31/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Gãy răng sẽ gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống như ảnh hưởng thẩm mỹ, ăn nhai khó khăn hơn & dễ mắc bệnh lý răng miệng. Vậy những nguyên nhân nào thường khiến răng bị gãy? Răng gãy phải khắc phục như thế nào?
Nguyên nhân dẫn đến răng bị gãy có thể do yếu tố khách quan bên ngoài, cũng có thể bắt nguồn từ sự chủ quan của mỗi người.
Do chấn thương: Trong quá trình hoạt động hằng ngày khi gặp tác động lực mạnh và đột ngột lên răng như bị té ngã, cắn đồ quá cứng, dùng răng mở nắp chai, … có thể làm răng bị gãy.
Do tuổi tác: cũng giống như những bộ phận khác trên cơ thể, răng cũng sẽ bị lão hóa theo thời gian. Thiếu hụt canxi nuôi dưỡng răng sẽ dẫn tới hệ quả là gãy rụng răng ở người cao tuổi.
Do di truyền: độ chắc khỏe của men răng cũng bị ảnh hưởng bởi di truyền. Do đó, nếu bố mẹ hay ông bà có sức khỏe răng miệng kém, có tiền sử răng bị gãy bẩm sinh thì tỷ lệ di truyền tới đời sau sẽ rất cao.
Do mắc các bệnh lý về răng miệng: Nếu bạn bị sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng,… mà không khám và điều trị kịp thời thì nguy cơ răng hư hỏng, gãy răng là điều khó tránh khỏi.
Do chăm sóc răng miệng không đúng cách: Việc quên đánh răng có thể khiến răng không được làm sạch và bảo vệ, khiến lớp men bảo vệ răng dễ bị ăn mòn. Lâu dần sẽ khiến răng bị gãy.
??? VIDEO Làm thế nào để cứu răng bị gãy đột ngột?
Rất nhiều khách hàng khi đến với Nha khoa Paris đã đặt câu hỏi rằng: Liệu răng đã gãy có thể mọc lại được hay không.
Trả lời thắc mắc này, bác sĩ Đàm Ngọc Trâm cho biết: Răng vĩnh viễn một khi đã gãy sẽ KHÔNG THỂ MỌC LẠI. Lúc này khách hàng muốn phục hồi lại răng thì bắt buộc cần sử dụng kỹ thuật bọc sứ hoặc trồng răng giả.
Chi tiết hơn cho vấn đề gãy răng không mọc lại nhiều nhà khoa học giải thích như sau: Bộ răng sữa & răng vĩnh viễn của con người mọc lên được do một đoạn mã gen DNA đặc biệt.
Đoạn mã DNA này phát triển và tồn tại ngay từ trong giai đoạn thai nhi. Khi đạt tới những mốc thời gian nhất định, đoạn mã gen đó sẽ chi phối và chỉ đạo cho từng chiếc răng sữa mọc lên hoặc răng vĩnh viễn nhô ra thay thế cho răng sữa.
Tuy nhiên không biết vì lý do gì mà đoạn mã DNA này luôn biến mất khi con người đạt 10, 11 tuổi. Vì thế ngay sau khi răng vĩnh viễn mọc lên đầy đủ thì sẽ không còn bất kỳ mầm răng nào khác thay thế.
Thế nhưng trong thời gian gần đây, một số nhà khoa học đã thử nghiệm thành công kỹ thuật kích thích mọc lại răng bằng tế bào gốc trên chuột.
Đây là tín hiệu tốt cho một tương lai không xa, những người bị gãy răng sẽ có thể mọc lại răng mà không cần dùng răng giả hay bọc sứ.
Gãy răng là tình trạng khiến cho nhiều khách hàng khi rơi vào cảm thấy “mất ăn mất ngủ” vì gây ra nhiều ảnh hưởng. Dưới đây là một số tác hại mà Nha khoa Paris tổng hợp lại:
Từng chiếc răng trong khoang miệng đều đảm nhận 1 vai trò nhất định trong việc cắn, xé hoặc nghiền nhỏ thức ăn. Do đó một chiếc răng bị gãy cũng sẽ làm giảm khả năng xử lý thức ăn của cả hàm răng
Đặc biệt khi chiếc răng bị gãy là răng hàm hoặc răng nanh, khả năng xé nhỏ hoặc nghiền thức ăn của sẽ bị suy giảm một cách đáng kể.
Thậm chí những chiếc răng kế cận răng bị gãy sẽ phải chịu nhiều áp lức hơn, từ đó chúng sẽ nhanh yếu đi hơn & gia tăng tỷ lệ bị tổn thương nếu không khắc phục kịp thời
Khi thực phẩm không được nghiền nát, xé nhỏ đúng cách sẽ tiếp tục gây áp lực khá lớn cho dạ dày. Từ đó hệ tiêu hóa dễ bị ảnh hưởng & kéo theo nhiều bệnh lý cơ thể khác.
Răng bị gãy thường sẽ làm lộ ra cấu trúc răng bên trong. Do đó trong quá trình ăn uống, nếu không làm sạch răng miệng cẩn thận thì thực phẩm & vi khuẩn dễ dàng tác động trực tiếp vào cấu trúc răng phía trong.
Từ đó tiến trình của bệnh sâu răng, viêm nha chu hoặc viêm lợi sẽ được rút ngắn. Đặc biệt nếu răng gãy làm lộ ngà răng sẽ khiến khách hàng luôn có cảm giác ê buốt, đau nhức.
Gãy răng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tạo ra nhược điểm về ngoại hình cho các “khổ chủ”. Đặc biệt, những ai gặp phải tình trạng gãy răng cửa hẳn sẽ rất hiểu nỗi khổ này.
Vì tự ti với ngoại hình của mình, nhiều người thậm chí còn ngại giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh, làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Gãy răng gây ra rất nhiều ảnh hưởng cả về mặt thẩm mỹ lẫn sức khỏe. Do đó, việc kịp thời có các biện pháp phục hình răng là rất cần thiết. Dưới đây là các phương pháp phục hình răng gãy tốt nhất để khách hàng tham khảo.
Trong trường hợp răng bị gãy một phần, chân răng vẫn còn tốt thì có thể phục hình bọc răng sứ.
Bác sĩ sẽ tiến hành mài răng bị gãy, sau đó chế tác răng sứ và lắp răng giả vào vị trí chân răng còn lại cho khách hàng. Răng bị gãy sẽ có một “diện mạo mới” với kiểu dáng và màu sắc tựa răng thật.
??? VIDEO RĂNG MẺ, GÃY VỠ PHẢI LÀM SAO?
Đối với răng bị sứt một mảnh nhỏ thì có thể dán sứ Veneer bởi nó rất mỏng, không ảnh hưởng đến tủy răng và không gây ê buốt. Với phương pháp này, răng bị gãy sẽ được khôi phục một cách nhanh chóng, bền đẹp.
Trường hợp răng bị gãy chỉ còn chân răng (thân răng bị gãy quá nhiều) thì sẽ có hai hướng giải quyết như sau:
– Mài chỉnh sửa phần thân răng còn lại & Làm cầu răng
– Nhổ chân răng & Cấy ghép Implant
Tùy vào tình trạng thực tế của phần thân răng còn lại mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý tốt nhất. Nếu khách hàng ưu tiên về cảm giác ăn nhai, độ bền & tuổi thọ răng giả thì nên tham khảo phương án cấy Implant
??? VIDEO Trồng răng Implant khắc phục răng gãy rụng do tai nạn, bệnh lý
GIẢI ĐÁP MỌI THẮC MẮC VỀ VẤN ĐỀ RĂNG MIỆNG CÙNG BÁC SĨ NHA KHOA
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Dưới đây là một số lưu ý để phòng tránh gãy răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng:
Cần tránh dùng răng để cắn xé, mở bao bì hay mở nắp chai. Làm như vậy sẽ ảnh hưởng xấu tới răng, khiến răng dễ bị gãy khi phải sử dụng dùng lực quá mạnh.
Không nên ăn các đồ ăn quá cứng như đá, xương, sườn, …
Cần vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng nước súc miệng và các dụng cụ làm sạch khoang miệng khác,… Việc này không những bảo vệ răng khỏe mạnh mà còn ngăn chặn tình trạng răng nứt, gãy, vỡ do sâu răng.
Trên đây là một số thông tin về việc gãy răng và cách xử lý khi bị gãy răng mà Nha Khoa Paris cung cấp. Hi vọng rằng bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn trong bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×