31/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Hôi miệng khi đói là tình trạng khá thường gặp ở những người đang trong quá trình giảm cân, ăn kiêng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hơi thở có mùi khi đói? Cách khắc phục như thế nào? Tìm hiểu chi tiết tại bài viết này
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những người thường xuyên nhịn ăn hay có chế độ ăn kiêng là đối tượng dễ gặp vấn đề hôi miệng khi đói.
Hôi miệng là một vấn đề rất phổ biến và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự tự tin của mọi người. Nguyên nhân chính dẫn đến hôi miệng là do sự tích tụ của vi khuẩn trong miệng, tuy nhiên còn nhiều yếu tố khác như mất cân bằng chuyển hóa chất, không đủ dưỡng chất trong cơ thể, thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng không đúng cách.
Vì vậy, để ngăn ngừa và điều trị hôi miệng, chúng ta cần có chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng khoa học và đầy đủ dinh dưỡng. Các loại thực phẩm như tỏi, hành tây, cà phê, rượu và các đồ uống có ga có thể gây ra hôi miệng nếu sử dụng quá nhiều. Để tránh hôi miệng, chúng ta nên thường xuyên đánh răng, sử dụng nước súc miệng và tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ nha khoa để có các phương pháp chăm sóc răng miệng hiệu quả.
Trong quá trình phân hủy chất béo sẽ giải phóng rất nhiều xeton. Mà bản chất xeton có mùi khá khó chịu, nếu lượng xeton tăng lên đồng nghĩa với việc các mùi hôi đó sẽ thoát ra khỏi cơ thể thông qua hơi thở. Đó là lý do mà việc thiếu thức ăn khiến miệng có mùi hôi.
Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc làm sạch răng miệng, đẩy lùi vi khuẩn. Tuyến nước bọt chỉ được hoạt động tốt khi cơ thể được cung cấp đầy đủ thực phẩm, để quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi. Việc nhai thức ăn sẽ kích thích nước bọt tiết ra nhiều hơn.
Ngược lại nếu bạn đang ở trong tình trạng đói bụng, quá trình tiêu hóa thức ăn bị ngắt quãng khiến tuyến nước bọt bị giảm.
Điều này làm khoang miệng bị khô, thức ăn sẽ có điều kiện bám lâu hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Đó là lý do mà khi đói hơi thở có mùi hôi.
Bên cạnh 2 lý do chính trên, hôi miệng khi đói còn có thể do nhiều tác nhân khác như:
Vệ sinh, chăm sóc răng miệng không đúng cách khiến vi khuẩn vẫn còn tồn tại trong miệng tạo ra mùi hôi trong hơi thở.
Sự thay đổi của nội tiết tố ở người phụ nữ khi đến tháng có kinh nguyệt.
Các bệnh lý toàn thân hay những bệnh liên quan đến răng miệng, hô hấp như sâu răng, trào ngược dạ dày,… cũng là lý do khi bị đói thì hôi miệng.
Sử dụng nước uống có cồn.
Hôi miệng do đói bụng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào nguyên nhân mà có thể đưa ra cách khắc phục. Nếu gặp phải tình trạng này thì bạn nên tìm đến phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn.
Trong trường hợp ảnh hưởng đến sức khỏe thì sẽ có cách chữa trị nhanh chóng và phù hợp. Nếu may mắn rơi vào trường hợp nhẹ, có thể trị hôi miệng khi đói bụng tại nhà thì bạn cần nhớ:
Việc cần làm để trị hôi miệng do đói bụng là phải bổ sung thực phẩm vào cơ thể, không để bị đói. Trong quá trình nhai thức ăn sẽ giúp tiết ra nước bọt giúp làm sạch khoang miệng, hạn chế vi khuẩn gây hại khiến hơi thở giảm được mùi hôi.
Không những vậy, khi bổ sung thực phẩm cần thiết, chất béo trong cơ thể không thay đổi, các thể xeton sẽ xuống thấp, không còn tạo ra mùi làm hôi miệng.
Bên cạnh đó nên bổ sung những loại thực phẩm có mùi thơm và canxi để ngăn ngừa mùi hôi trong miệng lâu dài.
Cách trị hôi miệng khi đói nhanh và hiệu quả nhất được nhiều người thường xuyên dùng là nhai kẹo cao su. Với cơ chế khiến miệng luôn phải nhai trong thời gian dài, kẹo cao su sẽ khiến nước bọt tiết ra rất nhiều.
Ngoài ra khi nhai nhiều, cơ thể sẽ tạm thời bị đánh lừa là đang được nạp thực phẩm, cơn đói tạm thời trôi qua. Kết hợp với hương vị có trong từng loại kẹo cao su thì mùi hôi miệng khi đói bụng sẽ được đẩy lui.
Đối với những người bị hôi miệng khi đói, cách khắc phục dễ nhất là uống nhiều nước hơn bình thường. Khi bụng đói, miệng bị khô nên các mùi trong hơi thở sẽ dễ dàng thoát ra và gây khó chịu.
Uống nhiều nước lúc này sẽ giúp đẩy lùi vi khuẩn và những mảng bám trong răng. Lúc này khoang miệng sẽ được giữ ẩm giảm mùi hôi trong miệng.
Khi đói hơi thở có mùi, bạn nên sử dụng nước súc miệng để ngăn ngừa những mùi hôi khó chịu đó.
Với tác dụng ngăn ngừa sâu răng, làm sạch mảng bám,… nước súc miệng là sự lựa chọn phù hợp để có thể “chữa cháy” hôi miệng khi đói bụng.
Ngoài ra, trên thị trường có nhiều loại nước hôi miệng với đa dạng mùi hương để bạn có thể lựa chọn.
Tùy theo sở thích và nhu cầu bạn có thể chọn loại nước súc miệng phù hợp giúp đẩy lùi mùi hôi và lưu giữ mùi hương cho hơi thở thơm mát.
Lưu ý nên súc miệng thường xuyên 2 lần/ngày để có thể ngăn ngừa hôi miệng một cách tốt nhất.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Hôi miệng khi đói bụng không thường xuyên xảy ra ở người gầy, người bình thường. Tuy nhiên với người béo đang ở chế độ ăn kiêng thì việc nạp thực phẩm nào vào cơ thể để tránh hôi miệng & không béo là vấn đề nan giải. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:
Có hay không việc sữa chua không đường ngăn chặn hôi miệng do đói bụng? Khi đói bụng, việc ăn sữa chua không có đường không chỉ giúp giảm cơn đói mà còn có tác dụng chữa hôi miệng hiệu quả.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học hàng đầu Nhật Bản, sữa chua không đường có chứa nhiều vi khuẩn tích cực, trong đó có Lactobacillus Bulgaricus và Streptococcus Thermophilus giúp ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi.
Sữa chua không đường không chỉ là “vị thuốc” giúp tiêu hóa tốt, bảo vệ răng miệng mà còn giúp giữ cho hơi thở thơm mát. Bạn có thể sử dụng sáng tối để cải thiện nhanh nhất mùi hôi trong miệng khi bị đói.
Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân khiến miệng bị hôi khi đói bụng. Để trị hơi thở có mùi hôi, thì phải ngăn chặn được chứng trào ngược dạ dày.
Yến mạch nguyên cám rất giàu chất xơ, sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra hanh thông và tránh trào ngược dạ dày. Sử dụng yến mạch nguyên cám thường xuyên giảm các axit tạo mùi hôi, trả lại cho bạn hơi thở tự tin.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Bánh quy là loại thực phẩm tốt cho răng miệng mà ít ai ngờ. Khi đói khiến miệng bị hôi, bạn nên lựa chọn bánh quy để giúp giảm đói và giảm mùi hôi trong hơi thở tốt hơn.
Trong bánh quy chứa nhiều kẽm, nguyên tố vi lượng này không chỉ cần thiết với cơ thể mà còn rất quan trọng với răng miệng.
Thành phần kẽm trong bánh quy sẽ giúp kiểm soát được những mảng bám thức ăn thừa còn đọng trong miệng, hạn chế được tối đa vấn đề mùi hôi trong hơi thở, viêm nha, sâu răng,…
Bên cạnh việc thường xuyên đến nha khoa để kiểm tra răng miệng định kỳ thì bạn nên hỗ trợ thêm nhiều thực phẩm không béo có thể ăn để tránh hôi miệng do đói bụng.
Đây là yếu tố cần thiết để tạo nên một hàm răng khỏe với hơi thở thơm mát, tạo thêm sự tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×