Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Hình ảnh ung thư khoang miệng giai đoạn đầu: Bạn cần nhận biết

Ung thư khoang miệng là một bệnh lý nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao nếu như phát hiện muộn. Những hình ảnh ung thư khoang miệng giai đoạn đầu trong bài viết sau sẽ giúp bạn sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh lý. Việc phát hiện bệnh sớm đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình và kết quả điều trị bởi theo thời gian, các tế bào ung thư có thể di căn sang những bộ phận khác trên cơ thể.

1. Những dấu hiệu của ung thư khoang miệng giai đoạn đầu

Bệnh ung thư khoang miệng ở giai đoạn đầu có những dấu hiệu điển hình sau:

– Có cảm giác vướng víu, khó chịu ở trong miệng nhưng lại không nhìn thấy khối u rõ ràng.

– Tăng tiết nước bọt.

– Cảm thấy vướng víu khi nuốt thức ăn, nước bọt.

– Nói khó khăn, giọng khàn.

– Đau nhức ở niêm mạc miệng khi chạm vào, thậm chí cơn đau có thể lan sang đầu hoặc một bên tai.

– Niêm mạc miệng xuất hiện những mảng trắng, đỏ với nhiều kích thước khác nhau.

– Vết loét ở miệng không tự khỏi sau 2 tuần.

– Răng bị lung lay.

– Cử động lưỡi, hàm khó khăn.

Những dấu hiệu của ung thư khoang miệng ở giai đoạn đầu có nhiều điểm tương đồng với tình trạng viêm nhiễm thông thường nên rất nhiều người chủ quan. Do đó, bệnh lý thường không được phát hiện sớm.

Loét miệng kéo dài là dấu hiệu của ung thư khoang miệng

Loét miệng kéo dài là dấu hiệu điền hình của ung thư khoang miệng giai đoạn đầu

2. Hình ảnh ung thư khoang miệng ở giai đoạn đầu thực tế

Dưới đây là những hình ảnh thực tế của những người đang bị mắc ung thư khoang miệng ở giai đoạn đầu:

Hình ảnh ung thư khoang miệng ở giai đoạn đầu

Vết loét ở niêm mạc miệng của người bị bệnh ung thư khoang miệng

Bệnh ung thư khoang miệng ở giai đoạn đầu

Ung thư khoang miệng ở giai đoạn mới chớm chưa có nhiều dấu hiệu điển hình

Niêm mạc miệng xuất hiện những mảng trắng

Niêm mạc miệng xuất hiện những mảng trắng

Các mảng trắng ở niêm mạc miệng do tế bào ung thư gây ra

Các mảng trắng ở niêm mạc miệng do tế bào ung thư gây ra

Vết loét ở niêm mạc miệng lan rộng và kéo dài do ung thư

Vết loét ở niêm mạc miệng lan rộng và kéo dài do ung thư

3. Bệnh ung thư khoang miệng được chẩn đoán thế nào

Bệnh ung thư khoang miệng được chẩn đoán thông qua những phương pháp sau: khám lâm sàng, chụp phim và sinh thiết.

– Khám lâm sàng: Các bác sĩ sẽ thăm khám khoang miệng và chỉ định các phương pháp chẩn đoán khác như chụp phim, sinh thiết nếu phát hiện những dấu hiệu lâm sàng của ung thư khoang miệng như vết loét ở niêm mạc miệng, xương hàm sưng to… Ngoài ra, bạn cũng cần kết hợp khám cả tai mũi họng để xác định tổn thương kết hợp.

– Chụp phim: Bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang và chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ. Hình ảnh từ phim chụp sẽ giúp bác sĩ xác định được chính xác tình trạng của răng, xương hàm và mức độ xâm lấn của khối u.

– Sinh thiết: Các bác sĩ răng hàm mặt sẽ tiến hành lấy mẫu ở mô nghi ngờ để thực hiện các xét nghiệm đặc trưng và quan sát, đánh giá trên kính hiển vi. Kết quả của sinh thiết sẽ giúp bác sĩ biết hình dạng, đặc điểm chức năng của các mô cần quan sát. Từ đó, bác sĩ xác định được chính xác khối u là lành tính hay ác tính và có phương pháp điều trị phù hợp.

4. Biện pháp điều trị ung thư khoang miệng ở giai đoạn đầu

Bệnh ung thư khoang miệng ở giai đoạn đầu được điều trị bằng các phương pháp sau: phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị và hóa trị.

– Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Ở giai đoạn đầu, khối u vẫn còn khu trú trong khoang miệng, chưa bị di căn sang những bộ phận khác. Do đó, các bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ hoàn toàn khối u cùng với các mô lành xung quanh để đảm bảo rằng không còn tế bào ung thư tồn tại. Trong trường hợp không thể cắt bỏ được hết khối u, bác sĩ sẽ ưu tiên cắt lọc tối thiểu mô nhưng tối đa khối u nhất có thể. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật tái tạo để đảm bảo cuộc sống không bị ảnh hưởng nhiều.

– Xạ trị: Phương pháp xạ trị được thực hiện nhằm ngăn chặn các tế bào ung thư tiếp tục tái phát. Các bác sĩ sẽ sử dụng chùm tia phóng xạ với liều lượng và đường đi đã được tính toán từ trước để tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Sau khi xạ trị, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như: hôi miệng, loét miệng, mất vị giác, khô cổ họng

– Hóa trị: Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc tác động trực tiếp đến các tế bào ung thư, giúp khối u giảm kích thước và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, những loại thuốc hóa trị được sử dụng vẫn có thể gây ảnh hưởng đến các tế bào bình thường trên cơ thể, gây ra những tác dụng phụ như suy giảm hệ miễn dịch, rụng tóc, loét miệng, mệt mỏi…

Đối với bệnh ung thư khoang miệng, các bác sĩ thường chỉ định phối kết hợp nhiều phương pháp điều trị lại với nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Điều trị ung thư khoang miệng bằng phương pháp xạ trị

Điều trị ung thư khoang miệng bằng phương pháp xạ trị

Với những hình ảnh ung thư khoang miệng giai đoạn đầuNha Khoa Paris đã chia sẻ ở trong bài viết trên, hy vọng bạn có thể sớm phát hiện ra bệnh lý. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ tối ưu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Nổi mụn nước trong khoang miệng
Cách trị mụn nước ở môi nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả

Cách trị mụn nước ở môi nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả

Mụn luôn là nỗi lo lắng của nhiều người vì làm mất thẩm mỹ, tự tin. Tuy nhiên, mụn nước ở môi còn gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt,

Ngày 11/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Nổi mụn nước trong khoang miệng: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi mụn nước trong khoang miệng: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi mụn nước trong khoang miệng là một tình trạng phổ biến gặp trong miệng, gây khó chịu và đau rát cho người bị ảnh hưởng. Vi khuẩn,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga