Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhiễm khuẩn răng miệng: Nguyên nhân gây bệnh và thuốc điều trị

Nhiễm khuẩn răng miệng là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Đây không chỉ là bệnh ở răng mà còn liên quan đến tủy răng, nướu… Bệnh sẽ kèm theo cơn đau nhức khó chịu và gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt. Đặc biệt, nếu không điều trị sớm, bệnh còn gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe.

1. Nhiễm khuẩn răng miệng là gì

Nhiễm khuẩn răng miệng là vấn đề liên quan đến sức khỏe khá phổ biến. Một số dạng nhiễm khuẩn thường gặp có thể kể đến như viêm quanh răng, viêm nướu, viêm tủy, sâu răng và áp xe răng. Mỗi bệnh lý sẽ có dấu hiệu nhận biết khác biệt.

– Viêm quanh răng:

Đây là một bệnh viêm nhiễm mãn tính do vi khuẩn gây ra, dẫn tới phá hủy các bộ phận nâng đỡ răng như nướu, dây chằng nha chu và xương ổ răng. Một số dấu hiệu điển hình là: dễ chảy máu chân răng, răng nhạy cảm, miệng có mùi khó chịu…

– Viêm nướu:

Viêm nướu là tình trạng các mô nướu xung quanh chân răng bị tổn thương do vi khuẩn gây hại. Bệnh lý trên rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi với các dấu hiệu như răng ê buốt, nướu sưng tấy, có màu đỏ sẫm…

– Viêm tủy răng:

Viêm tủy răng xảy ra khi phần tủy ở bên trong cấu trúc răng bị viêm. Đây là bộ phận có chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh, đảm nhận vai trò nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác cho răng. Dấu hiệu gồm có: đau tự phát kéo dài, hôi miệng, sốt, sưng hạch bạch huyết…

– Sâu răng:

Vi khuẩn tấn công cấu trúc răng, gây ra tổn thương ở mô cứng được gọi là bệnh lý sâu răng. Những biểu hiện của bệnh gồm đau nhức dai dẳng, xuất hiện lỗ hổng trên răng, răng có đốm đen…

– Áp xe răng:

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng trong khoang miệng do bệnh lý sâu răng, viêm nướu hoặc nứt, vỡ răng nhưng không được điều trị kịp thời. Mủ tích tụ trong xương hàm gây đau nhức dữ dội, sốt cao, ớn lạnh, chóng mặt…

Viêm nha chu là một dạng của nhiễm khuẩn răng miệng

Viêm nha chu là một dạng của nhiễm khuẩn ở răng miệng

2. Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn răng miệng

Các bệnh nhiễm khuẩn răng miệng xảy ra do các nguyên nhân sau: vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn uống, hút thuốc lá, bệnh toàn thân, thay đổi nội tiết tố, tác dụng phụ của thuốc và răng bị tổn thương.

2.1. Vệ sinh răng, nướu không cẩn thận

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn ở răng miệng. Răng, nướu không được làm sạch cẩn thận sẽ khiến cho mảng bám, cao răng nhanh chóng hình thành. Đây chính là một nơi trú ngụ cực kỳ lý tưởng để vi khuẩn phát triển, phá hủy cấu trúc của các bộ phận trong khoang miệng và gây viêm nhiễm.

Một số sai lầm mà nhiều người mắc phải khi vệ sinh răng miệng là:

– Sử dụng lực quá mạnh trong quá trình chải răng.

– Chải răng lâu hơn 2 phút.

– Dùng tăm tre để xỉa răng sau ăn.

– Chải răng theo chiều ngang.

– Không vệ sinh răng đều đặn hàng ngày.

– Không vệ sinh lưỡi.

2.2. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống không khoa học cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn ở khoang miệng. Cụ thể, việc thường xuyên ăn những thực phẩm dưới đây sẽ gây hại cho răng, nướu:

– Thực phẩm nhiều đường: Bánh, kẹo, bắp rang bơ… Đường sẽ khiến cho các vi khuẩn trong khoang miệng nhanh chóng phát triển, sản sinh ra những axit ăn mòn men răng và gây bệnh sâu răng, viêm tủy…

– Thực phẩm có tính axit cao: Trái cây họ cam quýt, cà chua, nước ngọt… Hàm lượng axit cao sẽ làm mất khoáng chất của răng. Khi đó, vi khuẩn gây hại sẽ dễ dàng tấn công vào sâu bên trong răng.

2.3. Hút thuốc lá

Những người nghiện hút thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh về răng, nướu hơn 33% so với người bình thường. Đó là bởi trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều hóa chất độc hại như nicotine, a-sen, benzen, khí CO…

Những chất trên sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong mô nướu, tủy răng, xương ổ răng…

Thuốc lá gây hại cho răng

Thuốc lá có chứa rất nhiều chất gây hại cho răng và làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn

2.4. Bệnh lý toàn thân

Các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, trào ngược dạ dày… cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Cụ thể như sau:

– Tiểu đường: Khi mắc bệnh đái tháo đường, hàm lượng đường trong nước bọt cũng tăng lên đáng kể, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

– Trào ngược dạ dày: Axit và dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, khoang miệng.  Trong khi đó, chúng có chứa rất nhiều loại vi khuẩn nên có thể gây viêm nhiễm răng, nướu…

– Ung thư: Khi mắc bệnh ung thư, hệ miễn dịch của cơ thể đã bị suy giảm đi đáng kể khiến cho vi khuẩn gây hại dễ dàng tấn công các bộ phận trong khoang miệng.

2.5. Thay đổi nội tiết tố

Đây là hiện tượng các hormone trong cơ thể sinh ra quá ít hoặc quá nhiều, xảy ra khi mang bầu, dậy thì, lạm dụng thuốc tránh thai, sinh hoạt không khoa học… Nội tiết tố thay đổi sẽ làm tăng lưu lượng máu đến các mô nướu quanh răng, khiến cho chúng bị kích ứng và dễ viêm nhiễm.

2.6. Tác dụng phụ của thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc chống loạn thần, chống trầm cảm… có thể dẫn đến tác dụng phụ là khô miệng. Lượng nước bọt trong khoang miệng ít sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển một cách chóng mặt và gây nhiễm khuẩn.

2.7. Răng bị tổn thương

Mặc dù răng có khả năng chịu lực khá tốt nhưng vẫn sẽ bị nứt, vỡ nếu như phải chịu một lực tác động quá mạnh. Trong trường hợp bạn không điều trị sớm, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ thông qua vết nứt, xâm nhập vào sâu bên trong và gây tổn hại tới ngà răng, tủy răng, xương hàm…

Gãy răng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào sâu bên trong

Gãy răng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào sâu bên trong tủy răng và ngà răng

3. Nhiễm khuẩn răng miệng bao lâu thì tự khỏi

Hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn ở răng miệng đều không thể tự khỏi. Chưa kể, nếu bạn không điều trị kết hợp với chăm sóc răng miệng tại nhà, vi khuẩn sẽ phát triển một cách chóng mặt.

Khi đó, các ổ viêm nhiễm sẽ tiếp tục lan rộng. Khi đó, các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu… không chỉ đơn thuần là những cơn đau nhức, sưng tấy nữa mà còn dẫn tới tình trạng tụt lợi, tiêu xương hàm. Nghiêm trọng hơn bạn còn có nguy cơ bị rụng răng vĩnh viễn khi răng, nướu bị nhiễm khuẩn ở mức độ nặng.

Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu như đau nhức răng, chảy máu chân răng, hôi miệng… bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ nha khoa để được chữa trị dứt điểm.

4. Các bệnh nhiễm khuẩn răng miệng có nguy hiểm không

Bệnh nhiễm khuẩn ở răng miệng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như mất răng, nhiễm trùng xoang hàm, nhiễm trùng máu, thậm chí tử xong. Bởi vi khuẩn không chỉ dừng lại ở một vị trí mà còn phát triển và lây lan đến khu vực xung quanh.

Sau đây là một số biến chứng nguy hiểm mà bạn sẽ phải đối mặt:

– Mất răng vĩnh viễn: Khi viêm nhiễm ở mức độ nặng, nướu, dây chằng nha chu và xương hàm đều bị phá hủy nghiêm trọng. Răng không còn chỗ bám dần trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra ngoài.

– Nhiễm trùng xoang hàm: Các ổ viêm ở vùng cuống răng có thể lây lan đến xoang hàm và gây nhiễm trùng. Khi đó, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng như đau đầu, chảy nước mũi, mất khứu giác, kích ứng cổ họng…

– Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn gây hại phát triển nhanh chóng có thể dễ dàng xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng. Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao, từ 20 – 50%.

5. Cách chữa nhiễm khuẩn răng miệng tại nhà

Các mẹo chữa bệnh nhiễm khuẩn răng nướu tại nhà được nhiều người áp dụng gồm có: sử dụng lá ổi, mật ong, hoa cúc, tỏi tươi và nha đam. Đây đều là nguyên liệu tự nhiên nên lành tính, an toàn với răng miệng.

5.1. Mẹo chữa nhiễm khuẩn răng miệng bằng lá ổi

Lá ổi là nguyên liệu được nhiều người sử dụng để chữa sâu răng, viêm nướu… Bởi trong thành phần của lá ổi chứa rất nhiều tinh chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm như axit gallic, phenol, axit malic và isoflavonoid.

Nếu như bạn sử dụng đúng cách, lá ổi sẽ bảo vệ răng, nướu khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại. Nhờ vậy, các triệu chứng của bệnh lý nhiễm khuẩn sẽ dần dần thuyên giảm.

Cách thực hiện:

– Chọn vài lá ổi không bị sâu bệnh và đem đi rửa sạch.

– Ngâm lá ổi với nước muối loãng trong khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ vi khuẩn gây hại rồi vớt ra ngoài.

– Nhai trực tiếp lá ổi tại vùng răng đang bị nhiễm khuẩn trong vòng 5 phút rồi nhổ bỏ.

Lá ổi có khả năng kháng khuẩn tốt

Lá ổi có khả năng kháng khuẩn tốt

5.2. Chữa nhiễm khuẩn răng miệng an toàn với mật ong

Không chỉ tốt cho sức khỏe, mật ong còn được biết đến với khả năng sát khuẩn, ngừa viêm nhờ hydrogen peroxide. Đây là chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm ở khoang miệng hiệu quả.

Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng chất có trong mật ong còn tăng cường sức đề kháng ở cơ thể, giúp các vết thương ở niêm mạc miệng nhanh chóng hồi phục.

Cách thực hiện:

– Vệ sinh răng sạch sẽ với kem đánh răng chuyên dụng.

– Dùng tăm bông sạch lấy một lượng nhỏ mật ong và bôi lên phần nướu đang bị viêm nhiễm trước khi đi ngủ.

– Súc miệng lại bằng nước ấm sau khoảng 5 – 10 phút.

5.3. Sử dụng hoa cúc

Từ lâu, phương pháp dùng hoa cúc để chữa các bệnh nhiễm khuẩn như sâu răng, viêm nướu… đã được lưu truyền rất nhiều trong dân gian. Đó là bởi hoa cúc chứa rất nhiều thành phần có tác dụng giảm đau, sát khuẩn, điển hình như isadol, bisabolol và glycoside flavon.

Cách thực hiện:

– Ngắt những cánh hoa cúc, đem đi rửa sạch với nước và để ráo.

– Nhai cánh hoa vừa rửa tại vùng răng đang bị viêm nhiễm.

– Nhai hoa cúc liên tục trong vòng 2 phút rồi nhổ bỏ và súc miệng bằng nước sạch.

5.4. Chữa nhiễm khuẩn răng, nướu bằng tỏi tươi

Y học hiện đại đã chỉ ra tỏi có chứa rất nhiều hoạt chất chống oxy hóa, tiêu diệt vi khuẩn gây hại ở miệng như allin, dianllil disulfide, glucogen… Chính vì vậy, việc sử dụng tỏi tươi để cải thiện các dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn răng miệng khá hữu hiệu.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị vài tép tỏi tươi, bóc sạch vỏ và đem đi đập nát.

– Đắp trực tiếp phần tỏi trên vào vùng răng, nướu bị viêm trong khoảng 5 – 10 phút.

– Nhổ bỏ tỏi và súc miệng với nước sạch.

Với phương pháp trên, bạn cần áp dụng đều đặn 2 lần/ngày thì mới nhanh chóng nhận được kết quả như ý.

Tỏi tươi giúp giảm triệu chứng đau, sưng tấy ở răng, nướu

Tỏi tươi giúp giảm triệu chứng đau, sưng tấy ở răng, nướu

5.5. Dùng nha đam

Bên cạnh là nguyên liệu tự nhiên được sử dụng để chăm sóc da, chế biến món ăn… nha đam còn mang đến rất nhiều lợi ích đối với răng miệng, trong đó có điều trị bệnh nhiễm khuẩn. Hoạt chất anthraquinon có đặc tính chống viêm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại.

Ngoài ra, các enzym, vitamin, khoáng chất trong nha đam còn đẩy nhanh quá trình làm lành của các mô nướu đang bị tổn thương. Nhờ vậy, những triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn răng miệng như đau nhức, chảy máu chân răng sẽ nhanh chóng giảm bớt.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch lá nha đam tươi và gọt đi phần vỏ.

– Lấy phần thịt nha đam ở bên trong đem đi nghiền nhỏ và chắt lấy nước cốt.

– Dùng nước nha đam để súc miệng trong khoảng 10 giây.

– Nhổ nước nha đam ra ngoài và súc miệng bằng nước sạch.

6. Thuốc điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn răng miệng

Các loại thuốc được sử dụng để chữa trị bệnh nhiễm khuẩn răng miệng gồm có Rodogyl, Ibuprofen, Clindamycin, Penicillin và Spiramycin. Bạn cần sử dụng thuốc theo đúng thời gian và liều lượng mà bác sĩ đã kê để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

6.1. Thuốc kháng sinh răng miệng Rodogyl

Rodogyl là một loại kháng sinh được điều chế từ hai hoạt chất spiramycin và metronidazole. Thuốc được bác sĩ chỉ định cho các bệnh nhiễm khuẩn như: áp xe răng, viêm quanh răng…

Liều dùng:

– Người lớn: uống 4 – 6 viên/ngày, chia ra thành 2 – 3 lần uống.

– Trẻ 6 – 10 tuổi: uống 2 viên/ngày

– Trẻ 10 – 15 tuổi: dùng 3 viên/ngày

Lưu ý

– Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi hoặc những người dị ứng với nhóm imidazole, spiramycin…

– Không dùng chung thuốc với rượu, đồ uống có cồn.

Tác dụng phụ:

– Nổi mẩn trên da

– Nhức đầu

– Chóng mặt

– Rối loạn chức năng gan

Thuốc kháng sinh răng miệng Rodogyl

Thuốc kháng sinh răng miệng Rodogyl hỗ trợ điều trị áp xe răng, viêm quanh răng

6.2. Thuốc kháng sinh điều trị viêm chân răng Ibuprofen

Ibuprofen là một loại thuốc thuộc nhóm NSAID (thuốc kháng viêm không steroid). Thuốc có thành phần chính là ibuprofen, avicel, magnesi stearat… được sử dụng với công dụng cải thiện các triệu chứng do bệnh nhiễm khuẩn gây ra như hạ sốt, giảm đau…

Liều dùng:

– Người lớn: dùng 1 viên /lần, ngày uống từ 3 – 4 lần.

– Trẻ em: uống 20 – 30mg/kg, chia thành nhiều liều nhỏ trong ngày.

Lưu ý: Không sử dụng với những người bị loét dạ dày, co thắt phế quản, trẻ em dưới 7kg, phụ nữ ở 3 tháng cuối thai kỳ…

Tác dụng phụ:

– Chướng bụng, buồn nôn

– Hoa mắt chóng mặt

– Rối loạn thị giác

– Nổi mề đay

6.3. Thuốc kháng sinh chữa viêm tủy răng Clindamycin

Đối với bệnh lý viêm tủy răng, các bác sĩ thường kê thuốc Clindamycin để ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn gây bệnh. Thuốc được điều chế từ clindamycin, dinatri edetat, natri bisulfit và benzyl alcohol.

Liều dùng:

– Người lớn: uống 150 – 450mg/lần, mỗi lần cách 6 – 8 giờ.

– Trẻ em: dùng 8 – 20 mg/kg/ngày

Lưu ý:

– Trẻ em dùng thuốc cần theo dõi thường xuyên các cơ quan chức năng trong cơ thể.

– Cẩn trọng khi sử dụng thuốc với những người suy gan, suy thận.

Tác dụng phụ:

– Vàng da

– Đau nhức cơ thể

– Sưng mặt hoặc lưỡi

– Đi tiểu ít hơn bình thường

6.4. Thuốc Penicillin

Penicillin là thuốc kháng sinh hoạt động dựa trên cơ chế ức chế sự tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn gây hại. Do đó, thuốc cũng được bác sĩ chỉ định đối với trường hợp đang bị nhiễm khuẩn ở miệng.

Liều dùng:

– Người lớn: uống 125 – 500mg, khoảng cách sử dụng giữa hai lần là 6 – 8 giờ.

– Trẻ em 1 tháng – 12 tuổi: uống 25 – 75 mg/kg/ngày, chia thành 3 – 4 lần uống

Lưu ý: Không sử dụng thuốc với những người đang bị hen suyễn, rối loạn đông máu, đi ngoài ra máu…

Tác dụng phụ:

– Tiêu chảy

– Đau dạ dày

– Phát ban, bong tróc ở da

– Sốt

6.5. Thuốc Spiramycin

Spiramycin cũng là một loại thuốc kháng sinh diệt khuẩn, hoạt động bằng cách ngăn quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Từ đó, vi khuẩn gây hại dần bị phân hủy. Trong trường hợp không sử dụng được các loại kháng sinh ở phần trên, bác sĩ sẽ kê thuốc Spiramycin.

Liều dùng:

– Người lớn: uống từ 500mg – 1g, chia thành 3 lần/ngày.

– Trẻ em nặng từ 20kg: uống 25mg/kg, chia 2 lần/ngày.

Lưu ý: Không sử dụng thuốc đối với phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc dự định mang thai.

Tác dụng phụ:

– Da mẩn đỏ, ngứa

– Đau thắt ở vùng ngực

– Đầy bụng, khó tiêu

– Nhịp tim không ổn định

Thuốc Spiramycin

Thuốc Spiramycin không phù hợp với phụ nữ đang mang bầu

7. Cần lưu ý những gì khi điều trị nhiễm khuẩn răng miệng

Trong quá trình điều trị bệnh nhiễm khuẩn ở miệng, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau đây:

– Uống thuốc điều trị theo đúng liều lượng và cách sử dụng mà bác sĩ đã hướng dẫn.

– Tuyệt đối không được tự ý đổi sang uống loại thuốc khác.

– Thông báo ngay với bác sĩ nếu như xảy ra tác dụng phụ sau khi uống thuốc.

– Cần kết hợp với vệ sinh răng miệng cẩn thận và ăn uống khoa học để bệnh lý nhanh chóng thuyên giảm.

– Sau khi uống thuốc được một nửa liệu trình, nếu bạn không thấy bệnh lý thuyên giảm thì cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ.

Như vậy, nhiễm khuẩn răng miệng sẽ để lại rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu như không được chữa trị sớm. Do đó, bạn cần nhanh chóng tới nha khoa khám để bác sĩ chẩn đoán bệnh và chữa trị theo phác đồ tối ưu. Việc uống thuốc kháng sinh còn phụ thuộc vào từng dạng nhiễm khuẩn.

Hiển thị nguồn

MSD Manuals: “Đau răng và nhiễm trùng – Rối loạn Nha Khoa”
Sức Khỏe & Đời Sống: “Lựa chọn thuốc trị nhiễm khuẩn răng miệng”
Colgate: “8 Common Oral Infections”
Edmonton Dentists: “Early Signs of an Oral Infection”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhiễm khuẩn
Chăm sóc răng miệng khi niềng răng để đạt hiệu quả

Chăm sóc răng miệng khi niềng răng để đạt hiệu quả

Khi niềng răng, mắc cài và dây cung sẽ tạo ra các vị trí thuận lợi để hình thành mảng bám. Nếu không được làm sạch có thể gây sâu răng,

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Dùng Tăm Xỉa Răng – 4 Tác Hại CỰC KỲ NGUY HIỂM cần biết

Dùng Tăm Xỉa Răng – 4 Tác Hại CỰC KỲ NGUY HIỂM cần biết

Xỉa răng bằng tăm là cách loại bỏ thức ăn, mảng bám chân răng đã xuất hiện từ rất lâu đời, trong đó tăm tre là vật dụng được sử dụng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Cách vệ sinh răng miệng cho bé từ sơ sinh tới 2 tuổi

Cách vệ sinh răng miệng cho bé từ sơ sinh tới 2 tuổi

Bắt đầu chăm sóc sức khỏe răng miệng sớm cho con của bạn ngay từ khi sinh ra giúp giữ cho răng sữa khỏe mạnh, trẻ ăn nói rõ ràng. Đặc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam