Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Các biện pháp điều trị viêm họng cấp an toàn nhanh khỏi

Thời tiết giao mùa là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm họng cấp. Bệnh nếu điều trị muộn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thấp tim, viêm cầu thận, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Sau đây là các biện pháp điều trị viêm họng cấp an toàn và triệt để nhất mà bạn có thể tham khảo.

1. Các mẹo điều trị viêm họng cấp ngay tại nhà

Viêm họng cấp có thể tự điều trị tại nhà bằng các mẹo đơn giản để chấm dứt tình trạng khó chịu trong cổ họng. Hầu hết các mẹo điều trị viêm họng cấp tại nhà đều sử dụng sử dụng thảo dược tự nhiên, an toàn, không có các tác dụng phụ. Vì thế, phù hợp với nhiều đối tượng như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai.

Các phương pháp thường dùng là: dùng nước muối ấm, uống đủ nước, dùng mật ong, tỏi, trà gừng, xông tinh dầu, lá bạc hà.

1.1. Dùng nước muối ấm

Súc họng bằng nước muối ấm có thể giúp giảm đờm, giảm đau và sưng tấy. Bạn nên dùng nước muối sinh lý có nồng độ 0.9% pha sẵn để đảm bảo nồng độ natri vừa đủ, tránh gây kích ứng niêm mạc họng.

Nên súc họng bằng nước muối mỗi ngày ít nhất 2 lần khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ. Người bệnh cũng có thể súc bất cứ lúc nào cảm thấy họng khó chịu.

Chú ý khi súc họng, cần ngửa cổ lên để nước muối đi sâu xuống họng. Giữ nước muối trong vòng 30 giây và khò họng liên tục. Sau khi nhổ nước muối ra không nên súc lại bằng nước.

Nước muối ấm giúp giảm đờm, giảm đau cổ họng

Nước muối ấm giúp giảm đờm, giảm đau cổ họng

1.2. Bổ sung đủ nước giúp trị viêm họng

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể giúp làm tăng độ ẩm, giảm đau rát và sưng tấy ở cổ họng. Bạn có thể dùng một số thức uống sau:

– Uống nước ấm: Dòng nước ấm giữ cho họng ẩm ướt, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu

– Nước chanh ấm: Pha 1 muỗng nước cốt chanh với một ly nước ấm. Thức uống này giúp họng giảm sưng tấy và loại bỏ môi trường của các loại vi khuẩn và virus

– Trà ấm: Một tách trà đen ấm sẽ làm giảm đau họng. Trà đen chứa tanin giúp làm se và thu nhỏ mô họng đang bị sưng

– Nước ép mầm lúa mì: Đây là đồ uống giàu chất diệp lục, có công dụng ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi và giảm đau họng

1.3. Dùng mật ong tự nhiên

Mật ong có chứa các hợp chất như chrysin, vitamin C, pinobanksin, catalase pinocembrin,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn, sát trùng hiệu quả. Người bệnh có thể trị viêm họng cấp bằng mật ong bằng các cách như sau:

– Quất ngâm mật ong: Quất, rửa sạch rồi cắt đôi. Xếp quất vào bình chứa, mỗi lớp quất là một lớp mật ong. Sử dụng nước cốt mật ong và quất để ngậm khoảng 3 lần mỗi ngày

– Tỏi và mật ong: Tỏi băm nhuyễn rồi ngâm cùng mật ong trong 7 ngày. Sau đó lấy nước uống mỗi ngày một lần

– Chanh mật ong: Pha nước cốt chanh vào cốc với 2 muỗng mật ong. Uống hàng ngày, nhất là vào buổi sáng mới thức dậy

Nước chanh mật ong

Nước chanh mật ong

1.4. Dùng tỏi

Tỏi được ví như một loại kháng sinh mạnh bởi có chứa allicin có tính kháng khuẩn và khử trùng, hiệu quả trong việc tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus và giảm đau họng. Cách thực hiện:

– Tỏi bóc vỏ, rửa sạch

– Thái tỏi thành các lát mỏng, cho vào lọ thủy tinh, đổ ngập giấm rồi đậy kín trong 7 ngày thì lấy ra sử dụng

– Mỗi lần ăn 2 thìa tỏi vào sáng và tối

1.5. Uống trà gừng

Trong thành phần của gừng có chứa tinh dầu zingiberen giúp tiêu diệt các vi khuẩn, giảm triệu chứng sưng viêm, điều trị hiệu quả các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, trong gừng còn chứa hợp chất pararadol, diphenyl heptan và gingerol có công dụng chống lão hóa, tiêu diệt các tế bào ung thư.

Hơn nữa, gừng còn có tác dụng kích thích cơn thèm ăn, giảm mệt mỏi, chống buồn nôn, ức chế vi khuẩn phát triển ở hệ hô hấp.

Uống trà gừng mỗi ngày sẽ giúp bạn khỏi bệnh viêm họng cấp, có sức khỏe tốt và tránh mắc phải các bệnh về tiêu hóa, máu.

Cách thực hiện:

– Gừng gọt vỏ rồi đem rửa sạch

– Thái gừng thành các lát nhỏ, giã nát

– Cho gừng hãm trong nước sôi từ khoảng 10 phút rồi lọc lấy nước

– Dùng uống 2 lần/ ngày

1.6. Lá bạc hà

Ngoài công dụng giúp hơi thở được thơm tho, bạc hà còn có công dụng làm tan đờm, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Do đó, loại thảo dược này rất phù hợp để trị bệnh viêm họng cấp tại nhà.

Theo y học, tinh dầu Menthol có trong bạc hà giúp làm mát niêm mạc họng, giảm cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.

Cách pha trà bạc hà trị viêm họng cấp như sau:

– Lấy 1 nắm lá bạc hà rửa sạch

– Cho lá bạc hà vào ấm và hãm với 250ml nước sôi

– Chờ 15 phút và uống khi trà còn ấm

– Uống hàng ngày để cải thiện triệu chứng của viêm họng cấp hiệu quả

2. Viêm họng cấp uống thuốc gì

Thuốc trị viêm họng cấp được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều lượng được chỉ định để có hiệu quả và an toàn. Một số loại thuốc thường dùng như: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc làm loãng dịch đờm, thuốc súc họng.

2.1. Thuốc kháng sinh

Hầu hết những trường hợp viêm họng cấp do vi khuẩn gây ra có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng là: Amoxicillin, Penicillin, Cephalexin, Ceftriaxone.

– Amoxicillin:

Amoxicillin là loại thuốc được dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn do một số loại vi khuẩn như viêm họng, sốt thương hàn, viêm nội mạc, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn sản khoa, viêm amidan, viêm màng não,…

– Penicillin:

Đây là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm kháng nấm, kháng virus, chống nhiễm khuẩn và điều trị ký sinh trùng. Penicillin được chỉ định cho những trường hợp như: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm amidan, nhiễm khuẩn ở họng, miệng,…

– Cephalexin:

Cephalexin có tác dụng ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại. Qua đó giúp giảm đau nhẹ, giảm ho, cải thiện cảm giác bỏng rát ở cổ họng.

– Ceftriaxone:

Ceftriaxone có tác dụng giảm viêm, chống khuẩn, làm dịu cảm giác đau rát vùng cổ họng, kiểm soát cơn ho và giảm ngứa.

Thuốc kháng sinh Penicillin

Thuốc kháng sinh Penicillin

2.2. Thuốc Corticosteroid

Corticosteroid là nhóm thuốc kháng viêm, chống dị ứng, được chỉ định để làm giảm tình trạng viêm họng cấp. Một số thuốc thuộc nhóm Corticosteroid thường sử dụng là Dexamethasone, Prednisolone,…

– Dexamethasone:

Thuốc có công dụng làm giảm triệu chứng dị ứng và sưng tấy trong bệnh viêm họng cấp. Ngoài ra, Dexamethasone còn được chỉ định trong các bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa, rối loạn hệ miễn dịch và hạn chế nôn mửa do hóa trị ung thư gây ra.

– Prednisolone:

Là loại thuốc Corticosteroid sử dụng để điều trị tình trạng sưng, viêm và các phản ứng dị ứng. Sử dụng Prednisolon trong bệnh viêm họng cấp giúp giảm nhanh được tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra tại vòm họng.

2.3. Thuốc làm loãng dịch đờm

Thuốc long đờm giúp làm đứt hoặc bẻ gãy mối liên kết của dịch đờm, làm cho đờm loãng và dễ tống ra ngoài hơn. Một số thuốc long đờm thường dùng là Bromhexin, Carbocistein Ambroxol, N – acetylcystein,…

2.4. Thuốc hạ sốt, giảm đau

Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt được dùng để điều trị triệu chứng của bệnh viêm họng cấp, bao gồm 2 loại thuốc phổ biến là Paracetamol và Aspirin.

– Aspirin:

Aspirin thuộc nhóm hạ sốt, giảm đau, chống viêm không Steroid. Aspirin giúp hạ sốt nhanh và cải thiện tình trạng đau từ nhẹ đến trung bình như: đau cơ, đau rát họng, đau đầu,…

– Paracetamol:

Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt được rất nhiều người sử dụng. Thuốc được chỉ định để điều trị các triệu chứng như đau cơ, đau họng, đau lưng, đau đầu, hạ sốt,…

3. Phẫu thuật điều trị viêm họng cấp

Phẫu thuật được chỉ định để điều trị các biến chứng do viêm họng cấp gây ra và các biện pháp điều trị y tế thông thường không mang lại hiệu quả. Khi viêm họng cấp quá phát dẫn tới áp xe quanh amidan thì bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp vi tính và phẫu thuật dẫn lưu để điều trị triệt để.

4. Chăm sóc và phòng ngừa viêm họng cấp

Để quá trình điều trị bệnh viêm họng cấp có hiệu quả cao, người bệnh cần phải thực hiện các cách phòng ngừa sau đây:

– Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và trái cây để tăng sức đề kháng cho cơ thể

– Chăm sóc răng miệng tốt, súc họng bằng nước muối để làm sạch họng, tránh vi khuẩn trú ngụ ở cùng niêm mạc bị viêm

– Điều trị dứt điểm viêm mũi xoang, viêm amidan cấp tính, trào ngược dạ dày

– Đeo khẩu trang khi ra đường, đặc biệt khi đến những khu vực có nhiều khói bụi, ô nhiễm

– Rửa tay thường xuyên bằng các nước sát khuẩn, nhất là sau khi hắt hơi và ho

Bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng

Bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng

Trên đây là các cách điều trị viêm họng cấp thường được áp dụng hiện nay. Khi áp dụng các biện pháp trên, người bệnh nên kiên trì để có hiệu quả cao. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm giải pháp điều trị chuyên sâu theo chỉ dẫn của bác sĩ để tối ưu kết quả điều trị.

Hiển thị nguồn

Báo Sức khỏe & Đời sống: “Viêm họng cấp và những điều cần biết”

Nhà thuốc An Khang: “Viêm họng cấp: Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa”

Nhà thuốc Long Châu: “Viêm họng cấp: Nguyên nhân và phương pháp điều trị”

CDC: “Pharyngitis (Strep Throat): Information For Clinicians”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh về họng
Trẻ bị viêm họng có tự khỏi không, Cách chăm sóc trẻ tại nhà

Trẻ bị viêm họng có tự khỏi không, Cách chăm sóc trẻ tại nhà

Trẻ bị viêm họng có tự khỏi được không là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm do bệnh lý trên xảy ra rất phổ biến. Về cơ bản, bệnh lý có

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Viêm họng hạt có lây không? Con đường nào lây bệnh

Viêm họng hạt có lây không? Con đường nào lây bệnh

Bệnh viêm họng hạt là bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhất là khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển lạnh. Viêm họng cần được

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Bệnh viêm amidan mãn tính có gây ung thư không

Bệnh viêm amidan mãn tính có gây ung thư không

Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Đây là tình trạng amidan bị viêm nhiễm kéo dài. Bệnh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trẻ bị viêm họng nhưng không ho: Nguyên nhân và cách chữa trị

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho: Nguyên nhân và cách chữa trị

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là tình trạng rất phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Những triệu chứng viêm họng mãn tính bạn không nên xem thường

Những triệu chứng viêm họng mãn tính bạn không nên xem thường

Viêm họng mạn tính là bệnh lý dai dẳng, gây khó chịu, mệt mỏi và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc nhận biết sớm các triệu chứng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Viêm họng hạt có mủ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm họng hạt có mủ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm họng hạt có mủ là dạng viêm họng ở cấp độ nặng. Khi bị viêm họng có mủ thường xuất hiện một số triệu chứng như đau họng âm ỉ, ho

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam