng sẽ giảm nhẹ. Một số loại thuốc tốt mà bạn có thể tham khảo:

– Thuốc bôi Acyclovir 1%

– Thuốc Denavir

– Thuốc bôi Penciclovir

– Ngoài ra, còn các loại thuốc bôi khác như Znsp Cell II, Castellani, Mangiferin,… Những loại thuốc này cũng có tác dụng giống như Denavir, Acyclovir 1%, Penciclovir. Tuy nhiên, trước khi dùng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu

Thuốc bôi da Acyclovir 1%

Thuốc bôi da Acyclovir 1%

2.2. Trị mụn nước do nhiệt miệng

Để trị nhiệt miệng thông thường, bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách, đánh răng mỗi ngày 2 lần. Ngoài ra, cần kiêng ăn món ăn có tính cay nóng như mì tôm, lẩu,… đồ ăn có tính axit hoặc nhiều dầu mỡ. Đừng quên bổ sung rau xanh để tăng vi chất dinh dưỡng. Trường hợp bị nhiệt miệng nhẹ, bạn có thể tìm mua thuốc gel để bôi. Bạn có thể tham khảo nhóm thuốc trị nhiệt miệng (2) dưới đây:

– Thuốc kháng sinh: một số loại thuốc kháng sinh có khả năng trị nhiệt miệng, giảm đau nhức, sưng viêm nhanh. Những loại thuốc này có chứa một số hợp chất như Trimethoprim, Sulfamethoxazole hay Biseptol

– Thuốc kháng nấm: để trị nhiệt miệng, bạn có thể dùng một số loại thuốc kháng nấm như Ketoconazole, Nystatin, Fluconazol,…

– Viên uống: viên uống bổ sung vitamin, kẽm hoặc sắt cũng có khả năng trị nhiệt miệng tốt. Bạn có thể tham khảo các loại vitamin hoặc viên uống để bổ sung hằng ngày làm giảm nhiệt miệng

– Thuốc Corticosteroid: để trị nhiệt miệng dứt điểm, hiệu quả thì thuốc Corticosteroid sẽ là lựa chọn tốt

3. Biện pháp ngăn ngừa mụn nước lây lan và tái phát

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chúng ta luôn cần phải phòng ngừa, tránh khi có bệnh mới lo lắng điều trị. Chi phí điều trị tốn kém hơn, mất nhiều thời gian và công sức. Dưới đây các cách phòng ngừa mụn nước ở môi.

3.1. Chế độ ăn uống và sinh hoạt

Dù là bệnh gì, nếu cơ thể có đủ sức đề kháng thì tỷ lệ xuất hiện giảm đi. Hơn nữa thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn. Vì thế, chế độ sinh hoạt, ăn uống và luyện tập cần được chú trọng.

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cấp ẩm cho môi và tăng cường sức đề kháng

– Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin, tăng cường trái cây và rau xanh

– Tránh đồ ăn cay nóng như ớt, gừng, tiêu bắc,… dễ làm tăng mức độ ngứa

– Hạn chế chất kích thích như thuốc lá, bia rượu, cà phê. Bởi những tác nhân này làm giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện để lây lan mụn

– Tránh thực phẩm có vị chua như chanh, cam, quýt,…. và đồ ăn cứng, quá mặn hoặc nóng

– Duy trì chế độ luyện tập thể dục mỗi ngày

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng khoa học

3.2. Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân đúng cách giúp làm sạch da, loại bỏ tế bào chết tích tụ và bụi bẩn, vi khuẩn ngoài môi trường. Nên dùng sản phẩm như sữa tắm, tẩy tế bào chết, dầu gội phù hợp với tình trạng da của bản thân. Cần rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi thoa sản phẩm trị mụn. Nên dùng tăm bông bôi thuốc trị mụn ở môi và chấm nhẹ lên vết mụn, tránh mụn nước bị vỡ ra gây lây lan. Không gãi hay chà xát, chạm tay hoặc dùng lưỡi liếm khi môi đang nổi mụn nước.

Đánh răng 2 – 3 lần/ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoanước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám. Bạn cần chú ý làm sạch vùng lưỡi để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

3.3. Giữ gìn môi trường sống

Môi trường sống sạch sẽ, trong lành giúp hạn chế mầm bệnh, vi khuẩn từ đó giảm nguy cơ mụn xuất hiện, tái phát, lây lan. Giữ gìn môi trường sống còn giúp tinh thần thoải mái và cơ thể dễ chịu.

– Làm sạch nhà cửa, ga gối nệm, môi trường xung quanh,…

– Sử dụng sản phẩm chính hãng, phương pháp làm đẹp an toàn

– Cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi chọn sản phẩm hoặc công nghệ điều trị mụn. Không nên vội vàng sử dụng những sản phẩm bào mòn, không được kiểm chứng chất lượng

– Không tiếp xúc gần với những người đang có mụn nước ở môi

– Quan hệ tình dục an toàn và tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác

– Thăm khám định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra miệng có vấn đề gì không. Nếu có dấu hiệu bệnh lý, bác sĩ sẽ có biện pháp khắc phục hiệu quả, ngăn ngừa tổn thương nguy hiểm cho răng miệng và sức khỏe

Với những nội dung được chia sẻ, hy vọng bạn đã có được đầy đủ về cách trị mụn nước ở môi. Đây là vấn đề gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác nhau, do vậy không nên chủ quan mà hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có giải pháp điều trị tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Cách trị mụn nước ở môi
Bị nổi mụn nước ở mép môi: Nguyên nhân và cách điều trị

Bị nổi mụn nước ở mép môi: Nguyên nhân và cách điều trị

Bị nổi mụn nước ở mép môi là tình trạng môi bị sưng phồng với kích thước nhỏ, các vết mụn sẽ tự khỏi trong 1 – 2 tuần. Nhưng cũng

Ngày 13/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Nổi mụn nước ở môi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nổi mụn nước ở môi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nổi mụn nước ở môi có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Hiện tượng trên không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn kéo theo những cơn đau nhức,

Ngày 09/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Hình ảnh ung thư khoang miệng giai đoạn đầu: Bạn cần nhận biết

Hình ảnh ung thư khoang miệng giai đoạn đầu: Bạn cần nhận biết

Ung thư khoang miệng là một bệnh lý nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao nếu như phát hiện muộn. Những hình ảnh ung thư khoang miệng giai

Ngày 28/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Nổi mụn nước trong khoang miệng: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi mụn nước trong khoang miệng: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi mụn nước trong khoang miệng là một tình trạng phổ biến gặp trong miệng, gây khó chịu và đau rát cho người bị ảnh hưởng. Vi khuẩn,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga