Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tìm hiểu Herpes Môi: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Được giải đáp bởi Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA PARIS.

Herpes môi là bệnh lý thường gặp ở cả nam và nữ, thậm chí là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết Herpes môi là gì? Điều trị như thế nào? Hay cách phòng ngừa bệnh ra sao?

1. Herpes môi là gì

Herpes môi, còn được gọi là herpes đơn giản loại 1 (Herpes Simplex Virus type 1 – HSV-1), là một căn bệnh nhiễm trùng virus thông thường ảnh hưởng đến vùng môi và miệng của con người. Nó gây ra các vết lở miệng, có thể là những vết nứt, tục nguyên, hoặc sưng đỏ, thường đi kèm với cảm giác ngứa và chảy dịch.

Herpes môi thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với những người đã nhiễm virus, thông qua chia sẻ đồ dùng cá nhân như chén, đũa, ống hút, và qua các hoạt động thân mật như hôn, hôn môi. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với dịch tiết từ vết lở của người nhiễm.

Herpes môi không phải là một căn bệnh nghiêm trọng đối với hầu hết người và thường tự giảm đi sau một thời gian. Tuy nhiên, virus sẽ tiếp tục tồn tại trong cơ thể và có thể tái phát trong tương lai, đặc biệt khi hệ miễn dịch yếu.

Herpes môi là gì

Herpes môi là một bệnh lý trên da xảy ra ở vùng quanh môi, khiến da nổi những mụn nước, mảng rộp lớn

2. Nguyên nhân gây ra Herpes môi

Virus Herpes simplex (HSV) là nguyên nhân chính gây ra bệnh Herpes ở môi, do đây là một loại virus có xu hướng lưu trữ và tấn công chủ yếu vào dây thần kinh và da, gây ra tình trạng nhiễm trùng.

HSV có hai chủng chính: HSV-1 (loại 1) và HSV-2 (loại 2).

Trong đó, 80% các trường hợp bị Herpes ở môi đều là do HSV-1 gây ra. Còn HSV-2 thường gây ra tình trạng mụn rộp ở cơ quan sinh dục hoặc hậu môn.

Bên cạnh đó, bệnh rất dễ tái phát nhiều lần nếu gặp phải những yếu tố dưới đây:

– Hệ miễn dịch suy giảm.

– Tổn thương môi, má, nướu.

– Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng quá độ.

– Dị ứng thực phẩm.

– Thay đổi hormone.

– Vùng môi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu.

3. Triệu chứng khi bị Herpes ở môi

Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, khi bị Herpes ở môi sẽ có những triệu chứng nhận biết nổi bật như sau:

– Miệng bị đau rát liên tục.

– Cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

– Dưới hàm bị sưng hạch bạch huyết.

– Họng bị đau.

– Đau đầu.

– Ở trẻ nhỏ còn có tình trạng chảy nhiều nước dãi.

Triệu chứng khi bị Herpes ở môi

Triệu chứng khi bị Herpes ở môi

4. Dấu hiệu của bệnh Herpes ở môi

– Mụn nước hay vết rộp xuất hiện dọc theo viền môi.

– Tình trạng viêm nhiễm và sưng tấy ở vùng miệng và xung quanh môi.

– Cảm giác ngứa hoặc cảm giác châm chích trước khi mụn nước xuất hiện.

– Sưng và đỏ ở vùng miệng.

– Gặp khó khăn trong việc mở miệng hoặc nuốt do viêm nhiễm và sưng tấy.

– Cảm thấy không thoải mái, buồn nôn hoặc mất cảm giác ăn uống do đau môi và miệng.

– Cảm thấy mệt mỏi và yếu đuối trong giai đoạn bùng phát.

– Vùng da nổi mụn nước hoặc rộp có thể lây nhiễm và gây viêm nhiễm ở những vùng khác trên cơ thể nếu tiếp xúc.

– Trong một số trường hợp, dấu hiệu tồn tại của bệnh có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần trước khi triệu chứng trở nên rõ ràng.

5. Phương pháp điều trị bệnh Herpes vùng môi

5.1. Dùng thuốc mỡ

Một trong những phương pháp điều trị phổ biến cho Herpes ở môi là sử dụng thuốc mỡ chứa thành phần chống vi khuẩn và chống virus như:

– Thuốc Penciclovir (Denavir) 10mg – Thuốc điều trị virus Herpes simplex

– Kem Docosanol (Abreva) tuýp 2g – Thuốc điều trị virus Herpes simplex

– Thuốc Trifluridine (Viroptic) – Thuốc điều trị virus Herpes simplex

Thuốc mỡ sẽ được thoa trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng, giúp giảm viêm nhiễm cũng như giảm triệu chứng đau, ngứa, rát.

Bên cạnh đó, thuốc mỡ còn giúp tạo lớp bảo vệ cho vùng da quanh môi, ngăn ngừa virus lây lan và giúp vết thương nhanh chóng lành.

Dùng thuốc mỡ

Dùng thuốc mỡ

5.2. Dùng thuốc điều trị Herpes môi

Theo tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm, trong trường hợp triệu chứng Herpes ở môi nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị Herpes môi bằng đường uống như:

– Acyclovir (Zovirax).

– Valacyclovir (Valtrex).

– Famciclovir (Famvir).

Thuốc sẽ tác động trực tiếp vào virus HSV và giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.

5.3. Chăm sóc tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc, việc chăm sóc và giữ vệ sinh vùng da quanh môi cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị Herpes ở môi.

– Giữ vùng da quanh môi sạch sẽ và khô ráo.

– Rửa vùng môi bị ảnh hưởng bằng nước muối ấm có thể giúp làm sạch vết thương và giảm vi khuẩn.

– Giữ cho môi luôn ẩm mịn nhằm ngăn ngừa vùng môi bị khô nứt, giảm thiểu cảm giác đau rát.

– Giảm thiểu việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong giai đoạn bùng phát của bệnh.

– Tránh các thực phẩm quá cay, chua, nóng dễ gây kích ứng mụn rộp.

– Chườm lạnh xung quanh khu vực mụn rộp để giảm đau.

– Uống nhiều nước để giữ cho làn da luôn đủ ấm, tránh khô nứt gây đau, rát, ngứa nhiều hơn.

Chăm sóc tại nhà

Chăm sóc tại nhà – Chườm lạnh xung quanh khu vực mụn rộp để giảm đau

6. Cách phòng ngừa bệnh Herpes ở môi

Theo bác sĩ Trâm, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên bạn hãy phòng ngừa Herpes ở môi ngay từ hôm nay với những mẹo đơn giản sau:

– Tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng đồ cá nhân với người bị Herpes ở môi.

– Không chia sẻ cho bất kỳ ai đồ dùng cá nhân.

– Cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời.

– Duy trì lối sống lành mạnh.

– Tìm cách giảm stress bằng các phương pháp thư giãn như yoga, thiền.

– Tránh thức ăn kích thích vùng da quanh môi như ớt, mù tạt, tiêu…

– Sử dụng kem chống nắng.

Cách phòng ngừa bệnh Herpes ở môi

Cách phòng ngừa bệnh Herpes ở môi – Duy trì lối sống lành mạnh

7.1. Herpes môi bao lâu thì khỏi

Theo bác sĩ Trâm, bệnh Herpes thường diễn biến rất nhanh nên sau 7 – 10 ngày sẽ khỏi, không còn các triệu chứng khó chịu.

Thế nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc bệnh đã khỏi hoàn toàn mà virus chỉ là “ngủ” để đợi thời điểm thích hợp tái phát, đặc biệt là trong các trường hợp.

– Hệ miễn dịch suy giảm.

– Vùng môi bị tổn thương.

– Vùng môi bị kích ứng.

7.2. Herpes môi lây qua đường nào

Herpes lây qua tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng hoặc những vùng da nhiễm virus HSV qua các đường như: dùng chung đồ cá nhân, hôn nhau, quan hệ bằng miệng, và tiếp xúc với dịch từ bùng mụn rộp trên môi.

7.3. Bị Herpes môi kiêng ăn gì

Để tránh tình trạng bệnh ngày càng thêm nặng, bạn cần kiêng một số thực phẩm dưới đây.

– Kiêng ăn thực phẩm chứa arginine: Lạc, đậu phộng, đỗ, mắc ca, hành tây, tỏi, hạnh nhân và socola.

– Tránh thực phẩm chứa axit amin lysine thấp: Các loại cá, thịt gia cầm, sữa và các sản phẩm từ sữa, cà chua, trái cây, hạt, lúa mạch.

– Tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng: Lẩu, ớt, tiêu, mù tạt…

– Kiêng bia rượu, thuốc lá: Có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng và xảy ra tình trạng tái nhiễm nhanh.

Như vậy, câu hỏi “Herpes môi là gì” đã được chúng tôi giải đáp rất cụ thể ở trong bài. Đừng quên theo dõi Nha Khoa Paris thường xuyên để kịp thời cập nhật những thông tin hữu ích cho mình.

Hiển thị nguồn

Cedars-Sinai: “Herpes Simplex Virus (HSV) Mouth Infection”
Mount Sinai: “Herpes – oral Information”
MSD Manuals: “Nhiễm virus Herpes simplex (HSV)”
Trang Sức khỏe đời sống: “Bệnh herpes môi có tự khỏi không, làm gì để tránh tái phát?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh Herpes Môi
List 8 loại thuốc bôi Herpes môi tác dụng nhanh, hiệu quả

List 8 loại thuốc bôi Herpes môi tác dụng nhanh, hiệu quả

Herpes môi là tình trạng nổi mụn nước ở vùng da quanh môi do virus gây ra, kéo theo các triệu chứng như đau rát, khó chịu và gây ảnh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Hỏi đáp: Bệnh Herpes môi có nguy hiểm không

Hỏi đáp: Bệnh Herpes môi có nguy hiểm không

Bệnh Herpes môi có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Vậy bệnh có nguy hiểm không, cách điều trị như thế nào? Cùng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công