Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Khô cổ họng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và Cách điều trị

Khô cổ họng sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Hiện tượng trên thường xảy ra do ngủ mở miệng, cúm, trào ngược axit dạ dày, mất nước, cảm lạnh, viêm họng hoặc viêm amidan. Ngoài khô họng, bạn còn có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác như khó nuốt, buồn nôn, có đờm, rát cổ… Tùy vào từng nguyên nhân, bạn nên khắc phục theo các phương pháp khác nhau.

1. Khô cổ họng là bệnh gì

Bị khô họng có thể là triệu chứng của bệnh viêm amidan, viêm họng, trào ngược dạ dày, cảm lạnh, cảm cúm,… Về bản chất, đây không phải là những bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan mà cần tìm hiểu các nguyên nhân và triệu chứng để có biện pháp xử lý tốt nhất. Nếu như bệnh lý tiến triển, bạn sẽ thấy cảm giác khô rát tăng lên rõ rệt và có thể kèm theo cả triệu chứng đau họng.

Khô cổ họng là bệnh gì?

Khô cổ họng

2. Nguyên nhân gây khô cổ họng

Hiện tượng khô họng thường xảy ra do những nguyên nhân sau: ngủ mở miệng, cúm, trào ngược dạ dày, mất nước, cảm lạnh, viêm họng và viêm amidan.

  • Ngủ mở miệng

Trên thực tế, ngủ mở miệng là thói quen của rất nhiều người. Việc thở thông qua khoang miệng trong khoảng thời gian dài sẽ làm mất đi lượng nước bọt sản sinh tự nhiên. Vì vậy, bạn có thể cảm thấy khô họng sau mỗi lần ngủ dậy.

  • Cúm

Cúm là bệnh nhiễm vi rút cấp tính. Bệnh sẽ phát triển khi virus lây nhiễm và tấn công vào mũi, cổ họng, các ống phế quản, thậm chí cả phổi. Do đó, khi bị cúm, tình trạng khô cổ họng là điều rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, đây không phải là triệu chứng duy nhất của bệnh lý. Bệnh cúm còn có các dấu hiệu điển hình khác như: nôn mửa, ho, ớn lạnh, đau đầu, tiêu chảy, sốt…

  • Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là tình trạng rối loạn co bóp dạ dày thực quản, suy van tâm vị khiến cho dịch axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản và họng. Khi dịch axit lên tới cổ họng, bạn sẽ cảm thấy khô rát.

  • Mất nước

Cổ họng bị khô cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn vừa bị mất đi một lượng nước lớn. Cơ thể không có đủ lượng nước cần thiết sẽ dẫn đến lượng nước bọt làm ẩm miệng và cổ họng cũng giảm đi rõ rệt. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trọng khô họng.

  • Cảm lạnh

Cảm lạnh là một bệnh lý xảy ra do virus ở mũi và họng. Bệnh trên có thể làm cho cổ họng bị khô, ngứa hoặc đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, sốt nhẹ, nhức mỏi cơ thể nhưng không nghiêm trọng như cúm.

  • Viêm họng

Cổ họng bị khô cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm họng. Bệnh lý thường xảy ra khi niêm mạc họng và hầu bị viêm nhiễm.

Viêm amidan gây khô cổ họng

Viêm amidan gây khô cổ họng

  • Viêm amidan

Viêm amidan là tình trạng nhiễm trùng cấp ở họng, amidan khẩu cái hoặc cả hai. Ngoài khô cổ họng, bệnh lý trên còn có thể bao gồm đau họng, nuốt đau, nổi hạch cổ và sốt.

3. Những triệu chứng khô cổ họng và cách chữa trị dứt điểm

Khô họng thường đi kèm với các triệu chứng điển hình như khó nuốt, khô họng về đêm, rát cổ khi ngủ, có đờm, buồn nôn… Tùy vào từng tình trạng cụ thể, bạn nên xử lý theo những biện pháp khác nhau.

3.1. Khô cổ họng khó nuốt

3.1.1. Triệu chứng khô cổ họng khó nuốt

Đau cổ họng và khó nuốt thường do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Dịch vị dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi…) sẽ chảy ngược từ dạ dày vào thực quản và cổ họng. Axit đốt cháy niêm mạc thực quản gây ra các triệu chứng sau:

  • Khô họng, khó nuốt thức ăn.
  • Cảm giác nóng trong ngực hay còn gọi là ợ nóng.
  • Ho khan.
  • Ợ chua.
  • Giọng khàn.
  • Đau rát họng.
Khô cổ họng khó nuốt

Khô cổ họng khó nuốt

3.1.2. Cách chữa trị

Tình trạng khô họng và khó nuốt thường được điều trị bằng các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng axit như Maalox, Mylanta và Rolaids để trung hòa axit dạ dày.
  • Các chất ức chế H2 như cimetidine (Tagamet HB), famotidine (Pepcid AC) và ranitidine (Zantac) để giảm sự hình thành axit dạ dày.
  • Thuốc ức chế proton (PPI) như lansoprazole (Prevacid 24) và omeprazole (Prilosec) để ngăn chặn sự hình thành axit.

Bên cạnh đó, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh giúp giảm triệu chứng trào ngược axit, cụ thể như sau:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày thay vì ba bữa lớn.
  • Gối cao đầu khi ngủ để ngăn chặn axit chảy lên thực quản và cổ họng của bạn.
  • Không hút thuốc vì chúng sẽ làm giảm lưu lượng máu đến vùng niêm mạc dạ dày và suy yếu van giữ axit trong dạ dày.
  • Tránh các thực phẩm và đồ uống có thể gây ra chứng ợ nóng, chẳng hạn như thực phẩm cay, rượu, caffeine, socola, bạc hà và tỏi.

3.2. Khô cổ họng về ban đêm

3.2.1. Triệu chứng khô cổ họng về đêm

Khi bạn bị mất nước, cơ thể không tiết ra nhiều nước bọt để làm ẩm miệng và cổ họng. Điều đó thường gây ra triệu chứng khô họng, đặc biệt là vào buổi đêm.

Mất nước có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Khô miệng.
  • Khát nước.
  • Nước tiểu sẫm màu và ít hơn bình thường.
  • Mệt mỏi.
  • Chóng mặt.

3.2.2. Cách chữa trị

Để khắc phục tình trạng mất nước, bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Cơ thể được cung cấp đủ nước không chỉ giúp khắc phục tình trạng khô miệng mà còn cải thiện tình trạng sức khỏe toàn thân.

Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn cũng nên ăn nhiều trái cây và rau xanh để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần tránh cà phê và soda bởi chúng có thể khiến cho cơ thể bị mất nước nhiều hơn.

3.3. Khô rát cổ họng khi ngủ

3.3.1. Triệu chứng khô rát cổ họng khi ngủ

Khô rát cổ họng khi ngủ có thể là do bạn bị cảm lạnh. Thông thường, bệnh lý trên còn có những triệu chứng sau:

  • Nghẹt mũi.
  • Hắt xì.
  • Ho.
  • Mỏi người.
  • Sốt nhẹ.
Khô cổ họng khi ngủ

Khô cổ họng khi ngủ

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

3.3.2. Cách chữa trị dứt điểm

Hầu hết cảm lạnh phải mất một vài ngày mới khỏi ngay cả khi bạn uống thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc được sử dụng khi cảm lạnh để giảm đau họng và đau nhức cơ thể là Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil).

Ngoài ra, để bệnh cảm lạnh nhanh chóng thuyên giảm, bạn nên áp dụng những biện pháp sau đây:

  • Uống nước ấm, chẳng hạn như nước trà nóng.
  • Súc miệng bằng nước ấm hòa với 1/2 muỗng cà phê muối.
  • Sử dụng thuốc xịt mũi thông mũi để giảm nghẹt mũi.
  • Uống thêm nước để giữ ẩm miệng và cổ họng, ngăn ngừa mất nước.
  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí trong phòng của bạn.

3.4. Khô cổ họng khi ngủ dậy

3.4.1. Triệu chứng khô cổ họng khi ngủ dậy

Nếu bạn bị khô cổ họng khi ngủ dậy thì rất có thể nguyên nhân là do ngủ mở miệng. Trên thực tế, có không ít người cho rằng ngủ mở miệng hoàn toàn bô hại. Tuy nhiên, thói quen trên lại đêm đến rất nhiều rủi ro như hôi miệng, ngáy, mệt mỏi vào sáng hôm sau.

Không chỉ vậy, bạn còn dễ mắc phải các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… do lượng nước bọt trong khoang miệng bị giảm sút và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển.

3.4.2. Cách chữa trị

Để khắc phục tình trạng ngủ mở miệng, bạn nên nằm nghiêng khi ngủ. Kê cao gối cũng là giải pháp giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên, bạn không nên gối quá cao bởi có thể gây đau đầu.

Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên tập thể dục thể thao. Thói quen đó sẽ giúp điều hòa hệ thống thần kinh giao cảm và ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mũi vào ban đêm hiệu quả.

3.5. Cổ họng khô rát có đờm

3.5.1. Triệu chứng cổ họng khô rát có đờm

Cổ họng khô rát có đờm là triệu chứng do bệnh viêm amidan gây nên. Ngoài triệu chứng trên, bạn còn có thể gặp phải tình trạng sau:

  • Amidan sưng đỏ.
  • Trên amidan xuất hiện nhiều hạt trắng.
  • Sốt.
  • Hạch bạch huyết bị sưng
  • Giọng khàn.
  • Hôi miệng.
  • Đau đầu.

3.5.2. Cách chữa trị

Khi gặp phải hiện tượng viêm amidan, bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có kế hoạch điều trị kịp thời. Đối với trường hợp viêm amidan nặng, các bác sĩ có thể cần cắt amidan để ngăn ngừa bệnh biến chuyển nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm thấp khớp cấp tính, viêm cầu thận cấp hay bệnh về tai mũi họng…

Ngoài ra, để bệnh lý nhanh chóng thuyên giảm, bạn nên lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Uống nhiều nước và đồ uống ấm như trà để làm dịu cổ họng.
  • Súc miệng bằng hỗn hợp nước ấm và 1/2 muỗng cà phê muối 2 – 3 lần/ngày.
  • Uống thuốc giảm đau Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil).
  • Đặt một máy phun sương mát để thêm độ ẩm cho không khí. Bởi không khí khô có thể làm họng đau hơn.

3.6. Khô cổ họng và buồn nôn

3.6.1. Triệu chứng khô cổ họng, buồn nôn

Khô cổ họng kèm theo buồn nôn thường là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm họng liên cầu khuẩn. Đây là một bệnh lý do vi khuẩn Streptococcus Pyogenes gây nên và thường có các triệu chứng như:

  • Amidan đỏ và sưng tấy.
  • Có đốm trắng xuất hiện ở amidan.
  • Sốt.
  • Phát ban.
  • Mỏi người.
  • Buồn nôn.
Khô cổ họng buồn nôn

Khô cổ họng, buồn nôn

3.6.2. Cách chữa trị

Các bác sĩ thường điều trị viêm họng liên cầu khuẩn bằng thuốc kháng sinh Penicillin và Amoxicillin. Thông thường, những triệu chứng của bệnh lý sẽ cải thiện rõ rệt chỉ trong vòng 2 – 3 ngày sau khi bạn uống thuốc. Tuy nhiên, ngay cả khi bệnh đã thuyên giảm, bạn vẫn cần uống thuốc theo đúng liệu trình mà bác sĩ đã hướng dẫn để đảm bảo viêm nhiễm không tái phát và giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm thận, nhiễm trùng amidan….

Đối với những người có các triệu chứng viêm họng liên cầu khuẩn ở mức độ nhẹ và không có khả năng lây nhiễm sang người khác thì có thể không cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

3.7. Khô cổ họng khi mang thai

3.7.1. Triệu chứng khô cổ họng khi mang thai

Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng rất dễ bị cúm do cơ thể của thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Trong đó, khô cổ họng là một triệu chứng của bệnh cúm. Cùng với đó, bạn còn có thể bị:

  • Ớn lạnh.
  • Sốt.
  • Ho.
  • Nghẹt mũi.
  • Đau cơ.
  • Đau đầu.
  • Mệt mỏi.
  • Nôn, tiêu chảy.

3.7.2. Cách chữa trị khô cổ họng dứt điểm

Bệnh cúm không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và chữa trị.

Đồng thời, bạn có thể thử các phương pháp sau để giảm đau họng và các triệu chứng khác của bệnh lý:

  • Nghỉ ngơi điều độ.
  • Sử dụng kẹo chữa đau họng.
  • Dùng nước muối sinh lý để súc miệng
  • Uống nước ấm, chẳng hạn như trà gừng, nước chanh mật ong…

Như vậy, khô cổ họng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng trên kéo dài liên tục trong nhiều ngày và không có dấu hiệu giảm bớt, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Khô cổ họng
Hình ảnh vòm họng bình thường và vòm họng mắc bệnh lý

Hình ảnh vòm họng bình thường và vòm họng mắc bệnh lý

Vòm họng là bộ phận nằm ở trước cổ, giữ vai trò quan trọng như phát âm, đưa thức ăn xuống dạ dày… Vậy vòm họng như thế nào được xem là

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map