Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? vì sao mùi hồi ngày càng nặng

Mùi hôi, tanh của hơi thở chính là nguyên nhân khiến cho nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Nếu như không thể khắc phục bằng cách vệ sinh răng miệng hàng ngày, đây rất có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy tình trạng hơi thở có mùi tanh là bị bệnh gì? Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu ngay sau đây.

1. Các nguyên nhân chính dẫn đến hơi thở có mùi tanh

Mùi tanh trong hơi thở có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: mùi tanh sau khi ngủ dậy, vệ sinh răng miệng kém, thức ăn có mùi, thói quen hút thuốc và sử dụng chất kích thích,…

– Hơi thở mùi tanh sau khi ngủ dậy: cơ thể ngủ dậy sau một giấc dài, lượng nước bọt tiết ra không đủ, vi khuẩn sẽ có điều kiện để phát triển và gây mùi hôi tanh (1)

– Vệ sinh răng miệng kém: vệ sinh răng miệng sai cách sẽ hình thành các mảng bám trên răng. hình thành ổ vi khuẩn trong miệng gây mùi hôi và sâu răng

– Thức ăn gây ra mùi tanh: Ăn các món có mùi như tỏi, hành, mắm, sầu riêng,… nhưng không vệ sinh sạch sẽ, hơi thở có thể phát ra mùi tanh khó chịu

– Thói quen hút thuốc và sử dụng các chất kích thích: thói quen hút thuốc lá sẽ làm tăng hợp chất tạo mùi trong khoang miệng, nước bọt cũng tiết ra ít hơn bình thường. Ngoài ra, rượu bia hay các chất kích thích cũng dẫn tới tình trạng bị khô miệng, khiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển, làm miệng có mùi tanh

– Một số nguyên nhân khác: Viêm đường hô hấp trên, vùng tai – mũi – họng thì trong khoang miệng chứa nhiều vi khuẩn, virus, khiến hơi thở có mùi. Tác dụng phụ của thuốc kháng histamin H1, thuốc trầm cảm, thuốc lợi tiểu có thể làm giảm tiết nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển

Các nguyên nhân chính dẫn đến hơi thở có mùi

Các nguyên nhân chính dẫn đến hơi thở mùi tanh

2. Hơi thở thường xuyên có mùi tanh là bệnh gì

Người mắc bệnh như khô miệng, bệnh lý răng miệng, đường miệng bị nhiễm trùng do nấm phát triển, bệnh thận, bệnh phổi cũng khiến cho khoang miệng có mùi.

2.1. Khô miệng

Khô miệng gây mùi hôi tanh trong khoang miệng. Không tiết ra đủ nước bọt, không có đủ enzyme để làm sạch miệng.  vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh mẽ, tạo ra mùi hôi khó chịu (2).

Thở qua miệng khi ngủ cũng làm bay hơi nước bọt, tăng cảm giác khô miệng và mùi hôi tanh.

2.2. Các bệnh lý răng miệng

Hơi thở có mùi hôi tanh kèm theo tình trạng đau nhức răng, vôi răng nhiều,… khả năng là bạn đã mắc phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu và viêm tủy răng:

– Sâu răng: sâu răng làm phá hủy men răng, gây mùi hôi, khó chịu (3)

– Viêm nướu: mô mềm ở xung quanh răng bị vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm. vi khuẩn phân hủy mảng bám, thức ăn thừa ở kẽ răng và gây ra mùi hôi, tanh

– Viêm nha chu: Bệnh không chỉ gây ra mùi hôi, tanh, khó chịu mà còn phá hủy cấu trúc nâng đỡ răng, khiến cho răng bị lung lay

– Viêm tủy răng: Các mô tủy ở sâu bên trong cấu trúc răng bị viêm nhiễm, dẫn đến tình trạng hoại tử, khiến cho bạn bị hôi miệng và đau nhức kéo dài (4)

Hơi thở có mùi hôi tanh là bị bệnh gì

Hơi thở có mùi hôi tanh là dấu hiệu của sâu răng

2.3. Đường miệng bị nhiễm trùng do nấm phát triển

Các lại nấm trong miệng, đặc biệt là nấm Candida, gây ra hơi thở có mùi hôi tanh. Khi bị nhiễm nấm ở miệng và cổ họng,  mảng trắng xuất hiện ở vòm miệng, lưỡi, má và cổ họng. vị giác khi ăn và khó khăn khi nuốt.

2.4. Bệnh liên quan tới thận

Các bệnh lý như suy thận, viêm cầu thận, thận đa nang,… thận sẽ không thể thực hiện tốt được chức năng trên. chất thải tích tụ nhiều bên trong cơ thể, phát tán một phần qua hệ hô hấp và gây hôi miệng.

Bệnh thận gây hôi miệng

Bệnh thận gây hôi miệng

2.5. Bệnh phổi

Bệnh lý về phổi như viêm phổi, viêm khí quản mãn tính, viêm phế quản,… gây ra mùi hôi, tanh trong hơi thở. mùi hôi từ dịch nhầy tích tụ tại các cơ quan bị viêm nhiễm dễ dàng theo đường thở và thoát ra bên ngoài. Bệnh lý càng nặng thì mùi hôi, tanh trong hơi thở càng nghiêm trọng, gây ra sự tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

3. Phương pháp điều trị hơi thở có mùi tanh

Các phương pháp điều trị hơi thở có mùi hôi tanh cụ thể như sau:

– Nước muối: súc miệng với nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý sẽ làm giảm hôi thanh vùng hầu họng. Súc miệng 2 lần/ ngày, mỗi lần trong khoảng 30 giây để tăng khả năng đánh bay mùi tanh

Nước súc miệng, xịt thơm miệng, kẹo bạc hà: với mùi bạc hà thơm mát của kẹo cao su, nước súc miệng, xịt thơm miệng giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp

Lấy cao răng: lấy cao răng sẽ loại bỏ vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng, hơi thở được thơm hơn. ngăn ngừa các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng

– Điều trị bệnh lý: Điều trị triệt để các bệnh lý về đường hô hấp, bệnh thận, phổi để lấy lại sự tự tin trong giao tiếp và bảo vệ sức khỏe của bản thân

– Trám răng, bọc răng sứ:Trám răng hoặc bọc răng sứ để khôi phục thẩm mỹ, chức năng ăn nhai hiệu quả. mùi hôi tanh ở miệng cũng thuyên giảm

Lấy cao răng giúp giảm mùi hôi trong khoang miệng

Lấy cao răng giúp giảm mùi hôi trong khoang miệng

4. Cách phòng ngừa hơi thở có mùi tanh

Sau đây là các lưu ý bạn nên tuân thủ để phòng ngừa mùi tanh trong hơi thở:

4.1. Vệ sinh răng miệng hàng ngày

Để cải thiện tình trạng hôi miệng, bạn cần xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng như sau:

– Đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa fluor. Không dùng lực chải quá mạnh, chải nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc xoay tròn

– Dùng bàn chải hoặc dụng cụ chà lưỡi để làm sạch lưỡi, ngăn vi khuẩn phát triển

– Kết hợp dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn thừa bám sâu trong kẽ răng triệt để

– Bàn chải đánh răng nên thay mới sau 3 tháng hoặc thay khi đầu lông bị mòn để tránh tích tụ vi khuẩn

Vệ sinh răng miệng hàng ngày

Vệ sinh răng miệng hàng ngày

4.2. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây mùi

Hạn chế các thực phẩm dễ gây mùi trong khoang miệng như: hành, tỏi, mắm, sầu riêng, cà phê, đồ cay nóng,… Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hạn chế mùi hôi khi nói chuyện.

4.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Các thói quen sinh hoạt cần thay đổi để hạn chế mùi hôi miệng là:

– Ngừng hút thuốc lá để giảm hôi miệng và ngăn ngừa vấn đề về răng miệng

– Uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây để giúp khoang miệng luôn giữ ẩm, tăng tiết nước bọt và ngăn khô miệng

– Tăng cường trái cây tươi, rau xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp bảo vệ sức khỏe toàn thân và sức khỏe răng miệng. Các thực phẩm làm giảm mùi hôi miệng hiệu quả như táo, dâu tây, cà rốt, cần tây,…

4.4. Giảm đường

Tránh thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều đường như nước ngọt, đồ uống có gas, bánh kẹo, socola,… Kiểm tra kỹ thành phần của sản phẩm trước khi sử dụng.

4.5. Khám nha khoa định kỳ

Nên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần, bác sĩ sẽ làm sạch vôi răng và điều trị sớm bệnh lý răng miệng nếu có. Qua đó ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi hôi tanh hiệu quả.

Qua những thông tin mà Nha Khoa Paris đã chia sẻ ở trong bài viết trên, chắc hẳn các bạn đều đã giải đáp được chính xác câu hỏi hơi thở có mùi tanh là bệnh gì. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề răng hàm mặt thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh hôi miệng
Cách trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi bố mẹ nên áp dụng

Cách trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi bố mẹ nên áp dụng

Hôi miệng ở trẻ dưới 1 tuổi thường xảy ra trong thời kỳ ăn dặm hoặc đang mọc răng sữa. Nếu để tình trạng này kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
9 Cách trị hôi miệng bằng chanh hiệu quả và lưu ý khi dùng

9 Cách trị hôi miệng bằng chanh hiệu quả và lưu ý khi dùng

Chanh chứa nhiều Vitamin C và có tính oxy hóa mạnh. Do đó, trị hôi miệng bằng chanh giúp chống viêm, kháng khuẩn, loại bỏ mùi hôi do

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Nguyên nhân hơi thở có mùi hôi và cách điều trị triệt để

Nguyên nhân hơi thở có mùi hôi và cách điều trị triệt để

Hơi thở có mùi hôi gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hàng ngày, làm mất tự tin và cảm giác e ngại trong giao tiếp. Đôi lúc mùi hôi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Tại sao kẽ răng có mùi hôi? Biện pháp khắc phục nhanh chóng

Tại sao kẽ răng có mùi hôi? Biện pháp khắc phục nhanh chóng

Kẽ răng có mùi hôi là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng mà nhiều người mắc phải hiện nay. Mặc dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Hôi miệng sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách điều trị

Hôi miệng sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách điều trị

Nhổ răng khôn xong bị hôi miệng kèm theo các triệu chứng sưng, đau kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên liên hệ với bác sĩ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Bệnh hôi miệng: Nguyên nhân và cách điều trị nhanh

Bệnh hôi miệng: Nguyên nhân và cách điều trị nhanh

Bệnh hôi miệng là một vấn đề phổ biến gặp phải ở nhiều người. Hơi thở có mùi hôi khó chịu này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga