19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Uống C sủi được nhiều người áp dụng để cải thiện các vết nhiệt miệng ngay tại nhà. Vậy viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng không? Nếu có thì cách uống như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất và không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được tất cả các vấn đề trên.
Viên uống C sủi bọt chỉ thực sự có tác dụng đối với trường hợp bị nhiệt miệng nhẹ do suy giảm hệ miễn dịch hoặc cơ thể thiếu hụt dưỡng chất. Tuy nhiên, nếu như vết loét ở mức độ nặng do những nguyên nhân phức tạp khác gây ra như suy giảm chức năng gan, mắc bệnh tự miễn… thì biện pháp trên không thể điều trị được dứt điểm.
Bởi nguyên nhân viên uống C sủi bọt có thể chữa nhiệt miệng là do có chứa rất nhiều vitamin C cùng các thành phần khoáng chất khác. Chúng góp phần tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi được sự tấn công của các vi khuẩn, virus và nấm gây bệnh. Nhờ vậy, viên C có thể ngăn chặn vết loét tiếp tục lan rộng.
Bên cạnh đó, các thành phần khoáng chất bên trong viên uống C sủi còn thúc đẩy các mô đang bị tổn thương ở niêm mạc miệng mau chóng hồi phục. Nếu như bạn sử dụng đúng cách, tình trạng đau, rát sẽ giảm dần, các vết loét cũng nhanh lành lại.
Tuy nhiên, với trường hợp vết loét nặng xảy ra do bệnh lý toàn thân thì viên sủi sẽ không có tác dụng. Thậm chí, nếu như bạn sử dụng sai cách còn khiến cho vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
Để viên uống C sủi phát huy tác dụng tối đa trong việc điều trị các vết loét ở niêm mạc miệng thì bạn cần phải sử dụng đúng cách. Cụ thể như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị một cốc nước đun sôi để nguội với dung tích vừa đủ theo đúng hướng dẫn được ghi trên bao bì sản phẩm.
– Bước 2: Thả viên C vào trong cốc, chờ tan hết rồi có thể uống trực tiếp.
Đối với viên uống C sủi, bạn chỉ nên sử dụng sau 4 giờ chiều để tránh gây mất ngủ. Bên cạnh đó, liều dùng tối đa mỗi ngày là 60mg. Nếu như bạn uống quá nhiều C sủi trong ngày thì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như buồn nôn, co thắt dạ dày, chứng ợ nóng, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, viêm đường tiết niệu…
Khi dùng viêm uống C để chữa nhiệt miệng, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
– Tuyệt đối không được ngậm trực tiếp viên C sủi trong khoang miệng vì có thể gây bỏng rát niêm mạc miệng, khiến cho vết nhiệt miệng ngày càng nghiêm trọng.
– Trẻ em và những người đang mắc bệnh lý liên quan với dạ dày không nên sử dụng viên uống C sủi bọt để chữa trị bệnh nhiệt miệng.
– Không nên dùng chung viên uống C sủi với các loại đồ uống khác như nước ngọt có gas, bia, rượu… Khi chúng kết hợp lại với nhau có thể gây tiêu chảy và đầy hơi.
– Thời điểm tốt nhất để uống viên C sủi bọt là vào buổi sáng, sau khi ăn.
– Không nên uống C sủi khi bụng đói vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.
– Nếu đã uống C sủi được vài ngày nhưng vết loét không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị theo phương pháp phù hợp.
– Chỉ nên sử dụng viêm uống C sủi bọt trong trường hợp chúng còn nguyên vẹn, không bị ẩm, mốc.
Bên cạnh việc sử dụng viên uống C sủi bọt, bạn nên kết hợp với chăm sóc cẩn thận để vết loét mau chóng lành lại:
– Tránh ăn những loại thực phẩm cay, nóng bởi chúng sẽ khiến cho vết nhiệt miệng lan rộng nhanh chóng.
– Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể được cung cấp đủ nước và giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.
– Ưu tiên những thực phẩm có tính mát như sữa chua, cà chua, khổ qua… trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
– Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin C, sắt, kẽm… để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp thúc đẩy quá trình giải độc và cải thiện vết loét.
– Chải răng nhẹ nhàng 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng. Khi chải răng, bạn nên tránh tác động đến vết loét vì sẽ gây đau rát kéo dài.
– Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để tiêu diệt vi khuẩn đang tồn tại trong khoang miệng cũng như vết loét.
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến câu hỏi “viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng không” mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Nhìn chung, cách trên sẽ có tác dụng nếu nhiệt miệng nhẹ do cơ thể thiếu chất hoặc suy giảm hệ miễn dịch. Còn với trường hợp vết loét miệng nặng thì bạn cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được xác định chính xác nguyên nhân và xử lý sớm.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×