Lỡ miệng hay gọi là loét miệng thường xuất hiện bên trong miệng, trên lưỡi, vòm miệng, gây đau bên trong miệng. nhiệt miệng gây khó khăn trong việc ăn uống, nếu tình trạng xuất hiện liên tục cần tới nha khoa gần nhất để thăm khám.
Lở miệng, dân gian thường gọi là nhiệt miệng, là bệnh lý răng miệng phổ biến. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây trở ngại lớn trong ăn uống và sinh hoạt.
Ban đầu, bệnh nhân xuất hiện các vết lở nhỏ ở niêm mạc miệng. Sau đó, chúng trở thành các bọng nước rồi vỡ ra, tạo thành các điểm loét to có kích thước khoảng 9 đến 10 mm, gây đau rát khi ăn uống hoặc cử động cơ hàm.
Lở miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp nhất là do:
– Thói quen cắn môi
– Xước và phù nề niêm mạc lợi do nhai đồ ăn cứng
– Chải răng không đúng cách làm xước lợi, nướu
– Thói quen ăn đồ nóng, cay, đồ uống có cồn hoặc dùng các chất kích thích
– Thiếu vitamin C, acid folic và B6
– Căng thẳng hoặc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
Hình ảnh lở miệng
Nhiệt mình có thể tự khỏi sau 6 đến 10 ngày. Một số trường hợp bị lở miệng không hết do nhiễm khuẩn nặng, vết loét lan rộng và gây nên các triệu chứng như sốt cao, sưng hạch…
Bệnh nhân không nên chủ quan và cần đến ngay các đơn vị nha khoa uy tín để được chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng xử lý kịp thời. Trong nhiều trường hợp, nhiệt miệng dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như: ung thư lưỡi, ung thư vòm họng hay các bệnh lý da liễu…
Muối có tính sát khuẩn cao nên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn ở vết viêm loét và giảm nồng độ acid ở miệng hiệu quả. Chữa nhiệt miệng bằng muối được nhiều người áp dụng bởi cách làm đơn giản như sau:
– Bước 1: Hòa tan 5g muối với 230ml nước ấm
– Bước 2: Súc miệng với dung dịch nước muối pha loãng trên trong vòng 15 – 30 giây rồi nhổ ra. Sau 3 đến 4 tiếng súc miệng lại 1 lần với nước muối để thấy công dụng rõ ràng.
Súc miệng nước muối để trị lở miệng gây cảm giác hơi đau rát. Nhưng muối sẽ làm vết loét mau khô và nhanh lành hơn.
Súc miệng nước muối làm khô vết nhiệt miệng nhanh chóng
Nghệ và mật ong có tính kháng khuẩn cao và giúp vết thương mau lành. Khi kết hợp cùng nhau, hỗn hợp cho hiệu quả điều trị nhiệt miệng cao hơn.
Cách điều trị vết lở trong miệng với nghệ và mật ong như sau:
– Bước 1: Trộn nghệ và mật ong theo tỉ lệ 2:1.
– Bước 2: Dùng tăm bông chấm hỗn hợp lên vết loét nhiệt miệng. Giữ nguyên trong vòng 2 đến 3 phút
– Bước 3: Làm sạch miệng lại với nước sạch để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Thực hiện 3 lần/ngày, bệnh nhân sẽ thấy đau nhức, sưng tấy giảm rõ rệt.
Oxy già có tác dụng làm sạch vết loét và tiêu diệt vi khuẩn trong miệng. Để chữa viêm loét miệng bằng oxy già, bệnh nhân thực hiện như sau:
– Bước 1: Lấy 1 lượng vừa đủ dung dịch oxy già 3% pha loãng với 1 lượng nước sạch phù hợp
– Bước 2: Thấm dung dịch vào tăm bông và thoa lên vết viêm loét. Giữ nguyên từ 3-5 phút
– Bước 3: Làm sạch khoang miệng với nước để loại bỏ vi khuẩn
Bệnh nhân cũng có thể pha loãng oxy già để súc miệng khoảng 1 phút. Sau đó nhổ ra và tráng miệng lại với nước sạch. Cách làm này cũng đem lại hiệu quả rất tốt.
Khi bị lở miệng trong má, bệnh nhân nên ăn một cốc sữa chua mỗi ngày để giải nhiệt cơ thể. Bệnh nhân cũng có thể dùng một thìa nhỏ sữa chua lạnh đặt trực tiếp lên vết loét nặng. Lợi khuẩn trong sữa chua có tác dụng kháng viêm và giảm sưng hiệu quả, giúp nhiệt miệng nhanh chóng được cải thiện.
Lợi khuẩn trong sữa chua có tính kháng viêm cao
Chè khô hoặc trà túi lọc có thành phần chính là lá trà xanh trong tự nhiên. Trong lá trà xanh có hàm lượng lớn chất tanin với công dụng kháng khuẩn, chống viêm cao và tuyệt đối an toàn cho mô mềm trong khoang miệng.
Bệnh nhân nên sử dụng bã trà đắp trực tiếp lên vùng nhiệt miệng. Mỗi ngày đắp từ 2 đến 3 lần, liên tục trong 3 ngày sẽ đánh bay hết các vết loét miệng.
Đá lạnh có tác dụng giảm đau và sưng rất hiệu quả. Đặt một viên đá nhỏ trực tiếp lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau, giúp bệnh nhân thoải mái và dễ chịu hơn.
Chườm đá giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, cúc la mã chứa 2 hợp chất là azulene và levomenol. Chúng được chứng minh có công dụng chữa lành và giảm đau vết thương hiệu quả.
Đối với nhiệt miệng, bệnh nhân có thể đắp 1 túi trà hoa cúc lên khu vực vết lở hoặc súc miệng bằng trà hoa cúc. Thực hiện từ 2 đến 3 ngày, tình trạng lở miệng cải thiện rõ rệt.
Eludril 0,12% là nước súc miệng được hiệp hội nha sĩ khuyên dùng để kiểm soát viêm nhiễm vùng miệng, thúc đẩy làm lành vết thương và tránh tái phát lở loét.
Bệnh nhân tiến hành pha loãng nước súc miệng với nước ấm theo hướng dẫn của nha sĩ. Súc miệng bằng hỗn hợp từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, sau đánh răng 30 phút. Khi hết nhiệt miệng thì dừng hẳn.
Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, Eludril 0,12% không được sử dụng như nước súc miệng hàng ngày. Súc miệng bằng Eludril 0,12% kéo dài có thể gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Dầu dừa chứa hàm lượng acid lauric lớn. Các nhà khoa học đã chứng minh, chất này có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và giảm sưng do nhiệt miệng gây nên.
Bệnh nhân chỉ cần thoa dầu dừa với một lượng vừa đủ vào vết loét 3 – 5 lần/ngày cho đến khi nhiệt miệng khỏi hẳn. Súc miệng với dầu dừa từ 2 – 3 lần cũng đem lại hiệu quả tương tự.
Dầu dừa xử lý vết nhiệt miệng rất tốt
Nhiệt miệng gây đau đớn, khó chịu nhưng cách phòng tránh không hề khó. Để ngăn ngừa lở miệng tái phát, bệnh nhân nên:
– Vệ sinh răng miệng thường xuyên, súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để bảo vệ niêm mạc miệng và phòng tránh các bệnh nha khoa
– Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay, nóng gây kích ứng niêm mạc miệng
– Hạn chế ăn kẹo cao su
– Chải răng nhẹ nhàng sau khi ăn, tránh làm xước niêm mạc miệng
– Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, giảm thiểu căng thẳng, stress…
– Đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Nên ăn nhiều rau củ, trái cây và ưu tiên các món luộc. Đồ xào, nhiều dầu mỡ cần hạn chế trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Chữa lở miệng đơn giản tại nhà bằng các nguyên liệu dễ kiếm giúp bệnh nhân giảm bớt khó chịu, đau đớn khi ăn hoặc sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp nhiệt miệng nặng, tái phát nhiều lần cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị triệt để.
Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên lành tính và rất phổ biến. Không chỉ tốt cho sức khỏe, mật ong còn được nhiều người sử dụng để chữa
Miếng dán nhiệt miệng là một sản phẩm hỗ trợ các vết loét trong miệng lành lại nhanh chóng và giảm đau rát hiệu quả. Vậy loại miếng dán
Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ, thường tái phát nhiều lần và làm bé khó chịu. Để điều trị tình trạng này, ngoài
Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét trong khoang miệng phổ biến với tần suất và mức độ khác nhau. Đa số các trường hợp mắc bệnh đều cảm
Viêm loét miệng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhất là ở trẻ em. Khi bị viêm loét miệng, trẻ thường bị sốt, đau sưng, khó chịu và bỏ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×