Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Phẫu thuật cười hở lợi có đau không? Hiện tượng đau xảy ra khi nào?

Khắc phục cười hở lợi sẽ mang đến cho người bệnh nụ cười hoàn hảo, nhưng không ít người còn băn khoăn liệu phẫu thuật cười hở lợi có đau không. Mặc dù phải can thiệp vào 1 trong số những vị trí như nướu, cơ môi, xương hàm tuy nhiên bác sĩ gây mê trong cả quá trình nên bệnh nhân sẽ không thấy đau nhức. Do đó, thay vì lo lắng người bệnh hoàn toàn có thể đi điều trị nhược điểm kém hài hòa này trên gương mặt.

1. Phẫu thuật cười hở lợi có đau không –  Đau ở thời điểm nào

Theo các chuyên gia, phẫu thuật cười hở lợi không quá đau nhức như mọi người vẫn lo sợ vì trong cả quả trình bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây mê. Tuy nhiên do sự can thiệp ít nhiều bằng dao kéo nên có những thời điểm đau nhất định.

1.1. Giai đoạn đang tiến hành phẫu thuật

Trước khi tiến hành chữa cười hở lợi, bác sĩ gây mê để bệnh nhân không có bất cứ cảm giác ê buốt hay khó chịu nào trong suốt quá trình. Nhờ đó, người bệnh có thể an tâm, thoải mái mà bác sĩ thực hiện cũng an toàn, suôn sẻ. Như vậy, chữa cười hở lợi bằng cách phẫu thuật là cách hiện đại và tốt hàng đầu, giúp người bệnh hạn chế đau nhức đến mức tối đa.

1.2. Giai đoạn sau khi đã phẫu thuật lợi hở

Khi kết thúc quá trình phẫu thuật cười hở lợi, thuốc gây tê sẽ dần hết tác dụng và cảm giác đau nhức ở phần điều trị là việc không thể tránh khỏi.

Không ít trường hợp vì cơ địa phản ứng còn xảy ra tình trạng chảy máu, sưng bầm nhẹ. Đây là biểu hiện hết sức bình thường sau khi phẫu thuật cười hở lợi nên bệnh nhân không cần quá lo lắng.

Bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng của bệnh nhân để đưa ra liều lượng thuốc giảm đau, chống viêm cũng như hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc. Cảm giác ê nhức trên sẽ nhanh chóng giảm dần trong 3-5 ngày tiếp theo với điều kiện bệnh nhân chấp hành theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Từ đây, người bệnh có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường mà không phải lo ngại dấu hiệu đau nhức sẽ kéo dài.

Phẫu thuật cười hở lợi có đau không

Phẫu thuật cười hở lợi có đau không

2. Phẫu thuật cười hở lợi chỉ đau khi nào?

Mặc dù chữa cười hở lợi là tiểu phẫu đơn giản, thực hiện nhanh chóng, tuy nhiên dấu hiệu đau nhức vẫn diễn ra nếu như bệnh nhân chọn nhầm nơi phẫu thuật. Nhất là những địa chỉ kém chất lượng, thường mang những đặc điểm như sau:

2.1. Người thực hiện phẫu thuật kém chuyên môn

Sự thành công của những ca điều trị cười hở lợi hầu hết đều đến từ bác sĩ có tay nghề giỏi. Nhưng nếu người thực hiện ít kinh nghiệm thực chiến, kỹ thuật kém sẽ dẫn tới hậu quả phẫu thuật không chính xác, xảy ra nhiều sai sót. Như vậy, khả năng tiềm ẩn nhiều rủi ro như viêm nhiễm, nhiễm trùng vị trí tiến hành là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

2.2. Trang thiết bị nghèo nàn

Một trong những nguyên nhân gây sưng đau cho người bệnh bắt nguồn từ trang thiết bị tại cơ sở điều trị cười hở lợi. Nếu dụng cụ máy móc đầy đủ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho ca thực hiện, thúc đẩy phẫu thuật thành công.

Nhưng khi cơ sở đó thiếu nhiều dụng cụ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kết quả cuối cùng, đặc biệt còn gây đau, khó chịu cho bệnh nhân trong lúc chữa lợi hở.

2.3. Công nghệ hỗ trợ phẫu thuật cũ kỹ

Độ chính xác được khẳng định thông qua từng kỹ thuật phẫu thuật lợi, mà điều này được công nghệ hiện đại hỗ trợ rất lớn. Với địa chỉ không thường xuyên cập nhật công nghệ hiện đại, thậm chí đã quá cũ kỹ thì rất dễ khiến sai sót khi tiến hành.

Nhiều trường hợp còn bị xâm lấn quá mức khiến máu chảy nhiều cũng như tác động tới các vùng xung quanh  vị trí phẫu thuật. Điều này làm người bệnh đau nhức ở mức độ sâu và kéo dài.

Phẫu thuật cười hở lợi chỉ đau khi nào

Phẫu thuật cười hở lợi chỉ đau khi nào

3. Bí quyết giảm đau hiệu quả sau phẫu thuật cười hở lợi

Những dấu hiệu bất thường là điều không ai mong muốn, nhưng nếu không may gặp phải tình trạng đau nhức thì bệnh nhân nên bỏ túi những tips giảm đau sau:

3.1. Cách kiểm soát biểu hiện ê buốt hậu phẫu

Khi đã điều trị cười hở lợi, thông thường người bệnh sẽ đau trong 12h đầu tiên bởi lúc này thuốc tê đã hết tác dụng. Cảm giác này sẽ giảm dần khi người bệnh uống thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ. Sau đó bệnh nhân chỉ còn thấy ê nhức nhẹ trong ngày tiếp theo. Trong thời gian khoảng 1 tháng, vị trí phẫu thuật hở lợi đã dần ổn định và hoàn toàn không còn dấu hiệu đau, nhức, khó chịu xuất hiện.

3.2. Hạn chế phù nề gây đau nhức tại vị trí phẫu thuật

Nhằm tránh tình trạng phù nề kéo theo biểu hiện nhức nhối ở vùng phẫu thuật, bệnh nhân có thể áp dụng cách chườm dưới đây:

Chườm đá phía ngoài vị trí phẫu thuật thông qua túi đá được bọc nilon và quấn khăn sạch phía ngoài. Chườm liên tục thay vì giữ nguyên một chỗ, như vậy để tránh trường hợp bỏng lạnh.

Vì lúc này vừa phẫu thuật nên có thể dùng môi, má sẽ bị tê mất cảm giác, do đó khi để viên đá lên đó quá lâu dễ gây ửng đỏ, bỏng rát cho da. Người bệnh nên thực hiện 3- 4 lần một ngày, mỗi lần kéo dài trong 15 phút để cho hiệu quả tốt nhất.

Khoảng 2 ngày chườm lạnh thì người bệnh có thể chuyển sang chườm nóng, vừa tạo cảm giác thoải mái, vừa giúp tăng vận mạch tại chỗ và thúc đẩy liền vết thương.

Ngoài ra, bác sĩ chỉ định khi ngủ nên nằm tư thế kê cao đầu nhằm hạn chế sưng nề và chảy máu. Bởi vì nằm ngủ thấp đầu sẽ khiến áp lực vùng đầu cổ tăng lên, từ đó càng tăng nguy cơ phù nề cũng như chảy máu cho phần phẫu thuật.

3.3. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng để không bị khó chịu

Vệ sinh là bước không thể thiếu vừa ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây đau nhức vừa giúp tăng sức khỏe cho khoang miệng.

– Tuần đầu sau khi phẫu thuật, bệnh nhân không nên dùng bàn chải đánh răng vì có thể tác động tiêu cực tới vết thương. Hãy dùng nước sát khuẩn có chlorhexidine 0,12% – một chất khử trùng chống vi khuẩn để súc miệng. Đồng thời lau nhẹ vùng lợi bằng bông tẩm nước muối với điều kiện chỉ thực hiện khi đã cầm được máu, tránh làm bong cục máu đông xung quanh cổ chân răng.

– Ngay tuần thứ 2, bệnh nhân có thể nhẹ nhàng chải răng, không dùng kem đánh răng cho đến khi chỉ khâu tự tiêu.

– Thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật,  bệnh nhân nên mát-xa nhẹ nhàng xung quanh miệng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ. Mỗi lần chỉ cần thực hiện từ 3 đến 5 phút, bằng thao tác dùng các đầu ngón tay ấn nhẹ vào vùng lợi. Như vậy giúp lợi nhanh lành và nhanh chóng săn, se lại tốt hơn.

3.4. Phòng tránh dấu hiệu đau trong chế độ ăn uống

Nhiều trường hợp chủ quan mà lơ là không thực hiện kiêng khem, do đó hình thành những biến chứng gây đau nhức cho vùng lợi mới được điều trị.

– Người bệnh tuyệt đối tránh những thực phẩm, gia vị cay, nóng bởi những đồ ăn này có thể kích thích đến vết thương gây ê buốt.

– Đồ ăn ở trạng thái cứng, giòn cũng nên hạn chế vì khi có áp lực trong lúc nghiền thức ăn, khó tránh được những tác động lên vị trí phẫu thuật.

– Loại bỏ các nhóm đồ ăn dễ gây đau nhức, mưng mủ trong thực đơn hàng ngày như đồ nếp, hải sản, thịt bò,…

– Những loại nước có cồn, chất kích thích cũng là những đồ uống được bác sĩ chống chỉ định uống khi vết thương đang dần hồi phục.

– Người bệnh nên bổ sung nhiều hoa quả, nước ép trái cây bổ sung vitamin C, các loại rau xanh như rau cải, súp lơ,… cung cấp vitamin A. Nhờ đó sẽ càng gia tăng sức đề kháng, giúp cho cơ thể khỏe mạnh, rút ngắn thời gian liền vết thương.

Bí quyết giảm đau hiệu quả sau phẫu thuật cười hở lợi

Bí quyết giảm đau hiệu quả sau phẫu thuật cười hở lợi

Phẫu thuật cười hở lợi có đau không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên để tránh biểu hiện đau nhức cũng như các hệ lụy khác, bệnh nhân nên tìm tới địa chỉ thực hiện uy tín. Như vậy sẽ giúp quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn, hiệu quả, người bệnh cũng mau chóng được sở hữu nụ cười rạng rỡ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa cười hở lợi
Thẩm mỹ cười hở lợi: Quy trình, phương pháp an toàn

Thẩm mỹ cười hở lợi: Quy trình, phương pháp an toàn

Ngày nay, việc điều trị cười hở lợi không còn là điều gì quá khó khăn khi mà những công nghệ thẩm mỹ cười hở lợi đã rất phát triển và

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Top 4 cách điều trị cười hở lợi hiệu quả, an toàn nhất

Top 4 cách điều trị cười hở lợi hiệu quả, an toàn nhất

Cười hở lợi là 1 trong những khuyết điểm trên gương mặt rất phổ biến. Chính vì thế những phương pháp điều trị cười hở lợi triệt để được

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Phẫu thuật thẩm mỹ cười hở lợi như thế nào?

Phẫu thuật thẩm mỹ cười hở lợi như thế nào?

Phẫu thuật thẩm mỹ cười hở lợi là giải pháp tối ưu giúp chỉnh sửa khuyết điểm hở lợi một cách toàn diện. Phương pháp này đã giúp người

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Phẫu thuật cười hở lợi có nguy hiểm không? Bác sĩ tư vấn

Phẫu thuật cười hở lợi có nguy hiểm không? Bác sĩ tư vấn

Phẫu thuật cười hở lợi có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn của những bệnh nhân muốn khắc phục khuyết điểm khi cười. Trên thực tế, các

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Cười hở lợi sướng hay khổ theo tướng số? Cách khắc phục tốt nhất

Cười hở lợi sướng hay khổ theo tướng số? Cách khắc phục tốt nhất

Cười hở lợi sướng hay khổ hiện đang là chủ đề nóng được bàn luận sôi nổi trên cộng đồng mạng trong thời gian gần đây. Có ý kiến cho

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Cười hở lợi có tốt không theo tướng số? Cách cải thiện hiệu quả

Cười hở lợi có tốt không theo tướng số? Cách cải thiện hiệu quả

Một nụ cười đẹp, tươi tắn, hàm răng trắng sáng, đều đặn là điều mà ai cũng mong ước. Nếu khi cười, phần lợi ở hàm trên bị lộ quá nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm