19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Mảng trắng trong miệng trẻ luôn khiến cho rất nhiều cha mẹ lo lắng. Đặc biệt là khi trẻ hay quấy khóc và có dấu hiệu chán ăn. Vậy nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên là gì? Làm thế nào để khắc phục hiệu quả, tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ?
Mảng trắng xuất hiện ở trong khoang miệng của trẻ thường xảy ra do cặn sữa, nấm Candida phát triển quá mức gây viêm nhiễm, bệnh viêm họng hoặc viêm amidan.
Sau khi trẻ vừa uống sữa xong, cặn sữa có thể đọng lại ở trong khoang miệng và hình thành mảng trắng. Tuy nhiên, tình trạng trên không đáng lo ngại bởi chúng không gây đau nhức và dễ bị trôi đi khi trẻ nuốt nước bọt hoặc vệ sinh răng miệng.
Nhiễm nấm Candida là nguyên nhân trực tiếp khiến cho khoang miệng của trẻ xuất hiện những mảng trắng với các kích thước khác nhau. Trên thực tế, nấm Candida ký sinh rất nhiều ở trong họng và miệng.
Nếu gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch suy yếu, khô miệng… nấm sẽ phát triển mất kiểm soát. Khi đó, trẻ sẽ bị nhiễm nấm và xuất hiện vết rộp trắng trong miệng. Ngoài ra, nhiễm nấm Candida còn gây ra các dấu hiệu khác như chảy máu, đau nhức, khó nuốt…
Nếu như các mảng trắng xuất hiện ở sâu phía trong họng thì đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm họng hoặc viêm amidan. Những bệnh lý trên xảy ra do vi khuẩn, virus gây hại tấn công. Khi đó, trẻ còn gặp phải các dấu hiệu như khô rát họng, khó nuốt, ho, có nhiều đờm, cơ thể mệt mỏi…
Nếu mảng trắng trong miệng là do cặn sữa thì sẽ không gây ảnh hưởng hay nguy hiểm gì đến trẻ. Tuy nhiên, với trường hợp trẻ bị nhiễm nấm Candida hoặc viêm họng, viêm amidan thì sẽ kèm theo triệu chứng đau nhức, khó chịu… Điều đó chắc chắn sẽ khiến cho trẻ hay quấy khóc và chán ăn.
Thậm chí, nếu như không được xử lý sớm, tình trạng nhiễm nấm, viêm nhiễm vùng họng, amidan càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vi khuẩn, vi nấm còn có thể lan đến các bộ phận lân cận, gây ra viêm phế quản, viêm phổi, viêm dây thanh quản… Do đó, ngay khi phát hiện trẻ có mảng trắng trong miệng, cha mẹ cần phải xác định chính xác nguyên nhân để có phương án xử lý sớm.
Tùy vào từng nguyên nhân khiến cho trẻ có mảng trắng ở miệng, biện pháp xử lý sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
– Mảng trắng do cặn sữa: Vệ sinh miệng của trẻ sạch sẽ bằng biện pháp rơ lưỡi khoảng 2 lần mỗi ngày. Các mẹ hãy quấn miếng gạc vào xung quanh ngón trỏ, nhúng vào nước muối sinh lý rồi vệ sinh nhẹ nhàng từng vùng ở trong khoang miệng. Với những trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi thì cha mẹ có thể cho trẻ uống nước sau khi bú để làm sạch cặn sữa.
– Mảng trắng do nhiễm nấm Candida: Đối với trường hợp trẻ bị nhiễm nấm candida, nếu chỉ vệ sinh khoang miệng tại nhà thì sẽ không đem lại hiệu quả. Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị theo phác đồ tối ưu. Các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như Miconazole 2%, Nystatin… Đồng thời, cha mẹ cần kết hợp vệ sinh răng miệng cho trẻ tại nhà cẩn thận và bổ sung đầy đủ dưỡng chất để bệnh lý mau khỏi.
– Mảng trắng do viêm họng: Nếu như trẻ bị viêm họng, các mẹ hãy vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý khoảng 4 – 5 lần/ngày. Trong trường hợp mũi của trẻ tiết dịch đặc và nhiều, mẹ nên dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Một số trẻ bị viêm họng còn kèm theo tình trạng sốt. Cha mẹ hãy cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, chườm ấm thường xuyên. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ thì cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt.
– Mảng trắng do viêm amidan: Trẻ bị viêm amidan thường được bác sĩ chỉ định uống các loại thuốc như Paracetamol, Cephalosporin, thuốc giảm phù nề Alpha Chymotrypsin… Cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng để bệnh lý mau chóng được cải thiện.
Để ngăn chặn mảng trắng xuất hiện ở khoang miệng của trẻ, cha mẹ cần lưu ý một vài vấn đề sau:
– Vệ sinh khoang miệng của trẻ đều đặn 2 lần mỗi ngày.
– Bổ sung cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.
– Không cho trẻ dùng chung đồ vật như núm vú giả, thìa, bình sữa… với trẻ khác để tránh nguy cơ lây bệnh.
– Làm sạch bình sữa và núm vú giả của trẻ thường xuyên.
– Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh để phòng tránh bệnh viêm họng.
Mong rằng bài biết trên đây của Nha Khoa Paris đã giúp các mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng mảng trắng trong miệng trẻ. Nhìn chung, hiện tượng trên có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu cha mẹ xử lý đúng cách thì sẽ không gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×