09/11/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Nổi cục máu bầm trong miệng là tình trạng không phổ biến nhưng có thể gây nhiều phiền toái và lo lắng cho người bệnh vì ảnh hưởng thẩm mỹ và những biến chứng có thể xảy ra. Trong bài viết này, Nha Khoa Paris sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về nguyên nhân và triệu chứng chi tiết.
Tình trạng nổi cục máu đen trong miệng, đỏ, bầm là hiện tượng thường thấy của các bệnh nhiệt miệng, lở loét miệng, viêm nha chu hoặc nguy hiểm hơn là ung thư miệng. Hiện tượng xảy ra khi bệnh mới phát tác, gây khó khăn, cản trở trong việc giao tiếp và đặc biệt là khi ăn uống thường ngày (1).
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:
– Bệnh nhiệt miệng: nổi cục máu bầm trong miệng có thể là dấu hiệu bị nhiệt miệng, một tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng ở khoang miệng và môi
– Lở miệng: các vết thương, tổn thương hoặc loét trong miệng có thể gây ra nổi cục máu bầm
– Viêm nha chu: viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng, có thể dẫn đến sưng nướu, chảy máu và mụn nổi cục máu bầm
– Ung thư miệng: một trường hợp hiếm gặp nhưng nguy hiểm hơn, ung thư miệng có thể gây ra nổi cục máu bầm trong miệng
– Viêm nướu: một nghiên cứu đã chỉ ra rằng viêm nướu cũng là nguyên nhân gây u máu trong miệng. Viêm nướu là một tình trạng viêm nhiễm của mô nướu do sự tích tụ của vi khuẩn
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, sau đây là một số triệu chứng thường gặp khi mắc phải tình trạng nổi cục máu bầm trong miệng hay hiện tượng sáng ngủ dậy có cục máu đông trong miệng:
– Chảy máu từ chân răng, nướu hoặc các vùng miệng khác
– Nướu sưng, đau nhức, và có màu đỏ tươi
– Mùi hôi miệng và vị hơi ngon trong miệng
– Cảm giác khó chịu, đau nhức hoặc sưng tại vùng nổi cục máu bầm
– Cảm giác khó chịu khi tiếp xúc với thức ăn mặn, nước có ga, và các tác động bên ngoài như chải răng và súc miệng
Cục máu trong miệng thường xuất hiện do sự tăng sinh của các mạch máu trong cơ thể. Các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành cục máu bầm là:
– Yếu tố di truyền: một số người có nguy cơ cao bị bướu máu do yếu tố di truyền. Nếu gia đình có người mắc bệnh này, khả năng bạn cũng mắc bệnh cao hơn
– Nhiễm virus khi mang bầu: nhiễm virus hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại trong thai kỳ có thể dẫn đến bướu máu ở thai nhi
– Nội tiết tố và hệ miễn dịch rối loạn: mất cân bằng nội tiết hoặc rối loạn miễn dịch có thể liên quan đến sự phát triển bướu máu do kích thích hình thành mạch máu bất thường
– Chấn thương: chấn thương hoặc tổn thương khoang miệng, đặc biệt trong thời kỳ tiền sản, cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây bướu máu
Cục máu bầm được phân thành hai loại chính dựa trên cấu trúc (2):
– U máu mao mạch: loại này là phổ biến nhất, chiếm khoảng 60% các trường hợp. Được tạo thành từ sự giãn nở và tăng sinh của các mao mạch, nhưng không có sự tăng sinh của tế bào nội mô. Các mao mạch bên trong có nhiều kích thước và giai đoạn phát triển khác nhau, có vùng rỗng và vùng đặc
– U máu thể hang: chiếm khoảng 30% các trường hợp, cấu trúc tương tự như thể hang ở dương vật, với nhiều hốc xoang chứa đầy máu và thông nhau, được bao bọc bởi lớp vỏ xơ. Các hốc xoang được ngăn cách bởi các vách collagen và các mao mạch trong loại u này có thể giãn rất rộng
Trên một tổn thương, có thể tồn tại cả hai loại u máu này cùng lúc. Chúng cũng có thể xuất hiện cùng với các tổn thương khác như u bạch mạch, tạo thành phức hợp u máu – bạch mạch, hoặc u máu trong các cấu trúc như xương, cơ và sụn.
Hình ảnh u máu trong miệng thường biểu hiện dưới dạng một khối u màu đỏ hoặc tím, có thể nổi lên bề mặt niêm mạc miệng. U máu này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong miệng, như lưỡi, lợi, má trong, hoặc vòm miệng.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, cục máu bầm trong miệng không gây ra biến chứng, nhưng cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kết hợp cùng các phương pháp điều trị dứt điểm, tránh để bệnh phát triển tạo ra những biến chứng nguy hiểm.
Khi xuất hiện máu bầm trong miệng, bạn nên chú ý đến vị trí của chúng, vì nếu để lâu mà không chữa trị, có thể gây ra loét miệng và trong những trường hợp nặng hơn, có thể dẫn đến viêm nhiễm, mưng mủ, viêm nha chu, sưng nướu, hoặc hoại tử vùng chân răng.
Khi một trong những triệu chứng dưới đây, bạn cần đi khám bác sĩ ngay:
– Cục máu bầm có dấu hiệu lan rộng, chảy máu nhiều. Đây là triệu chứng của khối u ác tính hoặc rối loạn đông máu
– Đau đớn, khó chịu khi nói chuyện hoặc nuốt thức ăn
– Sốt, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi, có dấu hiệu của nhiễm trùng
– Có tiền sử bệnh lý về máu hoặc có sử dụng chống đông máu
– Khi bạn đang mang thai hoặc cho con bú bị u máu trong miệng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ
Tuy phần lớn các trường hợp bị nổi cục máu bầm bên trong miệng đều là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng cần phải điều trị cẩn thận, tránh để lâu có thể tạo biến chứng.
Để khắc phục và điều trị hiện tượng nổi u máu bầm trong miệng này, bạn có thể thực hiện theo phương pháp dân gian hoặc có thể sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Để khắc phục hiện tượng máu bầm trong miệng, bạn có thể áp dụng một số những mẹo dân gian như súc miệng bằng nước lá trà xanh, sử dụng rau diếp cá,… ngay tại nhà.
Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy 1 chút lá trà xanh đem đun sôi cùng nước sạch trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó dùng nước lá trà xanh để nguội này đem ngậm hoặc súc miệng hàng ngày trong vòng 3 – 5 phút/lần. Tình trạng đau rát của bạn sẽ được cải thiện rất đáng kể.
Đây là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Khoang miệng không được làm sạch sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Chính vì vậy, việc vệ sinh răng miệng sẽ giúp giữ cho khoang miệng luôn ở trong trạng thái sạch sẽ, bảo vệ răng nướu tối đa, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Đối với các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,… gây ra tình trạng trên, để điều trị dứt điểm thì bạn cần đến nha khoa uy tín để thăm khám cũng như được tư vấn chi tiết về phương pháp khắc phục.
Tùy vào từng nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Các loại thuốc tan máu bầm thường sử dụng nhất hiện nay là: thuốc Alpha Choay, thuốc OP.Zen, Alphachymotrypsin và thuốc tan máu bầm Arnigel (3).
Alpha Choay chứa thành phần chính là alpha chymotrypsin, thường được dùng để giảm sưng và phù nề sau chấn thương hoặc phẫu thuật, và còn có công dụng làm tan máu bầm.
Thuốc có hai dạng bào chế phổ biến là viên uống và viên ngậm dưới lưỡi.
Cách dùng và liều dùng như sau:
– Dạng uống: mỗi lần uống 2 viên (4,2 mg – 4200 đơn vị chymotrypsin USP hoặc 21 microkatal), 3 – 4 lần mỗi ngày
– Viêm ngậm dưới lưỡi: ngậm 4 – 6 viên mỗi ngày, chia làm nhiều lần và để viên thuốc tan dần dưới lưỡi
Thuốc OP.Zen chứa cao tô mộc, được dùng trong điều trị các trường hợp tụ máu và sưng đau do chấn thương. Thuốc được dùng qua đường uống sau bữa ăn.
Liều dùng tham khảo như sau:
– Đối với người lớn: uống 2 viên mỗi lần, 2 – 3 lần mỗi ngày
– Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: sử dụng nửa liều của người lớn
Thuốc tan máu bầm Alphachymotrypsin có thành phần chính là Alphachymotrypsin, một loại men chymotrypsinogen từ tuyến tụy bò, có khả năng giảm bầm tím, sưng phù và kháng viêm.
Thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp chấn thương gây bầm tím hoặc sưng phù do dị ứng. Do được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, thuốc cho tác dụng tiêu bầm, giảm sưng nhanh chóng.
Liều dùng và cách dùng:
– Dạng uống: người lớn uống 2 viên mỗi lần, 3 – 4 lần mỗi ngày
– Dạng ngậm dưới lưỡi: người lớn ngậm 1 viên mỗi lần, 4 – 6 lần mỗi ngày
Kem bôi Arnigel được nhiều bà mẹ tin tưởng sử dụng cho bé. Arnigel chứa thành phần Arnica montana an toàn cho làn da trẻ em.
Thành phần chính của thuốc tan máu bầm Arnigel là Arnica montana, bào chế dưới dạng gel, với công dụng:
– Làm dịu da, giảm sưng đau nhanh chóng
– Thúc đẩy quá trình tan máu bầm
Cách sử dụng:
– Sử dụng 1 – 2 lần mỗi ngày, bôi trực tiếp lên vùng da bầm tím và massage nhẹ nhàng để gel thẩm thấu
– Tránh bôi lên vết thương hở
U máu miệng tuy không nguy hiểm nhưng để cục máu mau lành, không lây lan và nhiễm trùng, bạn cần duy trì chế độ chăm sóc hàng ngày và kiểm tra định kỳ. Cụ thể như sau (4):
– Chăm sóc hàng ngày: đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sau bữa ăn và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch hoàn toàn vụn thức ăn. Sau đó, sử dụng nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn. Không chà bàn chải trực tiếp vào khu vực có máu bầm
– Chế độ ăn uống: ưu tiên thức ăn mềm, dễ nhai, tránh thức ăn cay nóng có thể khiến cục máu bầm kích ứng gây chảy máu. Ngoài ra, kết hợp ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất để hỗ trợ vết thương mau lành. Tránh đồ uống có cồn và caffeine nhằm giảm nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng
– Theo dõi và kiểm tra định kỳ: người bệnh cần chú ý theo dõi kích thước và màu sắc của cục máu bầm. Nếu có dấu hiệu lan rộng, đổi màu, gây đau đớn, sốt, chảy mủ thì cần thông báo cho bác sĩ
Khi bị u máu bầm trong miệng, bạn sẽ có vô vàn nỗi băn khoăn, lo lắng liên quan đến mức độ nguy hiểm, nguyên nhân và cách điều trị. Dưới đây sẽ là giải đáp chi tiết cho bạn tham khảo:
U máu bầm trong miệng không nguy hiểm. U máu thường là các khối mềm màu đỏ hoặc tím, lành tính và không gây đau. Phần lớn các trường hợp u máu lành tính, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sẽ tự tan sau một thời gian. Tuy nhiên, trong lúc sưng chúng có thể gây khó khăn trong việc nói chuyện, ăn uống của người bệnh. Nếu không may bị chảy máu, chúng có thể gây ra viêm nhiễm.
Cục máu bầm trong miệng có thể tự hết sau một thời gian dao động khoảng 6-8 tháng. Đối với các u máu nhỏ, cơ thể có thể tự hấp thụ mà không cần can thiệp y tế. Tình trạng sức khỏe tổng thể, chế độ ăn uống, và chăm sóc răng miệng có thể ảnh hưởng đến thời gian tan của u máu. Tuy nhiên, thời gian tự khỏi có thể kéo dài hơn nếu chúng có kích thước lớn, vị trí ở nơi thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, hoặc những người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh lý nền có thể cần nhiều thời gian hơn để phục hồi.
Cục máu bầm trong khoang miệng không phải là dấu hiệu của ung thư. Hầu hết chúng có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Thiếu vitamin không là nguyên nhân nổi cục máu bầm. Các yếu tố như chấn thương, rối loạn mạch máu, sử dụng thuốc, yếu tố di truyền mới là lý do gây ra u máu trong khoang miệng.
U máu trong miệng và nhiệt miệng là hai bệnh lý khác nhau về nguyên nhân, đặc điểm, vị trí và cách điều trị. Bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:
Đặc điểm | U máu miệng | Nhiệt miệng |
Nguyên nhân | Chấn thương, di truyền, nhiễm virus khi mang bầu, rối loạn hormone, miễn dịch | Nóng trong, không may cắn vào gây tổn thương, thiếu vitamin B5, B2, C, kẽm… |
Hình dạng | Lồi lên trên bề mặt da thành chùm như chùm dâu
Màu đỏ sẫm hoặc tím |
Vết loét sâu lòng hình tròn hoặc bầu dục, bên trong màu đỏ thẫm, viền trắng hoặc vàng |
Kích thước | Không cố định, khoảng 1-2 cm. Khi phát triển có thể lên tới 5cm | Nhỏ, cố định khoảng 3-10 mm |
Vị trí | Bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng | Niêm mạc má, môi trong, lưỡi |
Thời gian lành | 6-8 tháng hoặc có thể lâu hơn | 1-2 tuần |
Cách điều trị | Thuốc đặc trị, phẫu thuật (trường hợp nặng) | Thuốc giảm đau, kem bôi, dung dịch súc miệng |
Khi u máu bị vỡ, có thể xuất hiện máu chảy nhẹ trong miệng, gây cảm giác khó chịu và có thể thấy mùi tanh của máu. Máu có thể chảy trong vài phút trước khi tự ngừng.
U máu trong miệng bị vỡ bạn có thể xử lý bằng cách sau:
Nếu không được vệ sinh đúng cách, u máu bị vỡ có thể dễ dàng bị nhiễm trùng, gây ra sưng tấy và đau nhức. Trường hợp nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm nặng cần được bác sĩ can thiệp để tránh tình trạng xấu hơn.
Với những chia sẻ của Nha khoa Paris trong bài, ắt hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nổi cục máu bầm trong miệng. Tuy rằng, việc điều trị cũng không quá phức tạp nhưng bạn không nên chần chừ hay chủ quan. Bởi những biến chứng của tình trạng trên không hề đơn giản chút nào.
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×