Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Niềng răng bị hôi miêng – Nguyên nhân và cách khắc phục

Nếu bạn đang niềng răng và gặp phải tình trạng hôi miệng, hãy yên tâm vì bộ niềng răng không phải là nguyên nhân gây ra vấn đề này. Thực tế, nguyên nhân chính của hôi miệng khi niềng răng là do vi khuẩn trong miệng. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn có thể sử dụng các phương pháp tại nhà như dùng nước gừng, lá bạc hà, lá ổi, mật ong hoặc tăng tần suất vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, nếu vấn đề không được cải thiện, bạn nên tìm đến chuyên gia nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

1. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng hôi miệng khi niềng răng

Theo bác sĩ Hoàng Xuân Phong tại Nha Khoa Paris Nguyễn Thái Học, nguyên nhân chính gây hôi miệng trong quá trình niềng răng là khi ăn uống, thức ăn rất dễ bị mắc lại ở các khí cụ như dây cung, mắc cài… Nếu như bạn không vệ sinh răng miệng bằng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước thì những cặn thức ăn đó rất khó có thể loại bỏ hoàn toàn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để hình thành mảng bám và gây hôi miệng.

Bên cạnh đó, hôi miệng khi niềng răng còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:

– Bệnh lý răng miệng: Hôi miệng chính là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy… Vi khuẩn gây bệnh sẽ tấn công mô nướu, làm tổn thương cấu trúc răng và khiến cho hơi thở có mùi hôi.

– Thực phẩm: Những người thường xuyên ăn hành, tỏi sẽ rất dễ gặp phải tình trạng hôi miệng khi chỉnh nha. Đây là những loại thực phẩm chứa hợp chất sulfuric, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn gây mùi hôi trong khoang miệng. Không chỉ vậy, chúng còn có thể chuyển hóa, ngấm vào máu và khiến cho tình trạng hôi miệng diễn ra trong khoảng thời gian dài.

– Bệnh lý toàn thân: Những người bị trào ngược dạ dày, rối loạn đường ruột… cũng rất dễ gặp phải tình trạng hơi thở có mùi hôi. Bởi mùi từ thực phẩm mới được tiêu hóa có thể dễ dàng di chuyển trở lại thực quản và đến vùng miệng.

– Khí cụ chỉnh nha: Nếu bạn niềng răng tại các cơ sở kém uy tín, sử dụng khí cụ chất lượng kém thì chúng rất dễ bị biến chất chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng.

Tỏi thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có mùi hôi trong miệng

Tỏi thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây mùi trong miệng

2. Cách khắc phục hôi miệng khi niềng răng tại nhà

Để khắc phục tình trạng hôi miệng khi chỉnh nha, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau: súc miệng với nước gừng, dùng lá bạc hà, lá ổi, mật ong…

2.1. Súc miệng với nước gừng trị hôi miệng khi niềng răng

Không chỉ có đặc tính kháng khuẩn cao, gừng còn được biết đến là một loại nguyên liệu tự nhiên khử mùi hôi miệng hiệu quả. Đặc biệt, gừng cực kỳ lành tính nên không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng cũng như tiến độ dịch chuyển của răng mọc lệch.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Chuẩn bị khoảng 2 – 3 củ gừng tươi, rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng.

– Bước 2: Đun sôi gừng vừa cắt với khoảng 350ml nước sạch và để nhỏ lửa trong khoảng 5 – 10 phút.

– Bước 3: Dùng nước gừng đã đun để súc miệng hàng ngày.

Súc miệng bằng nước gừng giúp cải thiện tình trạng hôi miệng khi niềng răng

Súc miệng bằng nước gừng giúp cải thiện tình trạng hôi miệng khi niềng răng

2.2. Chữa hôi miệng khi niềng răng bằng lá bạc hà

Sử dụng lá bạc hà cũng là một mẹo để cải thiện tình trạng hôi miệng mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Bạc hà có tính ấm và mùi thơm nên giúp loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả. Không chỉ vậy, chúng còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Chuẩn bị một nhúm lá bạc hà và đem đi rửa sạch.

– Bước 2: Đun sôi lá bạc hà vừa rửa với một lượng nước vừa đủ.

– Bước 3: Sử dụng nước lá bạc hà để súc miệng sau mỗi bữa ăn.

2.3. Lá ổi trị hôi miệng tại nhà

Trong lá ổi chứa rất nhiều flavonoid. Đây là một loại hợp chất có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại ở trong khoang miệng. Nhờ vậy, lá ổi cũng có công dụng cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Hái một ít lá ổi non rồi rửa sạch với nước muối.

– Bước 2: Đun sôi lá ổi với nước sạch và muối. Khi nước sôi, bạn nên đun thêm khoảng 5 phút nữa để tinh chất từ lá ổi có thể tiết ra hết.

– Bước 3: Dùng nước lá ổi vừa đun để súc miệng sau khi đánh răng.

Lá ổi chứa thành phần có khả năng tiêu diệt di khuẩn gây hại hiệu quả

Lá ổi chứa thành phần có khả năng tiêu diệt di khuẩn gây hại hiệu quả

2.4. Chữa hôi miệng bằng mật ong

Nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, mật ong có thể loại bỏ các loại vi khuẩn trong khoang miệng hiệu quả. Khi đó, tình trạng hơi thở có mùi khó chịu cũng sẽ dần dần được cải thiện. Bên cạnh đó, các dưỡng chất trong mật ong còn có khả năng làm lành các mô nướu đang bị tổn thương một cách nhanh chóng.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Pha đều 1 thìa mật ong, 2 thìa nước cốt chanh với khoảng 50ml nước sạch.

– Bước 2: Sử dụng hỗn hợp trên để súc miệng vào mỗi buổi sáng.

– Bước 3: Súc miệng lại bằng nước giúp loại bỏ cặn mật ong, chanh ra khỏi khoang miệng.

Mật ong giúp loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng và làm lành mô nướu bị tổn thương

Mật ong giúp loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng và làm lành mô nướu bị tổn thương

2.5. Trị hôi miệng bằng lá trà xanh

Bên cạnh những nguyên liệu tự nhiên mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, trà xanh cũng có đặc tính kháng khuẩn mạnh nên được nhiều người sử dụng để cải thiện tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng trong lá trà xanh như kali, fluor… còn hỗ trợ ngăn ngừa bệnh lý sâu răng và trị viêm nướu hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Lấy một vài chiếc lá trà xanh rồi đem đi rửa sạch.

– Bước 2: Vò nát lá trà xanh và đun sôi với nước.

– Bước 3: Lọc bỏ phần bã trà.

– Bước 4: Cho thêm một vài hạt muối tinh khiết vào trong nước lá trà xanh và khuấy đều.

– Bước 5: Sử dụng nước lá trà xanh để súc miệng mỗi ngày.

3. Hôi miệng khi chỉnh nha kéo dài phải làm sao

Trong trường hợp bạn đã áp dụng những phương pháp tại nhà mà chúng tôi chia sẻ nhưng không có tác dụng thì rất có thể tình trạng hôi miệng xảy ra do mắc phải bệnh lý hoặc khí cụ chỉnh nha kém chất lượng. Khi đó, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như quá trình chỉnh nha.

Nếu nguyên nhân gây hôi miệng là do bệnh lý, các bác sĩ sẽ xây dựng phương án điều trị dứt điểm. Còn với trường hợp hôi miệng do chất lượng của khí cụ, các bác sĩ sẽ thay toàn bộ khí cụ niềng răng mới.

4. Mẹo giữ hơi thở thơm mát khi niềng

Để hơi thở luôn thơm mát trong quá trình chỉnh nha, bạn nên lưu ý một vài vấn đề dưới đây: uống đủ nước, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ.

4.1. Uống đủ nước

Các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đã chia sẻ, mỗi ngày, bạn cần uống đủ 2 lít nước. Nước sẽ loại bỏ vi khuẩn và các mảnh vụn thức ăn ra khỏi khoang miệng. Không chỉ vậy, nước còn làm cho men răng thêm chắc khỏe và ngăn chặn các bệnh lý liên quan đến răng, nướu như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, viêm lợi…

Đặc biệt, việc uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp khoang miệng của bạn luôn giữ được độ ẩm cần thiết và ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển. Nhờ vậy, bạn hoàn toàn có thể tự tin với một hơi thở thơm mát trong suốt quá trình niềng răng.

4.2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo bạn nên vệ sinh răng miệng cẩn thận trong quá trình chỉnh nha để ngăn chặn bệnh lý răng miệng và giúp răng dịch chuyển đúng tiến độ. Mỗi ngày, bạn nên duy trì thói quen chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày bằng kem đánh răng chuyên dụng và bàn chải lông mềm. Bạn hãy thay bàn chải mới ngay khi lông bàn chải có dấu hiệu bị tõe ra ngoài.

Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả làm sạch răng miệng, bạn cần sử dụng thêm bàn chải kẽ. Đây là một loại bàn chải chuyên dụng dành cho những người đang niềng răng, có thể dễ dàng làm sạch kẽ răng và khí cụ chỉnh nha.

Khi có thức ăn mắc lại trong quá trình ăn nhai, bạn không nên sử dụng tăm tre truyền thống bởi chúng có thể khiến cho mô nướu bị tổn thương. Thay vì thế, bạn hãy dùng máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch.

Bên cạnh đó, bạn nên duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày. Điều đó sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng một cách hiệu quả.

Người niềng răng nên sử dụng bàn chải kẽ

Người niềng răng nên sử dụng bàn chải kẽ

4.3. Ăn uống khoa học

Để hơi thở luôn thơm mát trong quá trình niềng răng, bạn cũng nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học. Bạn cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có chứa mùi nồng như tỏi, mắm tôm… Sau khi ăn, bạn hãy đánh răng sạch sẽ để loại bỏ mùi hôi ra khỏi khoang miệng.

Các loại thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh, kẹo ngọt… cũng nằm trong danh sách cần hạn chế khi chỉnh nha. Bởi chúng sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành mảng bám, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển và khiến hơi thở có mùi khó chịu. Không chỉ vậy, bạn còn dễ mắc phải các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu… khiến quá trình chỉnh nha bị gián đoạn.

Thay vì thế, bạn nên bổ sung thịt, cá, rau xanh, hoa quả… vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Đây đều là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giúp răng nước thêm chắc khỏe.

4.4. Tái khám đúng hẹn

Trong quá trình niềng răng, các bác sĩ luôn hẹn lịch tái khám cụ thể. Bạn nên tới nha khoa thăm khám đúng hẹn. Ngoài kiểm tra tiến độ dịch chuyển của răng, các bác sĩ sẽ lấy cao răng và làm sạch răng miệng để loại bỏ vi khuẩn gây hại. Không chỉ vậy, nếu như phát hiện những dấu hiệu bất thường, bác sĩ cũng sẽ xử lý kịp thời để ngăn chặn các bệnh lý răng miệng.

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề hôi miệng khi niềng răng. Nhìn chung, việc hơi thở có mùi khó chịu chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới việc giao tiếp hàng ngày. Do đó, để ngăn chặn tình trạng hôi miệng, bạn nên uống đủ nước, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ăn uống khoa học…

  1. Lê Thị Hà viết:

    Mẹ của em có răng lẫy cẫy chị lấy cho e luôn nhé

Comments are closed.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách trị hôi miệng
Bật mí 10 cách chữa hôi miệng tận gốc mà bạn không thể bỏ qua

Bật mí 10 cách chữa hôi miệng tận gốc mà bạn không thể bỏ qua

Hôi miệng là nguyên nhân khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Ở bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ những

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Trám răng có bị hôi miệng không? Nha khoa paris

Trám răng có bị hôi miệng không? Nha khoa paris

Sau khi trám răng bị hôi miệng không phải là trường hợp hiếm gặp . Vậy trám răng có bị hôi miệng không hay do nguyên nhân nào khác? Có

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Hôi miệng ký sinh trùng – Các triệu trứng thường gặp

Hôi miệng ký sinh trùng – Các triệu trứng thường gặp

Hơi thở có mùi hôi ngay cả sau khi bạn vừa vệ sinh răng miệng, mùi hôi đeo đẳng theo bạn tới nơi làm việc nơi học tập thì rất có thể

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Miệng đắng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Miệng đắng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Bị đắng miệng là hiện tượng vị giác thay đổi gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp tới việc ăn uống cũng như sinh hoạt thường

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? biện pháp phòng ngừa hôi miệng

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? biện pháp phòng ngừa hôi miệng

Bạn đang băn khoăn về vấn đề bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Đừng lo lắng, nếu quá trình bọc răng sứ được thực hiện đúng kỹ thuật,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Giải đáp: Lấy cao răng có hết hôi miệng không

Giải đáp: Lấy cao răng có hết hôi miệng không

Hôi miệng là vấn đề mà nhiều người gặp phải, không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt mà hôi miệng còn dễ gây mất tự tin khi giao

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang