18/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Viêm nướu răng hay viêm lợi là bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, cũng như nhiều bệnh răng miệng khác, viêm nướu nếu không điều trị triệt để có thể gây nhiều biến chứng như áp xe nướu, viêm nha chu. Vậy cách trị sưng nướu răng ra sao? Nha khoa Paris sẽ giúp bạn giải đáp ngay dưới đây.
Với tình trạng sưng nướu ở mức độ nhẹ, không kèm theo triệu chứng bất thường, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà. Dưới đây là những cách đơn giản bạn có thể thực hiện.
Nha đam (1) là nguyên liệu quen thuộc, không chỉ giúp làm đẹp da, tăng cường sức khỏe mà còn hiệu quả với bệnh lý về răng miệng. Trong nha đam chứa đến 75 thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C, vitamin A, vitamin E, khoáng chất. Các thành phần như saponin, sterol, acid salicylic, anthraquinone trong nha đam có công dụng chống viêm, sát khuẩn, giảm đau đáng kể.
Nha đam thường được dùng để hỗ trợ điều trị hôi miệng, sưng nướu, viêm tủy răng, viêm nướu,… Bên cạnh đó còn giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, làm sạch các mảng bám, thức ăn thừa trên răng.
Cách thực hiện:
– Cách 1: rửa sạch 1 nhánh nha đam, lột vỏ, lấy gel nha đam thoa nhẹ nhàng vào vị trí nướu sưng. Súc lại miệng với nước ấm, thực hiện mỗi ngày để có hiệu quả
– Cách 2: rửa sạch 1 nhánh nha đam tươi, bỏ vỏ, lấy phần gel thịt xay nhuyễn, chắt lấy nước. Dùng nước ngậm súc trong miệng 2 – 3 phút. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, có thể súc miệng lại với nước sạch
Ngoài các phương pháp đã đề cập, bạn có thể dùng nha đam ép lấy nước để uống mỗi ngày. Uống nước ép nha đam giúp giải độc, thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, cần hạn chế dùng nước nha đam cho người bệnh tiểu đường, bệnh trĩ, bệnh thận, bệnh tim mạch hoặc dùng thuốc trị suy tim, chống rối loạn nhịp tim,…
Trong y học, đinh hương nổi bật với khả năng sát khuẩn, giảm đau, tiêu sưng, làm săn, làm ấm bụng, có hiệu quả tốt trong điều trị đau răng, sưng nướu, sâu răng hôi miệng, rối loạn tiêu hóa,… Tinh dầu đinh hương có chứa eugenol, giúp gây tê tại chỗ, sát trùng, tăng cường sức khỏe răng miệng. Đinh hương cũng là một trong những cách trị sưng nướu an toàn tại nhà mà bạn có thể tham khảo.
Cách thực hiện:
– Cách 1: dùng bông gòn sạch để chấm vài giọt tinh dầu đinh hương, đặt vào vị trí nướu sưng trong 20 phút. Súc miệng lại bằng nước muối, hạn chế nuốt tinh dầu đinh hương để không ảnh hưởng tới sức khỏe
– Cách 2: xay mịn hoặc giã nát hạt tiêu đen, cho vài giọt dầu đinh hương vào, thoa hỗn hợp vào vị trí nướu sưng để giảm đau, giảm sưng
Nếu bạn là người thích uống trà hoặc người thân trong gia đình hay uống trà, thay vì bỏ túi trà đi thì giữ lại để trị đau răng, sưng nướu. Trong gói trà túi lọc có chứa nhiều tanin, có công dụng giảm sưng, ức chế cơn đau khi sưng nướu.
Cách thực hiện:
– Lấy 1 túi trà đã sử dụng, đặt vào vị trí nướu sưng
– Giữ túi trà trên răng trong vài giờ, súc miệng lại với nước ấm
– Kiên trì thực hiện 2 lần mỗi ngày cho tới khi tình trạng sưng nướu được cải thiện
Nghệ (2) cũng là nguyên liệu dân gian thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh. Củ nghệ vàng có tính ấm, vị cay đắng, có thể dùng trực tiếp hoặc phơi khô đều được.
Trong nghệ vàng giàu curcumin, hoạt chất tạo màu vàng đậm của nghệ. Nổi bật với khả năng chống viêm, kháng nấm, kháng khuẩn, đẩy nhanh hồi phục ở vị trí tổn thương.
Cách thực hiện:
– Cách 1: Lấy t ít bột nghệ trộn cùng với nước, vệ sinh răng miệng rồi thoa đều lên nướu răng. Súc lại miệng với nước ấm sau 15 – 20 phút
– Cách 2: Lấy ít tinh bột nghệ, thêm vài giọt dầu dừa rồi thoa vào vị trí nướu răng sưng, để qua đêm
Theo y học cổ truyền, mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm lành tổn thương ở niêm mạc tốt. Theo nghiên cứu hiện đại, mật ong chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tốt với nướu răng Hydrogen peroxide, defensin 1, vitamin và khoáng chất. Hydrogen peroxide hoạt động như chất kháng sinh tự nhiên, có thể diệt khuẩn, nấm men, virus, giúp kiểm soát vi khuẩn gây hại trên răng.
Cách thực hiện:
– Cách 1: lấy ít mật ong nguyên chất, thoa nhẹ nhàng vào vùng nướu sưng, sau 5 – 10 phút thì súc lại miệng cùng nước ấm. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để thấy tình trạng sưng nướu được cải thiện
– Cách 2: lấy 20g bột quế nấu cùng một ít nước, khi nước sôi thì tắt bếp, đổ ra cốc, cho 2 thìa mật ong vào khuấy đều. Dùng hỗn hợp để ngậm súc miệng 3 – 4 lần/ngày
Gừng chứa nhiều hoạt chất như b- zingiberen, Zingibain, geraniol, 6-gingerol,… Có công dụng giảm đau, kháng khuẩn, tiêu viêm, ngăn chặn và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm khi sưng nướu. Hơn nữa, ngoài việc giúp giảm sưng nướu, gừng còn hỗ trợ trị viêm lợi, sâu răng, hôi miệng,… được dùng phổ biến trong dân gian.
Cách thực hiện:
– Cách 1: lấy 1 củ gừng, rửa sạch, cạo vỏ, đập dập, đắp vào vị trí lợi sưng viêm, sau khoảng 15 – 20 phút thì súc lại miệng lại với nước. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày
– Cách 2: lấy 1 củ gừng, rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng, cho vào cốc, hãm với nước sôi trong khoảng 10 – 15 phút. Dùng nước gừng ấm súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng sưng nướu
Trong bạc hà có chứa nhiều hoạt chất như limonine, menthol, camphene, pinene, pulegone, piperitenone, piperidine,… có tác dụng làm giãn mạch, sát trùng, giảm đau. Đối với răng miệng, bạc hà được xem là chất sát trùng tự nhiên, ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn, cải thiện tình trạng hôi miệng, sưng nướu và nhiều bệnh lý về răng miệng.
Cách thực hiện:
– Cách 1: lấy 2 – 4 lá bạc hà rửa sạch, cho vào miệng nhai trực tiếp tới khi các tinh chất trong lá tiết ra. Sau 10 phút thì súc miệng với nước ấm
– Cách 2: lấy 30 – 40g lá bạc hà tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun cùng nửa lít nước. Khi sôi khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp, lấy nước uống hết trong ngày, ngậm nuốt từ từ
Lá lốt có tính ấm, vị cay, mùi thơm, có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm giảm vi khuẩn trong miệng và cải thiện sưng đau đáng kể. Trong lá lốt có lượng lớn tinh dầu như benzyl axetat, alkaloid, beta caryphollene,… giảm đau nhức, ngăn chặn viêm nhiễm khi bị sưng nướu.
Cách thực hiện:
– Cách 1: lấy 1 ít rễ lá lốt rồi rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng, sau 5 phút thì vớt ra, để ráo nước rồi giã cùng ít muối. Lọc lấy nước, dùng tăm bông chấm lên vị trí sưng đau. Sau 3 – 5 phút thì súc miệng lại với nước muối, thực hiện kiên trì 2 – 3 lần/ngày
– Cách 2: lấy 1 nắm lá lốt, rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng, vớt ra, cắt nhỏ. Xay nhuyễn lá lốt, cho vào 1 thìa muối cùng 100ml nước ấm, sau đó đổ ra rây lọc, lấy nước cốt, bỏ phần bã. Dùng nước để súc miệng 3 – 4 lần/ngày, thực hiện kiên trì trong nhiều ngày để có hiệu quả
Theo kinh nghiệm, chườm nóng hoặc chườm lạnh đều hỗ trợ cải thiện sưng nướu răng. Trong đó chườm nóng giúp giảm sưng và đau, chườm lạnh giảm sung huyết, phù nề, giảm đau cấp, phù hợp khi chấn thương gây sưng nướu.
Khi chườm lên mặt, bạn cần lấy một miếng vải, bọc đá lạnh hoặc dùng vải sạch ngâm vào nước ấm rồi chườm vào vùng má có nướu sưng. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện xen kẽ giữa chườm nóng và lạnh để tăng hiệu quả điều trị. Lưu ý không chườm trực tiếp vào vùng nướu bị đau để tránh tổn thương tới nướu răng.
Dầu cây trà, tinh dầu bạc hà, hoa cúc là các loại tinh dầu có công dụng trong việc diệt khuẩn, kháng khuẩn, làm dịu tổn thương. Bạn có thể kết hợp các loại tinh dầu để dùng làm nước súc miệng trị sưng nướu răng.
Cách thực hiện:
– Tinh dầu tràm trà, hoa cúc, bạc hà mỗi loại lấy 2 giọt, cho vào cốc nước ấm
– Khuấy đều, dùng hỗn hợp để ngậm súc miệng trong 2 – 3 phút
– Súc miệng lại với nước ấm, thực hiện 2 lần/ngày để giảm sưng nướu
Muối có đặc tính sát khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong răng miệng. Nước muối cũng thường dùng để điều trị sâu răng, hôi miệng, viêm lợi, viêm nha chu,…
Cách thực hiện:
– Lấy 1 thìa muối hạt, cho vào cốc nước ấm
– Khuấy đều để tan hết, ngậm súc miệng trong 1 – 2 phút
– Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, súc lại miệng với nước sạch
Lưu ý: Khi dùng nước muối súc miệng, chỉ nên dùng muối hạt, không dùng muối ăn. Chỉ lấy lượng muối vừa đủ, không ngậm muối trực tiếp, không pha nước muối quá mặn để tránh hỏng men răng.
Trong dầu dừa có chứa axit lauric, khi hấp thụ sẽ chuyển hóa thành monolaurin, có công dụng diệt vi khuẩn, nấm men và virus. Qua đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh lý răng miệng.
Dầu dừa cũng ngăn ngừa sự hình thành mảng bám, bảo vệ răng nướu, làm giảm nguy cơ sưng nướu răng.
Cách thực hiện:
– Cách 1: vệ sinh răng miệng, lấy một ít dầu dừa thoa vào nướu răng, sau 5 – 10 phút thì súc miệng lại với nước sạch, thực hiện 2 – 3 lần/ngày để có hiệu quả
– Cách 2: trộn dầu dừa và dầu đinh hương với tỷ lệ 2:1, dùng hỗn hợp thoa đều vào vị trí lợi sưng, sau 5 đến 7 phút thì súc lại miệng với nước ấm. Thực hiện 1 lần mỗi ngày, liên tục để thấy tình trạng sưng nướu được cải thiện
Ngoài việc sử dụng các biện pháp tại nhà, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm nhanh đau nhức cũng như ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan.
Các loại thuốc mà bạn có thể tham khảo sử dụng:
– Thuốc kháng viêm: Ibuprofen, Acid Mefenamic, Meloxicam,… giúp giảm sưng, chống viêm và giảm đau cực kỳ nhạy
– Sử dụng thuốc giảm đau: Paracetamol, naproxen, aspirin, Acetaminophen
– Thuốc kháng sinh: Clindamycin, Erythromycin, Penicillin, Azithromycin, Tetracycline,… điều trị hiệu quả và nhanh chóng biểu hiện sưng đỏ, chảy mủ
– Thuốc sát khuẩn bôi vùng sưng viêm: Periokin, Metrogyl Denta, Emofluor Gel,…
Nếu nhận thấy tình trạng sưng nướu kéo dài không thuyên giảm mặc dù đã áp dụng các cách trên, tốt nhất bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và được khắc phục kịp thời. Bác sĩ sẽ kiểm tra, xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán cho mỗi trường hợp.
Tùy vào mức độ viêm nhiễm bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định cách xử lý riêng. Trong đó, lấy cao răng là cách làm sạch răng miệng, giảm viêm nhiễm được áp dụng phổ biến nhất. Loại bỏ mảng bám trên răng sẽ ngăn chặn nguy cơ vi khuẩn trú ngụ và phát triển gây hại đến răng.
Trường hợp viêm nướu gây sưng tấy, đỏ và chảy máu nướu, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Nếu răng hư hỏng nặng thì cần loại bỏ và thay thế bằng răng giả để duy trì khớp cắn bình thường.
Các phương pháp điều trị phức tạp hơn như: điều trị bằng laser, nạo túi nha chu, tái tạo mô nha chu, phẫu thuật lật vạt, ghép nướu, ghép mô liên kết,… Bạn nên tìm hiểu địa chỉ uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là các thông tin về cách trị sưng nướu răng an toàn và hiệu quả. Hy vọng bạn đã biết mình cần làm gì khi gặp các vấn đề về sưng nướu. Nếu cần thêm thông tin, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Nha khoa Paris để được tư vấn nhanh chóng, chính xác.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×