Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Hôi miệng do viêm lợi: Giải pháp khắc phục hiệu quả

Hôi miệng do viêm lợi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh và khiến bạn tự ti hơn bao giờ hết. Vậy đâu là nguyên nhân viêm lợi gây hôi miệng? Cách khắc phục và phòng ngừa bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu về chứng viêm lợi hôi miệng qua bài viết sau.

1. Viêm lợi có làm hôi miệng không

Viêm lợi tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh gây ra hôi miệng. Khi bị viêm lợi nếu không được khắc phục kịp thời thì lượng vôi răng sẽ tích tụ ở chân răng và kẽ răng làm vi khuẩn phát triển và bài tiết độc tố. Hơn nữa, những độc tố được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng.

Do đó, cần duy trì sức khỏe nướu và răng miệng tổng thể để ngăn chặn viêm lợi. Điều trị viêm lợi đúng cách sẽ giúp làm giảm nguy cơ hôi miệng và cải thiện tình trạng sức khỏe nướu của bạn.

Viêm lợi có làm hôi miệng không

Viêm lợi có làm hôi miệng không

2. Tác hại của hôi miệng do viêm lợi

Tình trạng viêm lợi gây hôi miệng không chỉ cản trở trong quá trình ăn uống mà khi giao tiếp hàng ngày, hơi thở có mùi cũng là vấn đề đáng ngại:

– Ăn uống khó khăn: Viêm nhiễm lợi thường đi kèm với đau và khó chịu trong khi nhai thức ăn. Bạn sẽ khó khăn khi ăn đồ ăn cứng, dai, đồ nóng, lạnh. Viêm lợi còn tạo điều kiện cho vi khuẩn và các mảng bám hình thành, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về nướu và răng.

– Ảnh hưởng đến giao tiếp: Viêm lợi gây hôi miệng sẽ làm bạn không thoải mái và tự ti trong giao tiếp hàng ngày. Bạn sẽ hạn chế gặp gỡ và nói chuyện với người khác, ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong cuộc sống.

3. Nguyên nhân làm hôi miệng do viêm lợi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm lợi gây hôi miệng như: vệ sinh răng miệng kém, do vi khuẩn tích tụ trong nướu, do nội tiết tố, tác dụng phụ của thuốc, và chế độ ăn uống không hợp lý,…

3.1. Vệ sinh răng miệng kém

Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn dễ bị mắc chứng viêm lợi gây hôi miệng. Khi khoang miệng không được vệ sinh đúng cách sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập và phát triển nhanh chóng. Chúng tồn tại ở trong khoang miệng và hình thành các mảng cao răng chắc chắn, phá hủy mô gây viêm lợi.

Những thói quen xấu khiến quá trình vệ sinh răng miệng không hiệu quả:

– Lười đánh răng hoặc đánh không sạch sẽ.

– Dùng bàn chải và kem đánh răng không đảm bảo chất lượng.

– Không thường xuyên thay mới bàn chải đánh răng.

– Dùng kem đánh răng và nước súc miệng có thành phần gây kích ứng với lợi.

– Thường xỉa răng bằng loại tăm nhọn làm tổn thương và sưng viêm lợi.

Xỉa răng bằng tăm nhọn làm tổn thương và sưng viêm lợi

Xỉa răng bằng tăm nhọn làm tổn thương và sưng viêm lợi

3.2. Nhiễm trùng vi khuẩn

Sulphur là chất khiến hơi thở có mùi khó chịu. Sulphur dễ bay hơi và lẫn vào hơi thở do các vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram âm. Những loại vi khuẩn này thường sinh sôi trong khoang miệng, khiến lợi bị kích ứng dẫn tới sưng viêm. Qua đó, trong miệng sẽ có mùi hôi khó chịu.

3.3. Tác dụng phụ của thuốc

Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến răng miệng và dẫn đến viêm lợi gây hôi miệng phổ biến hiện nay. Nếu sử dụng thường xuyên dùng thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm,… sẽ làm giảm tiết nước bọt và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn.

Tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của thuốc

3.4. Nội tiết tố

Phụ nữ khi mang thai sẽ có sự thay đổi nội tiết tố và hormone trong cơ thể. Sự gia tăng Hormone khiến nướu răng nhạy cảm và dễ chảy máu hoặc đau nhức răng. Hơn nữa, hệ miễn dịch kém khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong khoang miệng, gây mùi hôi miệng.

3.5. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là lý do khiến bạn mắc phải viêm lợi gây hôi miệng. Bởi trong những đồ uống có cồn như bia, rượu hay thuốc lá có rất nhiều chất phá hủy men răng và hình thành mảng bám. Vi khuẩn sẽ sinh sôi từ những mảng bám này và tấn công mạnh vào răng miệng dễ dàng.

Sử dụng chất kích thích làm phá hủy men răng

Sử dụng chất kích thích làm phá hủy men răng

4. Những biến chứng nguy hiểm của viêm lợi gây hôi miệng

Bệnh viêm lợi gây hôi miệng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như hỏng mô mềm bên trong, viêm cầu thận, viêm khớp:

– Hỏng mô mềm nghiêm trọng:

Viêm lợi dai dẳng có thể tiến triển thành các bệnh về lợi lan sang mô và xương bên dưới. Nghiêm trọng hơn nhiều có thể làm mất răng. Nha chu và sức khỏe răng miệng kém có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

– Viêm khớp, viêm cầu thận:

Viêm lợi gây hôi miệng không chỉ ảnh hưởng tới khoang miệng mà có thể di căn tới vị trí khác trong cơ thể. Vi khuẩn gây viêm nha chu có thể theo đường máu xâm nhập vào mô nướu, ảnh hưởng đến tim, phổi và các bộ phận khác.

5. Biện pháp khắc phục viêm lợi làm hôi miệng tại nhà

Để xử lý viêm lợi gây hôi miệng, bạn có thể áp dụng một số mẹo tại nhà như sử dụng trà xanh, mật ong, bạc hà, lá ổi,…

5.1. Chữa hôi miệng do viêm lợi bằng trà xanh

Trà xanh giàu chất chống oxy hóa như polyphenol, catechin, flavonoid, tinh dầu,… có tác dụng kháng viêm, loại bỏ tác nhân gây hại trong khoang miệng.

Cách dùng trà xanh chữa viêm lợi gây hôi miệng:

– Lấy 1 nắm lá trà xanh rửa sạch, vò nát, đun với nước

– Khi nước sôi thì tắt bếp, chắt lấy nước, thêm vào một ít muối

– Khuấy cho muối tan, dùng để súc miệng nhiều lần trong ngày

– Kiên trì thực hiện hàng ngày để tình trạng hôi miệng giảm hẳn

Chữa hôi miệng do viêm lợi bằng trà xanh

Chữa hôi miệng do viêm lợi bằng trà xanh

5.2. Sử dụng mật ong

Mật ong có tính chống khuẩn mạnh mẽ giúp tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Khi vi khuẩn không còn tồn tại trong miệng thì mùi hôi miệng cũng được loại bỏ hoàn toàn.

Cách thực hiện:

– Pha mật ong với nước cốt chanh theo tỉ lệ 1:2 với nước ấm.

– Dùng hỗn hợp mật ong và chanh trên để súc miệng hàng ngày

– Mùi hôi miệng sẽ giảm rõ rệt sau 2 – 3 ngày

Sử dụng mật ong

Sử dụng mật ong

5.3. Lá bạc hà

Bạc hà có vị cay dịu, tính hàn, tinh dầu bạc hà có tính sát khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm khoang miệng và hơi thở thơm mát hơn. Hơn nữa, chất diệp lục trong lá bạc hà cũng làm trung hòa mùi hôi trong miệng do các hợp chất lưu huỳnh gây ra.

Cách thực hiện:

– Lấy 1 nắm lá bạc hà rửa sạch rồi để ráo nước

– Nhai hoặc ăn lá bạc hà mỗi ngày để làm sạch vi khuẩn

– Nên nhai lá bạc hà thật kỹ, không nên nuốt ngay để các tinh chất thấm vào răng và nướu.

Lá bạc hà

Lá bạc hà

5.4. Trị hôi viêm lợi gây hôi miệng bằng lá ổi

Lá ổi được sử dụng để chữa nhiều bệnh, trong đó có chứng viêm lợi hôi miệng. Lá ổi giàu tanin, có khả năng khử khuẩn, tiêu viêm, làm sạch mảng bám và đánh bay mùi hôi miệng. Hơn nữa, các hoạt chất Phosphoric, Oxalic trong lá ổi cũng có tác dụng chống oxy hóa, diệt khuẩn, làm lành nhanh tổn thương viêm ở lợi.

Cách thực hiện như sau:

Cách 1: Nhai trực tiếp lá ổi

– Hái vài lá ổi non, rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng

– Ngâm khoảng 15 phút thì vớt lá ra để ráo nước

– Cho lá ổi vào miệng nhai nát và ngậm trong 5 phút

Cách 2: Dùng nước lá ổi

– Lấy 1 nắm lá ổi rửa sạch, đun sôi với khoảng 300ml nước

– Cho vào 1 thìa muối rồi khuấy tan

– Lọc lấy nước cốt, để nguội rồi súc miệng mỗi ngày 3 lần.

Trị hôi viêm lợi gây hôi miệng bằng lá ổi

Trị hôi viêm lợi gây hôi miệng bằng lá ổi

6. Thuốc chữa hôi miệng viêm lợi

Với bệnh viêm lợi gây hôi miệng, bác sĩ sẽ kê uống một số loại thuốc như Penicillin V, Metronidazol Stada, Clindamycin.

6.1. Thuốc chữa viêm lợi Penicillin V

Penicillin V là loại kháng sinh được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng miệng, hoặc nhiễm trùng mô mềm.

Cách dùng:

– Uống thuốc trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 tiếng

– Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 250 – 500 mg, cách 6 – 8 tiếng uống một lần

– Trẻ dưới 12 tuổi: 25 – 50 mg/kg/ngày, chia làm 3 – 4 lần

6.2. Thuốc Metronidazol Stada

Metronidazole Santa là thuốc kháng sinh đặc trị có tác dụng mạnh với bệnh viêm lợi do vi khuẩn kỵ khí gây ra. Sản phẩm có thành phần chính là metronidazole. Ngoài ra, Metronidazol Stada còn được các chỉ định để điều trị các bệnh lý nha khoa nghiêm trọng khác.

Cách sử dụng: Uống sau bữa ăn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 200mg.

Thuốc Metronidazol Stada

Thuốc Metronidazol Stada

6.3. Thuốc trị viêm lợi Clindamycin

Clindamycin là loại thuốc kháng sinh được sử dụng cho trường hợp nhiễm trùng nặng và viêm lợi cấp tính. Thuốc vào cơ thể sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn, khiến vi khuẩn suy yếu và biến mất. Thành phần của Clindamycin gồm có: Clindamycin hydrochloride, ethylenediaminetetraacetic acid, nước, benzyl alcohol và tá dược vừa đủ.

Cách sử dụng:

– Viêm lợi nhẹ: ngày uống 4 lần, mỗi lần 150 – 300mg

– Viêm lợi nặng: dùng 4 lần/ ngày nhưng tăng liều lượng lên 300 – 450mg mỗi lần

Thuốc trị viêm lợi Clindamycin

Thuốc trị viêm lợi Clindamycin

6.4. Thuốc trị hôi miệng do viêm lợi Metrogyl Denta

Metrogyl Denta là thuốc kháng sinh có công dụng kháng khuẩn. Loại thuốc này được dùng cho các trường hợp như nhiệt miệng, viêm lợi cấp và mãn tính, nhiễm trùng khoang miệng,…

Cách sử dụng:

– Lấy lượng thuốc đủ lên đầu ngón tay rồi ó bôi lên vị trí bị viêm

– Sử dụng liên tục trong 7 ngày và mỗi ngày từ 3 – 4 lần

– Nếu bị viêm lợi nặng thì thời gian sử dụng sẽ lâu hơn

Thuốc trị hôi miệng do viêm lợi Metrogyl Denta

Thuốc trị hôi miệng do viêm lợi Metrogyl Denta

7. Điều trị hôi miệng viêm lợi tại nha khoa

Hiện nay, các nha khoa lớn thường áp dụng 2 phương pháp điều trị viêm lợi gây hôi miệng chính đó là cạo vôi răng và nạo bỏ ổ mủ. Bác sĩ sẽ căn cứ tình trạng răng miệng để đưa ra cách điều trị phù hợp nhất.

– Viêm lợi nhẹ:

Nếu viêm lợi ở mức độ nhẹ thì lấy cao răng hay cạo vôi răng sẽ là phương pháp điều trị tối ưu. Bởi tình trạng viêm, chảy máu, kích ứng hay hôi miệng đều bắt nguồn từ việc tích tụ cao răng ở bề mặt răng.

Các bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng bằng công nghệ sóng hiện đại để làm sạch thân răng, loại bỏ mảng bám và cao răng. Công đoạn này để loại bỏ triệt để vi khuẩn và mảng bám trên răng.

– Viêm lợi nghiêm trọng:

Trường hợp bệnh tiến triển ở mức độ nặng hơn thì bác sĩ sẽ điều trị vùng răng bị viêm, loại bỏ ổ mủ. Sau đó sẽ vệ sinh lại toàn bộ khoang miệng và trám ống tủy lại để vi khuẩn không xâm nhập vào bên trong làm tổn thương tủy răng.

Điều trị hôi miệng viêm lợi tại nha khoa

Điều trị hôi miệng viêm lợi tại nha khoa

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh hôi miệng do viêm lợi – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Cần nhớ rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy luôn vệ sinh răng miệng tốt để vi khuẩn không có cơ hội phát triển, ngăn ngừa viêm lợi.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Viêm lợi gây hôi miệng là bệnh gì? Cách điều trị ra sao?”

Thuốc Dân Tộc: “Viêm Lợi Hôi Miệng: Cách Xử Lý, Điều Trị, Khử Mùi”

SmartMouth: “Does Gingivitis Cause Bad Breath?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh hôi miệng
Hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? vì sao mùi hồi ngày càng nặng

Hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? vì sao mùi hồi ngày càng nặng

Mùi hôi, tanh của hơi thở chính là nguyên nhân khiến cho nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Nếu như

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Trồng răng Implant có bị hôi miệng không – Nha khoa pairs

Trồng răng Implant có bị hôi miệng không – Nha khoa pairs

Trồng răng Implant có bị hôi miệng không là vấn đề nhiều khiến nhiều khách hàng thường phân vân. Điều này do mùi hôi miệng xuất phát

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Niềng răng bị hôi miêng – Nguyên nhân và cách khắc phục

Niềng răng bị hôi miêng – Nguyên nhân và cách khắc phục

Nếu bạn đang niềng răng và gặp phải tình trạng hôi miệng, hãy yên tâm vì bộ niềng răng không phải là nguyên nhân gây ra vấn đề này.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
18 Cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả cao, an toàn

18 Cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả cao, an toàn

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng bác sĩ nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Đánh răng xong vẫn hôi miệng do đâu? Bác sĩ nha khoa tư vấn

Đánh răng xong vẫn hôi miệng do đâu? Bác sĩ nha khoa tư vấn

Tình trạng đánh răng xong vẫn hôi miệng thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trẻ em bị hôi miệng: Nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa

Trẻ em bị hôi miệng: Nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa

Tình trạng trẻ em bị hôi miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Với người không có kiến thức chuyên môn sẽ rất khó để xác định

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương