Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cách trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi bố mẹ nên áp dụng

Hôi miệng ở trẻ dưới 1 tuổi thường xảy ra trong thời kỳ ăn dặm hoặc đang mọc răng sữa. Nếu để tình trạng này kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Để chăm sóc trẻ tốt hơn thì bố mẹ có thể tham khảo các cách trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi dưới đây.

1. Cách trị hôi miệng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi

Cách trị hôi miệng ở trẻ em thường đơn giản hơn ở người lớn. Bởi hầu hết nguyên nhân gây mùi là do vấn đề chăm sóc răng miệng. Bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp trị hôi miệng cho bé như: vệ sinh răng miệng đúng cách, thay đổi thói quen ăn uống, dùng thảo dược trị rơ lưỡi và thăm khám bác sĩ.

1.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Khi được 1 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Do đó cách vệ sinh được chia làm 2 giai đoạn.

– Giai đoạn trẻ chưa mọc răng:

Thời điểm này bố mẹ nên dùng khăn vải mềm để làm sạch răng miệng cho bé. Mẹ cần rửa sạch tay, nhúng khăn vải vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý rồi lau nhẹ phần nướu và lưỡi cho bé. Mỗi ngày nên vệ sinh răng miệng cho bé 1 lần, kết hợp với lúc tắm là tốt nhất.

– Giai đoạn bé mọc răng:

Khi bé bắt đầu mọc răng, mẹ vẫn có thể dùng khăn mềm hoặc gạc để vệ sinh răng miệng cho bé. Lúc này, bố mẹ có thể dạy bé dùng bàn chải đánh răng. Nhưng cần chọn bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương tới nướu của trẻ.

Vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách

Vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách

1.2. Thay đổi thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống là nguyên nhân hàng đầu gây nhiều bệnh lý ở cả người lớn và trẻ em. Trường hợp bé dưới 1 tuổi bị hôi miệng, bố mẹ cần có sự điều chỉnh trong chế độ ăn uống bằng một số cách như sau:

– Hạn chế cho bé ăn đồ ngọt như bánh, kẹo, socola, nước ngọt,…

– Các gia vị có mùi như hành, tỏi, tiêu, ớt cũng cần được giảm thiểu tối đa trong khi chế biến đồ ăn cho trẻ

– Tập cho bé thói quen ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa hay để bé ăn quá no một lúc, dễ bị rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến dạ dày và gây nhiều vấn đề răng miệng

– Không để trẻ ngậm ti mẹ hoặc ngậm bình sữa qua đêm. Thói quen này có thể khiến răng bé mọc nghiêng, mọc lệch

– Không cho trẻ uống các loại nước ép bởi trong nước ép có nhiều đường, không tốt cho răng miệng của trẻ

– Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C, D, Canxi, chất xơ từ rau củ, trái cây cho trẻ giúp cải thiện sức khỏe răng miệng tốt hơn

1.3. Trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi bằng thảo dược

Khoang miệng của bé thường có cặn sữa bám trên lưỡi, tăng nguy cơ sản sinh vi khuẩn, vi sinh vật. Do đó, rơ lưỡi làm sạch khoang miệng là biện pháp hữu ích giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và trị hôi miệng cho bé.

Mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ bằng các thảo dược an toàn như: lá rau ngót, nước muối sinh lý, lá hẹ, trà xanh.

1.3.1. Rơ lưỡi bằng nước lá rau ngót

Rau ngót được sử dụng rất nhiều trong y học với nhiều công dụng như thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu, bài tiết chất độc,…

Loài cây này còn giúp diệt khuẩn, khắc phục viêm nhiễm và hồi phục các tế bào bị tổn thương. Trong rau ngót chứa nhiều loại vitamin và nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể như photpho, vitamin C, protein, canxi, acid amin,…

Do đó, dùng rau ngót để tưa lưỡi cho trẻ mang lại hiệu quả chữa hôi miệng rất tốt và lành tính.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 100 gr lá rau ngót sạch, không bị héo

– Gạc rơ lưỡi y tế cho trẻ mua tại hiệu thuốc uy tín

– Nước đun sôi để nguội

Cách rơ lưỡi bằng rau ngót:

– Rửa sạch rau ngót, sau đó với ngâm muối để loại bỏ hết vi khuẩn gây hại

– Để ráo lá rau ngót, cho vào cối giã hoặc máy xay để xay nát

– Cho thêm một ít nước đun sôi để nguội để trộn thành hỗn hợp

– Lấy ray hoặc vải màng lọc lấy nước cốt rau ngót

– Dùng gạc rơ lưỡi quấn vào ngón tay để dễ lấy nước

– Mẹ chấm gạc vào nước rau ngót, lau sạch miệng bé nhẹ nhàng

– Thực hiện 3 – 4 lần trước khi đi ngủ và sau khi ăn để bé nhanh khỏi bệnh

Rơ lưỡi bằng nước lá rau ngót

Rơ lưỡi bằng nước lá rau ngót

1.3.2. Dùng nước muối

Theo các chuyên gia, khi bé 1 tháng tuổi thì mẹ có thể rơ lưỡi cho bé với nước muối 1 lần mỗi ngày. Thói quen này nên duy trì đến khi bé được 3 – 4 tuổi và tự vệ sinh răng miệng được.

Nước muối sinh lý có công dụng diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám từ thức ăn dư thừa. Giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh về răng miệng như tưa lưỡi, hôi miệng, nấm miệng, sâu răng,…

Cách rơ lưỡi với nước muối sinh lý:

– Chọn gạc rơ lưỡi an toàn

– Mẹ rửa tay sạch với nước rửa chuyên dụng để tránh vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng

– Dùng gạc sạch cuốn vào đầu ngón trỏ của mẹ và chấm vào nước muối sinh lý

– Đưa ngón tay đã đeo gạc vào lau nhẹ nhàng miệng trẻ

1.3.3. Lá hẹ

Trong lá hẹ có các thành phần là chất kháng sinh như Sulfit, Allicin, Odorin,… có tác dụng diệt khuẩn và không gây tác dụng phụ hay nguy hiểm cho sức khỏe trẻ nhỏ. Dùng lá hẹ rơ lưỡi cho trẻ giúp tiêu diệt nhanh chóng nấm miệng, vi khuẩn và hạn chế tưa lưỡi, viêm nướu, hôi miệng, sún răng,… Mẹ có thể dùng lá hẹ rơ lưỡi và nướu khi bé đủ 100 ngày.

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ:

– Lá hẹ rửa sạch, ngâm trong nước muối 15 phút

– Lấy lá hẹ đun sôi, vớt lấy ra và để cho ráo nước rồi giã nhuyễn

– Vắt lấy nước dùng để rơ lưỡi cho trẻ

– Quấn gạc quanh ngón tay trỏ của mẹ đã được rửa sạch sẽ

– Nhúng vào nước lá hẹ và rơ lưỡi từ 2 bên má, các khu vực quanh vòm miệng và cuối cùng là lưỡi

– Thực hiện rơ lưỡi 3 – 4 lần mỗi tuần

1.3.4. Dùng nước lá trà xanh rơ lưỡi

Trà xanh có chứa hàm lượng lớn hoạt chất như catechin có tác dụng loại bỏ gốc tự do, giảm viêm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây bệnh về răng miệng.

Trong nhiều nghiên cứu, trà xanh có công dụng giảm hôi miệng tốt hơn cả lá bạc hà hay hạt mùi tây. Do đó trà xanh thường được các mẹ dùng để trị mùi hôi miệng cho trẻ.

Cách trị hôi miệng bằng trà xanh hiệu quả mà mẹ nên áp dụng:

– Chọn lá trà tươi, không bị sâu đục, rửa sạch với nước, để ráo

– Đun lá trà với nước, có thể thêm vài hạt muối

– Chờ nước nguội rồi dùng một miếng gạc quấn quanh ngón trỏ

– Thấm nước trà xanh vào gạc rồi vệ sinh cho trẻ.

– Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để đem lại hiệu quả tốt

– Phương pháp này chỉ áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi khi hệ tiêu hoá đã hoàn thiện

Dùng nước lá trà xanh rơ lưỡi

Dùng nước lá trà xanh rơ lưỡi

1.4. Thăm khám bác sĩ

Các biện pháp trị hôi miệng ở trẻ em bằng thảo dược rất an toàn với trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, khi trẻ bị hôi miệng do viêm nướu, răng sâu hoặc các bệnh lý khác,… các phương pháp này không thể điều trị triệt để được.

Do đó, bố mẹ nên đưa bé đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn cách điều trị hiệu quả. Hôi miệng còn cảnh báo nguy cơ về những bệnh lý tiềm ẩn khác nếu bé cảm thấy khó chịu hoặc xuất hiện mùi bất thường và thời gian bị kéo dài.

Ngoài ra, các bác sĩ còn tư vấn cách phòng ngừa hôi miệng và các bệnh lý nha khoa để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất cho trẻ.

2. Biện pháp phòng ngừa hôi miệng ở trẻ em

Để chăm sóc răng miệng của bé khỏe mạnh, phòng tránh nguy cơ hôi miệng, bố mẹ cần đặc biệt chú ý các biện pháp như:

– Hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, chải theo chiều dọc của bề mặt răng và chải sạch cả lưỡi

– Chọn các loại bàn chải lông mềm, kem đánh răng có thành phần flour phù hợp

– Thay bàn chải thường xuyên, đảm bảo việc vệ sinh răng miệng của trẻ có hiệu quả tốt nhất

– Bổ sung nước lọc đầy đủ cho bé để tăng tiết nước bọt, duy trì độ ẩm trong khoang miệng, giúp ngăn mùi hôi miệng

– Nhắc nhở trẻ bỏ các thói quen xấu có hại cho răng như cắn móng tay, thở bằng miệng, ngậm ti giả, mút tay,…

– Cho trẻ đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện kịp thời bệnh lý răng miệng

Qua những chia sẻ trên hẳn bố mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi. Ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ cần hướng dẫn bé đánh răng mỗi ngày để rèn luyện thói quen chăm sóc răng miệng, giữ được hơi thở thơm mát suốt cả ngày nhé!

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Các cách trị hôi miệng cho bé 1 tuổi mà cha mẹ nên biết”

Hello Bacsi: “9 lý do khiến hơi thở của bé có mùi hôi và cách khắc phục”

Medical News Today: “Causes of bad breath in children”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh hôi miệng
Hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? vì sao mùi hồi ngày càng nặng

Hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? vì sao mùi hồi ngày càng nặng

Mùi hôi, tanh của hơi thở chính là nguyên nhân khiến cho nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Nếu như

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Sâu răng hôi miệng do đâu? Cách chữa sâu răng hôi miệng

Sâu răng hôi miệng do đâu? Cách chữa sâu răng hôi miệng

Sâu răng là bệnh lý răng miệng không chỉ gây nên cảm giác đau nhức mà còn để lại mùi hôi khó chịu. Bằng những nguyên liệu có sẵn trong

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Trị hôi miệng từ dạ dày: Phương pháp chữa trị tận gốc

Trị hôi miệng từ dạ dày: Phương pháp chữa trị tận gốc

Hở van dạ dày gây hôi miệng xảy ra do dịch vị và mùi khó chịu bên trong dạ dày trào ngược lên thực quản và vòm họng. Để trị hôi miệng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Giải pháp cho người bị hôi miệng kinh niên

Giải pháp cho người bị hôi miệng kinh niên

Hôi miệng kinh niên là một vấn đề khiến rất nhiều người đau đầu và mặc cảm khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Tình trạng trên có

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Hôi miệng do viêm lợi: Giải pháp khắc phục hiệu quả

Hôi miệng do viêm lợi: Giải pháp khắc phục hiệu quả

Hôi miệng do viêm lợi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh và khiến bạn tự ti hơn bao giờ hết. Vậy đâu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Hỏi đáp: Cao răng nhiều có gây hôi miệng không

Hỏi đáp: Cao răng nhiều có gây hôi miệng không

Cao răng là những mảng cứng, rắn và bám chắc vào thân răng, được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate có trong nước bọt. Chúng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải