19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Panadol được chỉ định trong các trường hợp đau răng, đau cơ, đau đầu, viêm khớp và viêm họng. Vì vậy, đối với câu hỏi đau răng uống Panadol được không thì đây chính là đáp án chính xác dành cho bạn. Ngoài việc dùng thuốc giảm đau thì bạn có thể tham khảo các cách chữa đau răng tại nhà (dùng tinh dầu đinh hương, lá lốt, lá trầu không…) hoặc đến phòng khám nha khoa.
Theo thông tin từ Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu cho biết: Panadol có thể được sử dụng như một biện pháp tạm thời để giảm đau răng nhờ vào thành phần chính là paracetamol. Chất này có khả năng giảm đau và hạ sốt bằng cách tác động đến các cơ chất trong não, giúp giảm sự nhạy cảm của hệ thống thần kinh trung ương đối với các tín hiệu đau.
Panadol là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt, chứa thành phần chính là Paracetamol. Nó thường được sử dụng để giảm đau răng, đau đầu, đau họng, đau cơ và viêm khớp. Tuy nhiên, Panadol chỉ mang tính tạm thời và không giúp điều trị triệt để các vấn đề này.
Nguyên nhân gây đau răng có thể khác nhau, và sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp và kê đơn thuốc tương ứng. Việc sử dụng Panadol để giảm đau răng mà không có chỉ định của bác sĩ có thể gây rủi ro. Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn và liều lượng khuyến cáo. Nếu đau răng không giảm sau khi sử dụng Panadol theo hướng dẫn, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Ngoài ra, Panadol cũng có các chống chỉ định và lưu ý quan trọng khi sử dụng, và không phù hợp với một số đối tượng sử dụng.
Có thể bạn chưa biết thì Panadol là loại thuốc không kê đơn nên rất dễ tìm, dễ mua tại các quầy thuốc nơi bạn đang sinh sống và làm việc.
Nhưng như đã đề cập đến ở phần trên, Panadol có rất nhiều công dụng cũng như liều lượng khác nhau. Do đó, khi sử dụng cần phải lưu ý đến một số vấn đề quan trọng dưới đây.
+ Cách dùng và liều dùng:
Đối với người lớn và trẻ em trên 16 tuổi: Uống từ 1 – 2 viên khi có cơn đau răng và mỗi lần uống thuốc cách nhau từ 4 – 6 tiếng. Với người bình thường, không mắc các bệnh gan thận chỉ dùng tối đa 4g (tương đương 8 viên) trong ngày.
Đối với trẻ em từ 10 đến 15 tuổi: Liều tối đa là 4 viên/ngày.
Đối với trẻ em dưới 10 tuổi: Sử dụng liều lượng thuốc theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.
+ Trường hợp chống chỉ định dùng Panadol:
Dị ứng với Paracetamol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Sử dụng cùng lúc với bất kỳ chế phẩm nào có chứa Paracetamol do có thể làm gia tăng hàm lượng và dẫn đến nhiễm độc thuốc.
Người đang sử dụng thuốc chống đông máu Warfarin, thuốc kiểm soát cơn buồn nôn metoclopramide, thuốc kháng sinh chloramphenicol…
+ Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi uống Panadol: Tuy là loại thuốc phổ biến và được đánh giá cao về mức độ an toàn, nhưng trong quá trình sử dụng thuốc vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ như khó thở, phù nề mặt, xuất hiện cảm giác bỏng rát/ngứa/châm chích ở da.
+ Cách xử lý khi uống quá liều, quên liều, dị ứng:
Khi uống quá liều: Ngay cả khi không xuất hiện các triệu chứng bất thường vẫn nên liên hệ ngay cho bác sĩ để được tư vấn.
Khi quên liều: Không được uống bù lại gấp đôi liều vào lần sau.
Khi bị dị ứng: Nếu bị nổi mày đay bạn cần dừng sử dụng thuốc ngay lập tức và liên hệ cho bác sĩ.
Ngoài việc uống thuốc Panadol thì bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau răng đơn giản tại nhà như sử dụng tinh dầu đinh hương, nước cốt lá trầu không, ngậm tỏi với muối, lá lốt và rượu cau.
Trong tinh dầu đinh hương có chứa 80 – 96% hàm lượng eugenol, đây là hoạt chất có tác dụng giảm đau nhức răng nhanh chóng.
Vì vậy bạn có thể sử dụng tinh dầu trên để giảm đau răng mà không cần dùng đến các loại thuốc tây. Hơn thế, bạn có thể mua tinh dầu đinh hương dễ dàng tại các hiệu thuốc với chi phí rất rẻ.
Bước 1: Lấy 2 đến 3 giọt dầu đinh hương pha loãng với nước sạch.
Bước 2: Dùng tăm bông hoặc bông gòn nhúng vào tinh dầu đinh hương đã pha loãng.
Bước 3: Dùng tăm bông hoặc bông gòn đã thấm tinh dầu đinh hương thoa nhẹ nhàng lên vùng răng bị đau, giữ nguyên trong vòng 5 – 10 phút. Khi dầu tinh hương có tác dụng, bạn sẽ cảm thấy hơi nóng tại vùng răng đã thoa, kèm theo là mùi hăng của nó.
Bước 4: Súc miệng lại với nước ấm.
Lưu ý: Thoa lại sau mỗi 2 – 3 giờ để các cơn đau răng được giảm nhanh hơn.
Lá trầu không được biết tới với các công dụng như sát trùng, kháng viêm, tăng cường lưu thông khí huyết, tiêu đờm… nên chúng có thể trị đau nhức răng rất hiệu quả.
Sở dĩ lá trầu không trị được đau răng là bởi vì có chứa một hàm lượng cineol rất cao. Cineol vẫn là hoạt chất thường xuyên được sử dụng để giảm viêm, giảm đau cho răng và nướu.
Muối và tỏi đều có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm và giảm đau nên bạn hoàn toàn có thể kết hợp 2 nguyên liệu trên vào với nhau để nâng cao hiệu quả trong việc chữa đau răng tại nhà.
Ngoài ra, muối còn chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho men răng, hỗ trợ duy trì hàm răng chắc khỏe, sáng bóng và ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
Bước 1: Giã nát 1 tép tỏi cùng với 1 chút muối.
Bước 2: Súc miệng với nước sạch rồi dùng hỗn hợp tỏi và muối đắp lên các vị trí răng đang bị đau. Giữ nguyên trong 10 – 15 phút rồi nhổ bỏ.
Bước 3: Súc miệng sạch sẽ lại với nước ấm.
Trong lá lốt có chứa Bezylacetat, đây là hoạt chất có tính sát khuẩn cao. Vì vậy, chúng vẫn thường xuyên được sử dụng để giảm tình trạng đau răng và đặc biệt là đau răng do bị sâu răng gây ra.
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt rửa sạch rồi giã cùng nước, sau đó cho thêm 1 ít muối vào. Khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn.
Bước 2: Lọc lấy nước rồi bỏ bã.
Bước 3: Dùng nước lá lốt súc miệng nhiều lần trong ngày để giảm bớt tình trạng đau nhức răng.
Bước 4: Súc miệng lại với nước sạch.
Muốn điều trị đau nhức răng thì bạn không nên bỏ qua rượu cau. Vì chúng mang tới hiệu quả vô cùng vượt trội.
Bạn cần chuẩn bị 500gram cau, có thể để cả vỏ hoặc lấy hạt đều mang lại hiệu quả ngang nhau và 1 lít rượu trắng. Ngâm cau với rượu trong vòng 10 – 15 ngày là có thể sử dụng.
Sau mỗi lần đánh răng, bạn hãy ngậm rượu cau khoảng 15 phút và súc miệng nhổ đi.
Không đánh răng lại hoặc ăn đồ ăn trong vòng 30 phút kể từ khi súc miệng rượu cau xong. Một ngày bạn có thể súc miệng với rượu cau 2 lần, các cơn đau nhức răng sẽ giảm nhanh chóng.
Theo bác sĩ Lê Quốc Huy (Nha Khoa Paris), phụ nữ đang mang thai vẫn có thể uống được thuốc Panadol khi bị đau nhức răng, nhưng với điều kiện là được bác sĩ thăm khám và chỉ định rõ ràng về liều lượng cũng như cách dùng.
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa ghi nhận được ảnh hưởng xấu nào đối với sức khỏe của bà bầu cũng như thai nhi khi sử dụng thuốc Panadol.
Đau răng nhưng uống thuốc giảm đau không thấy đỡ có thể xảy ra trong các trường hợp dùng sai liều hoặc không đúng loại.
Bên cạnh đó, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về các biến chứng răng miệng nghiêm trọng khi điều trị hoặc thực hiện các thủ thuật nha khoa.
Do đó, nếu gặp phải trường hợp trên bạn cần liên hệ ngay cho bác sĩ hoặc đến trực tiếp phòng khám nha khoa uy tín để thăm khám và được tư vấn về phương pháp điều trị.
Hy vọng, với giải đáp về vấn đề đau răng uống Panadol được không đã gửi đến bạn những thông tin đầy hữu ích. Đồng thời, qua đây mong rằng mọi người biết được cách sử dụng cũng như lưu ý quan trọng khi dùng thuốc Panadol sao cho hiệu quả và an toàn. Ngoài ra, hãy “bỏ túi” thêm cho mình thật nhiều cách chữa đau nhức răng tại nhà và tại nha khoa hiệu quả.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×