Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Miệng nổi mụn nước li ti ở môi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Miệng nổi mụn nước nổi li ti ở môi không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe đáng lo ngại. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ. Cùng Tiến sĩ Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc chuyên môn Hệ thống Nha khoa Paris) tìm hiểu chi tiết về tình trạng này qua bài viết dưới đây.

1. Miệng nổi mụn nước li ti ở môi là gì?

Nổi mụn nước li ti ở môi hay còn gọi là bệnh Herpes môi (mụn nước sốt, sốt vỉ). Là tình trạng da ở vùng môi phồng lên và chứa dịch, xuất hiện thành từng đám nhỏ có kích thước dưới 5mm. Nổi mụn nước ở môi cũng có thể do nhiệt miệng, dị ứng son hoặc viêm nhiễm do phun xăm môi tại địa chỉ thẩm mỹ kém chất lượng (1).

Khái niệm miệng nổi mụn nước li ti ở môi

Khái niệm miệng nổi mụn nước li ti ở môi

2. Nguyên nhân gây ra nổi mụn nước li ti ở môi

Nguyên nhân gây mụn nước li ti ở môi thường do virus HSV-1, nhiệt miệng, dị ứng son hoặc phun xăm tại địa chỉ uy tín kém chất lượng dẫn đến nhiễm khuẩn (2).

2.1. Virus HSV-1 (Bệnh herpes môi)

80% bệnh nhân bị mụn nước li ti ở môi do virus HSV-1 gây ra. Virus lây truyền qua các đường chính như: tiếp xúc với dịch nhầy, đồ ăn uống, bàn chải đánh răng, khăn tắm chứa virus. Thậm chí qua không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. HSV-1 tấn công các tế bào da ở môi và gây ra phản ứng viêm sẽ hình thành các mụn nước li ti ở môi.

2.2. Nhiệt miệng

Khi bị nhiệt miệng nặng, niêm mạc bị tổn thương khiến cơ thể phản ứng bằng cách tạo ra tế bào viêm để chữa lành. Điều này khiến da ở vùng môi bị kích thích dẫn đến nổi mụn nước li ti ở môi.

2.3. Dị ứng son

Nếu mua phải son môi kém chất lượng, các hóa chất có hại khiến môi bị khô nứt hoặc viêm dẫn đến mọc mụn nước. Bên cạnh đó, một số người dị ứng với một thành phần bất kỳ trong son cũng có thể gây nổi mụn nước li ti ở môi.

2.4. Phun, xăm môi không an toàn

Phun xăm môi tại địa chỉ thẩm mỹ kém chất lượng, mực xăm không rõ nguồn gốc, pha tạp chất hóa học có thể gây viêm nhiễm và nổi mụn nước li ti. Dụng cụ phun xăm không được vô trùng, công nghệ phun lỗi thời lạc hậu cũng khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm và nổi mụn nước ở môi.

3. Cách chữa nổi mụn nước li ti ở môi

Có 2 cách chữa trị khi bị nổi mụn nước li ti ở môi: Điều trị bằng bài thuốc dân gian và dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống.

3.1. Điều trị tại nhà

Sử dụng nha đam

  • Nha đam có đặc tính chống viêm, giảm sưng và thúc đẩy quá trình tái tạo da ở môi. Cung cấp độ ẩm, làm giảm tình trạng khô da và kích ứng do mụn nước li ti ở môi.
  • Lấy một lượng gel nha đam bằng hạt đậu xanh thoa trực tiếp lên vùng mụn quanh miệng và giữ trong khoảng 1 giờ. Lau sạch bằng nước ấm. Thực hiện 2 lần mỗi ngày trong 3-5 ngày, nếu tình trạng nhẹ sẽ cải thiện trong 1-2 ngày.

Sử dụng mật ong

  • Mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm, làm se cứng các nốt mụn.
  • Dùng tăm bông thấm mật ong nguyên chất rồi bôi lên vùng mụn nước ở miệng. Giữ trong khoảng 1-2 giờ, sau đó rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước sạch. Thực hiện 2 lần/ngày trong 3-5 ngày.

Lưu ý: Các bài thuốc dân gian chỉ mang tính chất tham khảo do chưa được chứng minh bằng nghiên cứu của Bộ Y tế.

Cách chữa nổi mụn nước li ti ở môi

Cách chữa nổi mụn nước li ti ở môi

3.2. Sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống

Khi xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến nổi mụn nước li ti ở môi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất. Một số loại thuốc trị mụn li ti ở môi bao gồm:

  • Thuốc bôi Oracortia: Giảm kích thước và số lượng mụn mọc li ti ở môi, kiểm soát tình trạng dị ứng giúp mụn nước không lan rộng. Bôi trực tiếp 2 – 3 lần/ngày lên vùng mụn trong 3 – 5 ngày. Nên dùng thuốc vào buổi tối để thuốc tiếp xúc với vùng tổn thương suốt đêm.
  • Thuốc uống chống dị ứng loratadin, cetirizin, fexofenadine: Các thành phần loratadin, cetirizin, fexofenadine,… làm giảm ngứa và khó chịu do mụn nước li ti ở môi gây ra. Kiểm soát và hạn chế số lượng mụn nước, làm dịu vùng da môi bị kích ứng. Uống 1 – 2 viên/ngày đến khi hết triệu chứng.
  • Thuốc kháng virus Famciclovir, Acyclovir, Valacyclovir,… Thuốc có công dụng ức chế hoạt động của virus HSV. Từ đó giảm số lượng mụn nước li ti ở môi. Giảm nguy cơ tái phát mụn nước do Herpes môi gây ra. Tùy thuộc tình trạng nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống thích hợp (3).
  • Thuốc bôi dạng mỡ Docosanol, Abreva, Penciclovir (Dùng cho người trên 12 tuổi), …: Thuốc có công dụng ngăn chặn sự phát triển của virus HSV. Thuốc ngăn không cho mụn nước ở môi lan rộng và lở loét. Bôi trực tiếp lên vùng mụn nước ở môi 2 – 4 lần/ngày trong 3 – 5 ngày sẽ cải thiện, duy trì 7 – 10 ngày.

4. Các biến chứng nếu không điều trị kịp thời

Nổi mụn nước li ti ở môi nếu không điều trị sớm sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm:

  • Nhiễm trùng môi: Mụn nước vỡ ra tạo thành vết thương hở khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng ở môi khiến bạn bị đau và mưng mủ ở môi.
  • Lan sang mắt và miệng: Virus HSV phát triển mạnh khiến mụn nước lan sang mắt hoặc miệng, gây viêm giác mạc, đau đớn và khó lành. Virus tái phát nhiều lần gây mụn nước ở môi nếu không chữa triệt để.
  • Sẹo mất thẩm mỹ: Da ở vùng môi nhạy cảm, mỏng và dễ bị tổn thương vĩnh viễn nếu không chăm sóc kỹ lưỡng khi mụn nước vỡ ra.
Nổi mụn nước li ti ở môi không được chữa sớm gây mất thẩm mỹ

Nổi mụn nước li ti ở môi không được chữa sớm gây mất thẩm mỹ

5. Nổi mụn nước li ti trên môi khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Khi đã áp dụng cách chữa nổi mụn nước li ti ở môi tại nhà và bằng thuốc, nếu tình trạng không khỏi hoặc tiến triển nặng hơn so với ban đầu, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu tại các bệnh viện công để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

6. Cách phòng ngừa nổi mụn nước li ti ở môi

Để phòng ngừa miệng nổi mụn li ti ở môi, bạn cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:

  • Tránh tiếp xúc gần gũi, sử dụng chung đồ cá nhân, quan hệ tình dục bằng miệng với những người đang có mụn rộp trên môi.
  • Chọn son môi từ những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng tại các địa chỉ uy tín chính hãng trên cả nước.
  • Thực hiện phun, xăm môi tại các cơ sở thẩm mỹ đảm bảo chất lượng, được cấp giấy phép hoạt động, bác sĩ chuyên môn tay nghề cao.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, hạn chế đồ cay nóng, chất kích thích và đồ có cồn để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh (4).

7. Cẩm nang chăm sóc môi hiệu quả khi bị nổi mụn nước li ti

Môi là vùng da dễ tổn thương nên cần có chế độ chăm sóc cẩn thận, đặc biệt khi bị nổi mụn nước li ti ở môi:

  • Vệ sinh môi nhẹ nhàng và thường xuyên bằng nước muối loãng.
  • Sau khi phun xăm môi, tránh tiếp xúc với nước trong 1-2 ngày đầu, chạm tay vào môi hoặc tác động mạnh lên môi; không tự ý bóc lớp vảy trên môi, để chúng bong tróc tự nhiên.
  • Uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ quá trình phục hồi, giúp màu môi lên đẹp và bền hơn.
  • Tránh các thực phẩm dễ gây sẹo, viêm nhiễm hoặc ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương như hải sản, thịt bò, gạo nếp…
  • Tuyệt đối không nên tô son trong thời gian môi còn bị tổn thương và chỉ sử dụng son khi môi đã hồi phục hoàn toàn.
Cách chăm sóc môi khi bị nổi mụn nước

Cách chăm sóc môi khi bị nổi mụn nước

8. Các câu hỏi thường gặp về tình trạng nổi mụn nước li ti ở môi

Khi bị nổi mụn nước li ti ở môi, phần lớn mọi người sẽ thắc mắc các vấn đề sau:

8.1. Có nên tự ý nặn mụn nước ở môi không?

Tiến sĩ, Bác sĩ Nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc Chuyên môn Hệ thống Nha khoa Paris) cho biết, không nên tự ý nặn mụn nước li ti ở môi. Nguyên nhân gây ra loại mụn này chủ yếu do virus, nhiệt miệng hoặc dị ứng nên nếu nặn có thể làm tổn thương vùng da ở môi, gây viêm nhiễm hoặc khiến tình trạng lan rộng hơn.

8.2. Thực phẩm nào nên kiêng khi bị mụn nước li ti ở môi?

Khi bị nổi mụn nước li ti ở môi, cần kiêng các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm cứng, mặn hoặc quá nóng: Gừng, ớt, tiêu bắc,
  • Chất kích thích: Bia, rượu, cà phê và thuốc lá làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến mụn nước li ti dễ lây lan sang các vùng da khác.
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: Hải sản, tôm cá, đồ tanh.

Miệng nổi mụn nước li ti ở môi chủ yếu do virus HSV-1, nhiệt miệng, dị ứng, phun xăm môi tại địa chỉ kém chất lượng gây ra. Khi tự chữa tại nhà bằng nha đam và mật ong hoặc dùng thuốc không hiệu quả, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được điều trị xử lý sớm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại câu hỏi ở dưới phần bình luận để bác sĩ Nha khoa Paris tư vấn chi tiết nhất.

Hiển thị nguồn
NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 110-112 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 4: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 5: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 6: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 7: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 10: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 11: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 12: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Nổi mụn nước
Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ