17/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Bọc răng sứ bị hỏng đang xuất hiện ngày càng nhiều, có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là cơ sở nha khoa kém uy tín và chăm sóc răng miệng sai cách. Tình trạng trên hoàn toàn có thể được khắc phục bằng cách tháo răng sứ cũ và thay mới. Tuy nhiên, trong trường hợp nguyên nhân do keo dán và răng sứ vẫn còn nguyên vẹn, bác sĩ sẽ gắn lại.
Răng sứ bị hỏng là hiện tượng răng giả bị bung, gãy, nứt sau khi bọc. Hiện tượng trên có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như lực tác động mạnh, chăm sóc răng miệng không đúng cách, kỹ thuật làm răng sứ kém, răng sứ có chất lượng không tốt, keo dán nha khoa không đảm bảo, sử dụng răng sứ được khoảng thời gian dài và vi phạm khoảng sinh học. Trong một vài trường hợp, răng sứ bị hư được kiểm tra sớm hoàn toàn có thể khắc phục mà không cần phải bọc răng sứ mới.
Theo lý thuyết, hầu hết các dòng răng sứ trên thị trường đều có khả năng chịu lực khá tốt, thậm chí cao hơn cả răng thật. Tuy nhiên, những va chạm mạnh trong quá trình chơi thể thao, tai nạn hoặc ăn nhai thực phẩm cứng và dai, dùng lực mạnh ở răng sứ để mở nắp chai sẽ dần khiến răng bị xô lệch, nứt, vỡ.
Bên cạnh đó, răng sứ chỉ được liên kết với răng thật qua một lớp keo dán nha khoa chứ không có định chắc chắn trong xương hàm. Vì vậy, khi có lực mạnh tác động, răng sứ có thể bị bung, tuột ra ngoài.
Răng sứ bị gãy do lực tác động mạnh
Chăm sóc răng miệng không cẩn thận cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho răng sứ bị hỏng chỉ sau một thời gian ngắn bọc. Răng miệng không sạch sẽ chính là một điều kiện cực kỳ lý tưởng để vi khuẩn gây hại sinh sôi.
Chúng dần tấn công vào răng, nướu và gây ra tình trạng viêm nhiễm ở răng sứ. Nếu nướu bị tổn thương, giữa răng sứ và nướu sẽ xuất hiện một kẽ hở. Vi khuẩn gây hại có thể dễ dàng xâm nhập và khiến cho mô răng thật bên trong bị phá hủy. Khi đó, răng sứ sẽ nhanh chóng hư hỏng và kéo theo những cơn đau nhức dữ dội.
Ngoài ra, việc chải răng quá mạnh, lớp sứ bên ngoài rất dễ bị tổn thương. Điều đó sẽ khiến cho răng sứ bị xỉn màu, không còn vẻ trắng sáng như lúc ban đầu và gây mất thẩm mỹ.
Trên thực tế, thành công của một ca bọc răng sứ thẩm mỹ phụ thuộc 80% vào tay nghề của bác sĩ. Những bác sĩ tay nghề không tốt rất dễ mắc phải sai sót trong quá trình bọc sứ, khiến cho răng nhanh chóng bị hư hỏng. Cụ thể như sau:
Chưa điều trị triệt để bệnh lý: Theo nguyên tắc, trước khi bọc sứ, các bác sĩ cần phải chữa trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu. Nếu như những bệnh trên không được trị triệt để, vi khuẩn gây bệnh sẽ tiếp tục phát triển và phá hủy cấu trúc răng, nướu. Khi mô răng thật bị suy yếu, răng sứ sẽ không còn điểm bám vững chắc nên rất dễ bị hư hỏng.
Mài răng sai tỉ lệ: Mài răng là một bước không thể thiếu trước khi bọc sứ với mục đích điều chỉnh hình thể răng và tạo kết nối vững chắc với mão sứ. Tuy nhiên, nếu như cùi răng thật bị mài đi quá nhiều, răng sẽ trở nên nhạy cảm và yếu hơn. Do đó, răng sứ cũng nhanh chóng bị hỏng.
Lắp răng sứ không khít: Răng sứ không được lắp khít với cùi răng thật có thể tạo ra một khe hở khiến cho thức ăn dễ dàng giắt lại. Dần dần, vi khuẩn sẽ phát triển, gây viêm nhiễm và làm hỏng răng thật lẫn răng sứ.
Lắp răng sứ bị lệch: Sau khi gắn răng sứ, bác sĩ không nắn chỉnh răng gây nên tình trạng sai lệch khớp cắn. Điều đó chắc chắn sẽ khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại tăng trưởng và làm tổn thương răng.
Bác sĩ mài răng sai kỹ thuật có thể khiến cho răng sứ nhanh hỏng
Hiện trên thị trường có nhiều dòng răng sứ trôi nổi, chưa được kiểm định về chất lượng. Các nha khoa không uy tín thường sử dụng những loại răng sứ đó để tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, do có khả năng chịu lực không tốt nên chúng rất dễ bị nứt, vỡ sau một thời gian ngắn sử dụng, ngay cả khi chỉ có lực tác động không quá mạnh.
Các vấn đề thường gặp trong trường hợp bọc răng sứ kém chất lượng bao gồm: bong tróc mảng sứ, xuất hiện các vết nứt trên bề mặt răng sứ, răng sứ bị rơi ra ngoài, gãy răng sứ. Thậm chí, chúng còn có thể khiến cho răng, nướu cùng những bộ phận khác trong khoang miệng bị kích ứng và viêm nhiễm.
Keo dán nha khoa là một bộ phận có vai trò rất quan trọng, giúp mão sứ cố định chắc chắn trên cùi răng thật. Nếu như keo dán không đảm bảo chất lượng, răng sứ sẽ nhanh chóng bị sai lệch vị trí hoặc rơi ra ngoài dưới tác động của lực ăn nhai.
Chưa hết, keo dán chất lượng kém còn có thể gây kích ứng răng và nướu. Khi đó, bạn sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức dai dẳng và gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.
Trên thực tế, răng sứ không thể tồn tại vĩnh viễn như răng thật. Sau một khoảng thời gian dài sử dụng, răng sứ sẽ bị hư hỏng. Tuổi thọ của mỗi loại răng sứ có sự khác biệt. Mão sứ kim loại có độ bền 5 – 10 năm. Trong khi đó, răng toàn sứ tồn tại được lâu hơn, khoảng 15 – 20 năm.
Sau khoảng thời gian trên, răng sứ sẽ bị xỉn màu, không còn trắng sáng như ban đầu. Ngoài ra, khả năng chịu lực của răng cũng bị suy giảm đi đáng kể khiến cho răng dễ nứt, vỡ.
Một nghiên cứu khoa học được đăng tải trên Tạp chí Nha Khoa Quốc tế năm 2018 đã khảo sát 100 người bọc sứ kim loại sau hơn 5 năm. Kết quả cho thấy, có khoảng 60% trong số những người tham gia khảo sát gặp phải tình trạng đen viền nướu, tụt lợi và suy giảm chức năng ăn nhai.
Răng sứ kim loại bị đen sau một thời gian dài sử dụng
Khoảng sinh học là phần mô mềm bám dính ở chân răng trên xương ổ răng. Đây là bộ phận đóng vai trò như một “hàng rào” ngăn chặn vi khuẩn gây hại xâm nhập sâu vào xương ổ răng, dây chằng nha chu…
Phần rìa của răng sứ vi phạm khoảng sinh học sẽ gây nên tình trạng tiêu xương, tụt lợi và viêm nhiễm ở răng. Khi đó, răng mão sứ sẽ nhanh chóng bị hư hỏng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền tại Nha Khoa Paris chi nhánh Nghệ An cho biết, khi răng sứ bị hư hỏng, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng nhận ra thông qua những dấu hiệu điển hình sau:
Cảm thấy sưng tấy, đau nhức ở vùng nướu làm răng sứ kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp hàng ngày.
Răng sứ bị biến đổi màu sắc, không còn màu trắng sáng như lúc ban đầu.
Răng sứ bị sứt mẻ hoặc gãy vỡ chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.
Mão sứ và nướu xuất hiện những kẽ hở, khiến cho cặn thức ăn dễ dàng bám lại khi ăn nhai.
Răng sứ bị kênh, cộm làm cho quá trình ăn nhai gặp nhiều khó khăn.
Phần nướu ở khu vực xung quanh răng sứ bị viêm nhiễm, chảy máu và đau nhức.
Răng sứ kim loại bị đen viền nướu do phản ứng oxy hóa trong môi trường axit và nhiều vi khuẩn ở khoang miệng.
Dấu hiệu răng bị hư
NÊN XEM: Bọc răng sứ nhai bị đau phải làm sao?
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Không chỉ là đơn vị bọc răng sứ uy tín hàng đầu, Nha Khoa Paris còn tiếp nhận những người có nhu cầu sửa răng sứ bị hỏng do bọc tại các địa chỉ nha khoa kém uy tín. Khi tới nha khoa, bạn sẽ được trực tiếp những bác sĩ nha khoa giỏi, dày dặn kinh nghiệm thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân răng sứ bị hỏng và có phương án xử lý tối ưu.
Nha Khoa Paris sở hữu những trang thiết bị, công nghệ tiên tiến hàng đầu như: công nghệ Nano 5S, ghế nha thông minh, phần mềm thiết kế nụ cười… Với sự hỗ trợ của nhiều thiết bị hiện đại, quá trình làm răng sứ sẽ diễn ra nhanh chóng và đạt được kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, nha khoa luôn đáp ứng khắt khe tiêu chuẩn vô trùng của Bộ Y tế nhằm ngăn chặn tình trạng lây nhiễm chéo trong suốt quá trình làm răng. Tất cả các dòng răng sứ mà nha khoa cung cấp đều được nhập khẩu chính hãng và có thời gian bảo hành dài hạn nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
Nha Khoa Paris có đội ngũ bác sĩ giỏi
Có thể thấy, răng sứ bị hỏng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ của răng cũng như sức khỏe răng miệng. Để ngăn chặn tình trạng trên, bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chăm sóc răng miệng cẩn thận sau khi làm răng.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×