Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

List 8 loại thuốc bôi Herpes môi tác dụng nhanh, hiệu quả

Herpes môi là tình trạng nổi mụn nước ở vùng da quanh môi do virus gây ra, kéo theo các triệu chứng như đau rát, khó chịu và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Để bệnh nhanh chóng biến mất, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi Herpes môi như Abreva, Denavir, Acyclovir…

1. Các loại thuốc bôi Herpes môi được sử dụng phổ biến

Dưới đây là những loại thuốc bôi thường được dùng để điều trị bệnh herpes môi:

1.1. Thuốc Abreva

Thuốc Abreva là một loại thuốc được điều chế ở dạng bôi để chữa trị các vết mụn rộp do virus HSV gây ra. Cơ chế tác động của thuốc là ngăn chặn virus tiếp tục phát triển và xâm nhập vào những tế bào da khỏe mạnh. Nhờ vậy, những vết mụn rộp ở môi sẽ nhanh chóng lành lại, đồng thời giảm bớt các triệu chứng do bệnh gây ra như đau rát, ngứa…

– Thành phần: Hoạt chất Docosanol và tác dược vừa đủ.

– Cách sử dụng: Bôi nhẹ một lớp thuốc mỏng lên vùng da đang bị mụn rộp. Bạn có thể lại bôi thuốc sau khoảng 3 – 4 giờ.

– Tác dụng phụ: Vùng da tại vị trí bôi thuốc có thể bị đỏ, sưng tấy, phát ban, chóng mặt, sưng lưỡi…

Thuốc bôi Herpes môi Abreva

Thuốc Herpes môi Abreva

1.2. Thuốc bôi mụn nước ở môi Denavir

Đây cũng là một loại thuốc bôi kê đơn được sử dụng để điều trị mụn rộp trên môi. Denavir thuộc nhóm kháng virus, hoạt động theo cơ chế ngăn chặn sự phát triển của virus ở trong cơ thể. Thuốc có công dụng giúp cho vết loét nhanh chóng hồi phục cũng như giảm triệu chứng sưng đỏ, đau rát…

– Thành phần: Hoạt chất Penciclovir và các tá dược vừa đủ.

– Cách sử dụng: Thoa một lớp thuốc mỏng lên toàn bộ phần da đang bị mụn rộp và xoa nhẹ. Bạn nên bôi thuốc mỗi 2 giờ trong vòng 4 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

– Tác dụng phụ: Xuất hiện cảm giác châm chích, rát, tê bì… tại vị trí bôi thuốc.

Thuốc điều trị Herpes Denavir

Thuốc điều trị Herpes Denavir

1.3. Thuốc bôi Herpes môi cho bà bầu Acyclovir

Nguyên tắc quan trọng nhất khi điều trị Herpes môi cho phụ nữ mang thai là phải chú trọng đến mức độ an toàn. Các bác sĩ rất ít khi cho mẹ bầu dùng thuốc uống mà thay vào đó sẽ điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi. Trong đó, Acyclovir là loại thuốc luôn được ưu tiên. Tuy nhiên, điều kiện sử dụng thuốc là không quan sát thấy gia tăng dị tật hoặc các tác hại khác đến thai nhi.

Thuốc Acyclovir sẽ giảm khả năng sinh sôi của virus herpes trong cơ thể, ngăn chặn vết loét hình thành thêm và cải thiện triệu chứng sưng tấy, đau rát…

– Thành phần: Hoạt chất Acyclovir và các tá dược vừa đủ

– Cách sử dụng: Bôi một lớp thuốc lên toàn bộ vùng da đang bị tổn thương, mỗi lần bôi nên cách nhau 4 giờ. Mỗi ngày, bạn nên bôi thuốc 5 lần, kéo dài liên tục trong 5 ngày hoặc lâu hơn tùy vào mức độ của bệnh.

– Tác dụng phụ: Phát ban trên da, buồn nôn, mệt mỏi, đau nhức đầu…

Thuốc Acyclovir cho bà bầu

Thuốc Acyclovir cho bà bầu

1.4. Thuốc điều trị Herpes môi Zonaarme

Thuốc Zonaarme là sản phẩm của công ty dược phẩm Armepharco sản xuất. Thuốc có thể sử dụng để điều trị trường hợp bị Herpes môi cả khởi phát lẫn tái phát. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không được dùng thuốc để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

– Thành phần: Aciclovir, Propylen Glycol, Glycerin Monostearat…

– Cách sử dụng: Kể từ khi xuất hiện triệu chứng của bệnh, bạn cần bôi thuốc lên vị trí môi bị tổn thương cách 4 giờ 1 lần, ngày bôi 4 – 6 lần. Thuốc nên sử dụng trong vòng 10 ngày để đảm bảo kết quả tốt nhất.

– Tác dụng phụ: Cảm giác khó chịu ở vết loét, phát ban, sưng phù mặt…

Thuốc điều trị Herpes môi Zonaarme

Thuốc điều trị Herpes môi Zonaarme

1.5. Thuốc Medskin Clovir

Medskin Clovir là một dạng thuốc kháng sinh, được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng, trong đó có bệnh Herpes môi do virus gây ra.

Thành phần Acyclovir trong thuốc sẽ ức chế sự nhân lên của các virus gây bệnh trong cơ thể, giúp vết loét nhanh lành lại nhưng không làm ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của các tế bào bình thường. Thuốc sẽ có tác dụng mạnh nhất đối với virus HSV loại 1 và kém hơn đối với loại 2.

– Thành phần: Acyclovir, Propylen Glycol, Natri Lauryl Sulfat, Menthol, Nipagin, nước tinh khiết…

– Cách sử dụng: Thoa thuốc lên vết thương ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh Herpes. Mỗi lần thoa nên cách nhau 4 giờ/lần, ngày bôi 5 – 6 lần.

– Tác dụng phụ: Cảm giác nóng, đau nhói tại vị trí bôi kem, chán ăn, sốc phản vệ, viêm gan…

Thuốc Medskin Clovir

Thuốc Medskin Clovir

1.6. Thuốc bôi Herpes môi Azalovir

Thuốc Azalovir là thuốc điều trị bệnh Herpes môi có nguồn gốc từ Ấn Độ. Thuốc được điều chế dưới dạng kem bôi và có thể sử dụng cho cả trường hợp nhiễm Herpes khởi phát và tái phát. Các thành phần trong thuốc sẽ ngăn chặn sự lan rộng của virus gây bệnh và hỗ trợ làm liền vết thương nhanh chóng.

– Thành phần: Aciclovir, Cetostearyl Alcohol, White Soft, Paraffin, Chlorocresol, nước tinh khiết…

– Cách sử dụng: Bôi trực tiếp thuốc lên vị trí môi bị tổn thương mỗi 4 giờ 1 lần, ngày bôi 5 lần. Bạn cần dùng thuốc để chữa Herpes môi trong ít nhất 4 ngày.

– Tác dụng phụ: Xuất hiện cảm giác châm chích, khô da…

Thuốc bôi Herpes môi Azalovir

Thuốc chữa Herpes môi Azalovir

1.7. Thuốc Mangiferin

Cái tên tiếp theo trong danh sách những loại thuốc bôi herpes môi được sử dụng phổ biến là Mangiferin. Cơ chế tác động của thuốc là phá vỡ sự tái tạo của virus gây bệnh. Từ đó, thuốc làm giảm bớt nhanh chóng các triệu chứng đau rát và sưng tấy ở vết loét.

– Thành phần: Mangiferin, Lanette E, Nipagin, Cetiol CC, Cosmedia SPL, Ethanol, nước tinh khiết…

– Cách sử dụng: Bôi thuốc Mangiferin lên vùng da môi bị tổn thương khoảng 4 – 6 lần/ngày. Trong trường hợp vết loét đã lan rộng, bạn cần dùng trong khoảng 5 – 14 ngày.

– Tác dụng phụ: Ngứa, rát tại vị trí bôi, tăng sự nhạy cảm của da với tia cực tím…

Thuốc Mangiferin

Thuốc Mangiferin

1.8. Thuốc Mibeviru Cream

Bên cạnh những loại thuốc mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, bạn cũng có thể sử dụng thuốc Mibeviru Cream để điều trị Herpes ở môi. Đây là một loại thuốc dùng ngoài do công ty Hasan sản xuất. Thuốc sẽ có tác dụng tốt nhất khi bệnh Herpes mới khởi phát, giúp vết mụn rộp ở da nhanh chóng biến mất.

– Thành phần: Aciclovir, Parafin lỏng, Vaseli trắng, Cremophor A25, Etyl Alcol, Propyl Paraben…

– Cách sử dụng: Bôi thuốc lên vết thương ở trên môi 4 giờ 1 lần trong vòng 5 – 7 ngày. Mỗi ngày, bạn nên bôi 5 – 6 lần.

– Tác dụng phụ: Nóng rát, cảm giác như kim châm ở vị trí bôi thuốc…

Thuốc Mibeviru Cream

Thuốc Mibeviru Cream

2. Bôi thuốc Herpes môi bao lâu thì khỏi

Về bản chất, bệnh Herpes ở môi hoàn toàn có thể tự khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần mà không cần phải tiến hành điều trị. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng thuốc bôi, vết loét, mụn rộp ở môi sẽ biến mất nhanh hơn.

Đặc biệt, nếu như bạn dùng thuốc ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh lý như đau miệng, có mụn rộp ở môi… bệnh có thể khỏi chỉ sau chưa đến 1 tuần.

3. Bôi thuốc có điều trị được triệt để bệnh Herpes môi không

Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có loại thuốc nào điều trị được triệt để được bệnh lý Herpes môi. Về cơ bản, các loại thuốc mà chúng tôi liệt kê ở phần trên chỉ có tác dụng ngăn chặn virus gây bệnh tiếp tục phát sinh, giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh và làm giảm triệu chứng.

Tuy nhiên, thuốc không thể ngăn ngừa được việc lây nhiễm virus HSV sang người khác cũng như khả năng tiếp tục mắc bệnh trong tương lai. Bởi virus gây bệnh không bị tiêu diệt hoàn toàn và luôn trú ngụ ở hệ thống dây chằng dây thần kinh.

Chúng chỉ đang chờ thời cơ tái hoạt và tiếp tục gây bệnh trở lại. Mỗi đợt tái phát thường nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn rất nhiều so với lần đầu.

Hiện chưa có thuốc điều trị triệt để bệnh Herpes môi

Hiện chưa có thuốc điều trị triệt để bệnh Herpes môi

4. Dùng thuốc chữa Herpes môi cần lưu ý điều gì

Khi sử dụng thuốc bôi để điều trị bệnh Herpes môi, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Cần rửa tay sạch sẽ trước khi mua thuốc, tránh vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào vết loét, mụn và làm cho bệnh lý thêm nghiêm trọng.

– Sử dụng thuốc theo đúng thời gian và liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn.

– Đậy kín nắp thuốc sau khi sử dụng để tránh vi khuẩn gây hại từ bên ngoài xâm nhập vào trong.

– Giãn tần suất sử dụng thuốc trong trường hợp gặp phải cảm giác nóng rát hay châm chích.

– Ngưng sử dụng thuốc nếu gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, phát ban… và liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.

– Tránh để thuốc dính vào niêm mạc miệng bởi dễ gây kích ứng.

– Phụ nữ có thai hoặc người đang cho con nhỏ bú cần hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Bài viết trên đây đã chia sẻ tới các bạn những loại thuốc bôi Herpes môi hiệu quả và được sử dụng phổ biến nhất. Nhìn chung, tất cả các loại thuốc đều giúp vết loét, mụn rộp ở môi nhanh chóng biến mất nhưng không chữa trị được dứt điểm bệnh lý. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác về những loại thuốc trên thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc Long Châu: “Thuốc bôi Herpes môi nào tốt nhất hiện nay?”
Báo Sức Khỏe & Đời Sống: “Thuốc chữa Herpes môi”
MedlinePlus: “Acyclovir Topical: MedlinePlus Drug Information”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh Herpes Môi
Tìm hiểu Herpes Môi: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Tìm hiểu Herpes Môi: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Được giải đáp bởi Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Hỏi đáp: Bệnh Herpes môi có nguy hiểm không

Hỏi đáp: Bệnh Herpes môi có nguy hiểm không

Bệnh Herpes môi có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Vậy bệnh có nguy hiểm không, cách điều trị như thế nào? Cùng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công