19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Nhiệt miệng là tình trạng các niêm mạc miệng bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm, hình thành các vết loét ở trong miệng và kèm theo các triệu chứng như đau, rát… Để cải thiện các triệu chứng trên, nhiều người đã sử dụng các loại thuốc bôi chữa nhiệt miệng. Vậy thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không? Cần phải lưu ý những điều gì trong quá trình bôi thuốc? Bài viết sau đây sẽ làm rõ tất cả câu hỏi trên.
Thuốc bôi nhiệt miệng (1) được sử dụng để bôi vào những vết loét ở trong niêm mạc miệng. Các thành phần trong thuốc có công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và kiểm soát axit trong miệng.
Nhờ vậy, thuốc mang đến hiệu quả tích cực trong việc thuyên giảm các triệu chứng của nhiệt miệng như đau, rát… Bên cạnh đó, thuốc bôi còn ngăn chặn sự lan rộng của của các ổ viêm, giúp cho các vết loét tại niêm mạc miệng mau thuyên giảm. Nếu như bạn bôi thuốc đúng cách, các vết loét ở miệng sẽ nhanh chóng dịu lại.
Trong trường hợp bạn chỉ nuốt phải một lượng nhỏ thuốc bôi nhiệt miệng (2) thì sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Bởi đa số các loại thuốc chữa nhiệt miệng trên thị trường đều có chứa hoạt chất lidocain nhưng nồng độ khá nhỏ.
Lidocain thuộc nhóm amid gây tê tại chỗ với công dụng chính là điều trị các triệu chứng đau nhức do viêm nhiễm. Tuy nhiên, hoạt chất trên chỉ có thời gian tác động trung bình. Nếu bạn lỡ nuốt một ít thuốc bôi nhiệt miệng vào dạ dày thì nồng độ thuốc đến các cơ quan trong hệ tiêu hóa cũng không nhiều nên không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu như bạn nuốt nhiều thuốc bôi nhiệt miệng, các thành phần trong thuốc có thể dẫn tới tác dụng phụ không mong muốn như loét dạ dày, tăng đường huyết, phát ban…
Trong trường hợp lỡ nuốt phải thuốc bôi nhiệt miệng thì bạn hãy uống nhiều nước. Điều đó sẽ giúp cho cơ thể của bạn tăng khả năng bài tiết, hòa tan lượng thuốc chữa nhiệt miệng vừa nuốt phải và sớm đào thải ra bên ngoài.
Sau khi uống nước, bạn vẫn cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bản thân. Ngay khi phát hiện những biểu hiện bất thường như bụng cồn cào, buồn nôn, tiêu chảy, tim đập nhanh, chóng mặt, co giật… thì bạn cần phải nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất. Các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.
Để thuốc bôi nhiệt miệng có thể phát huy hiệu quả một cách tốt nhất và đảm bảo an toàn với sức khỏe, bạn cần bôi thuốc đúng cách. Cụ thể như sau:
– Bước 1: Đánh răng sạch sẽ để loại bỏ mảng bám và những cặn thức ăn còn bám lại trên hàm răng.
– Bước 2: Súc miệng bằng nước để làm sạch toàn bộ những cặn bẩn ra khỏi khoang miệng.
– Bước 3: Sử dụng một chiếc tăm bông sạch để lấy một lượng thuốc vừa đủ và bôi nhẹ nhàng lên vùng niêm mạc miệng đang bị tổn thương.
Khi sử dụng thuốc bôi để chữa nhiệt miệng, bạn cần phải lưu ý một vài vấn đề quan trọng dưới đây:
– Mua thuốc bôi nhiệt miệng tại các cửa hiệu thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, làm tổn thương tới niêm mạc miệng.
– Chỉ nên bôi thuốc một cách nhẹ nhàng, không được chà xát mạnh bởi sẽ gây đau rát dữ dội và khiến cho vết loét nghiêm trọng hơn.
– Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc, tuyệt đối không được bôi thuốc quá liều hoặc quá thời gian quy định bởi dễ gây ra những biến chứng như viêm loét, kích ứng…
– Tránh sử dụng nhiều loại thuốc bôi chữa nhiệt miệng cùng một lúc vì các thành phần trong thuốc có thể tương tác với nhau, làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí là gây ra tác dụng phụ.
– Ngưng bôi thuốc chữa nhiệt miệng nếu như xuất hiện các dấu hiệu như ngứa, phát ban, sưng tấy…
– Phụ nữ mang thai, trẻ em, người đang có con bú… cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để chữa các vết loét trong niêm mạc miệng.
– Cần phải nhanh chóng tới gặp bác sĩ trong trường hợp các triệu chứng của các vết nhiệt miệng không thuyên giảm sau một thời gian dùng thuốc bôi.
– Tuyệt đối không được sử dụng nếu như thuốc bôi nhiệt miệng có dấu hiệu hư hỏng, bị biến chất…
– Nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học như ưu tiên thực phẩm mềm, tránh đồ cứng, cay, nóng, mặn… để các vết loét mau chóng thuyên giảm.
Với những thông tin ở trong bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề “thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không” và có thêm nhiều kiến thức hữu ích để vết loét nhanh hồi phục. Lời khuyên dành cho bạn là trước khi sử dụng thuốc cần phải đọc kỹ hướng dẫn để có thể dùng đúng cách, tránh gây ra những hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×