19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Răng khôn là chiếc răng nằm ở vị trí trong cùng trên mỗi cung hàm. Răng khôn mọc muộn nhất và cũng mất nhiều thời gian để mọc. Khi mọc răng khôn, nướu sẽ bị nứt tách do phần răng nhú lên từng phần. Từ đó gây nhiều nguy cơ viêm nhiễm và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh hôi miệng. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và những biện pháp khắc phục khi răng trong cùng bị hôi.
Răng trong cùng có mùi hôi thường xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu như: vệ sinh sai cách, bệnh lý răng miệng và chế độ ăn uống không phù hợp.
Chải răng hàng ngày giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn thừa, làm sạch bề mặt răng và ngăn ngừa các bệnh về răng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thói quen chải răng đúng cách và thường xuyên. Đặc biệt là ở người lớn tuổi và trẻ em, nguy cơ mắc bệnh răng miệng do vệ sinh răng miệng không đúng cách tăng cao.
Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến răng trong cùng có mùi hôi. Thực tế cho thấy rằng chỉ đánh răng thông thường sẽ không làm sạch được các thức ăn thừa mắc sâu trong kẽ răng. Lông chải không thể tiếp cận hết được các vị trí trong cùng của hàm.
Vụn thức ăn thừa có nguy cơ bị mắc lại, lâu ngày sinh ra mùi hôi thối khó chịu, làm hơi thở có mùi khi giao tiếp với người xung quanh.
Răng trong cùng nằm sâu trong cung hàm, vì thế gây cản trở trong việc vệ sinh và chăm sóc hàng ngày, dễ bám thức ăn và lâu ngày dẫn đến sâu răng. Sâu răng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hôi miệng.
Nguy hiểm hơn nữa là những chiếc răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm ở dưới nướu gây ra viêm lợi đau nhức. Tình trạng này nếu như điều trị sớm thì không chỉ gây mùi hôi miệng mà chúng còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng hàm và sức khỏe toàn thân nghiêm trọng.
Mùi hôi ở răng trong cũng có thể xuất hiện sau khi ăn hoặc uống nước có mùi. Một số thực phẩm để lại mùi trong khoang miệng lâu như hành, sầu riêng, tỏi, cà ri,… Các đồ uống gây mùi như cà phê, nước ngọt có ga, rượu bia,…
Tình trạng hôi miệng do chế độ ăn uống có thể cải thiện sau một thời gian mà không cần phải điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên nếu có thói quen ăn uống không lành mạnh, về lâu dài có thể gây ra các phản ứng khác. Mùi hôi miệng kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Răng trong cùng có mùi hôi xảy ra với nhiều mức độ nặng nhẹ tùy vào nguyên nhân gây bệnh và gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới tâm lý người mắc phải.
Hầu hết những người bị hôi miệng đều có cảm giác ngại tiếp xúc và tự ti về bản thân khi giao tiếp với người khác.
Do biết hơi thở của mình nặng mùi, thường rất mặc cảm khi tiếp xúc với những người xung quanh. Thậm chí, có những người sợ người khác phát hiện mùi hôi của mình đã hạn chế đến mức tối thiểu việc giao tiếp hằng ngày. Điều này ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần và những mối quan hệ xã giao.
Ngoài ra, răng trong cùng có mùi hôi liên quan đến các bệnh lý răng miệng không được điều trị có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Chẳng hạn như sâu răng, viêm lợi, mất răng,…. ảnh hưởng đến chức năng nhai. Vi khuẩn từ kẽ răng sinh sôi phát triển lan rộng kéo theo nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Dùng mẹo dân gian chữa trị răng trong cùng có mùi hôi là phương án được nhiều người lựa chọn. Bởi hầu hết các nguyên liệu đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, nên rất lành tính và ít gây tác dụng phụ.
Tham khảo ngay một số mẹo chữa hữu ích sau đây:
Muối được sử dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó, sử dụng muối giảm mùi hôi khó chịu miệng là phương pháp được nhiều người áp dụng. Ngoài ra, với các vấn đề răng miệng như viêm lợi, sâu răng, viêm tủy, hôi kẽ răng,… dùng muối cũng giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa bệnh tiến triển biến nặng.
Cách thực hiện:
– Lấy một muỗng muối pha với một cốc nước ấm
– Sau khi đánh răng, dùng nước muối để súc lại miệng
– Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần, duy trì hàng ngày giúp giảm mùi hôi miệng đáng kể
Chanh và gừng tươi có thể làm sạch khoang miệng và khử mùi hôi từ răng trong cùng. Phương pháp này còn hỗ trợ làm răng trắng sáng, cải thiện tình trạng xỉn màu.
Cách thực hiện:
– Lấy một củ gừng tươi và một nửa quả chanh tươi
– Gừng rửa sạch rồi cạo vỏ, để ráo nước và cắt thành lát mỏng
– Cho gừng vào máy với một ly nước rồi lọc lấy nước cốt
– Đun nước gừng cho đến khi sủi bọt, để nguội rồi vắt nước cốt chanh vào
– Bảo quản nước chanh dừng trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần
– Mỗi lần dùng lượng vừa đủ để súc miệng, áp dụng 1 – 2 lần/ ngày tình trạng răng trong cùng có mùi hôi sẽ thuyên giảm đáng kể
Cam thảo có mùi thơm tự nhiên dễ chịu nên không chỉ khử mùi hôi mà còn giúp bạn thư giãn, mang lại cảm giác thoải mái.
Đặc biệt, trong cam thảo có các chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, sử dụng trong thời gian còn giúp ngăn ngừa các vấn đề răng miệng tiến triển nặng hơn. Cách thực hiện:
– Lấy khoảng 50g cam thảo và 50g quế tâm, 50g tế tân, 50g quất bì
– Tán nhỏ thành nguyên liệu bột mịn
– Đem hỗn hợp hòa cùng với thảo nhục và mật ong sao cho hỗn hợp có thể vò thành viên
– Mỗi ngày dùng 1 – 2 viên, mỗi viên khoảng 4g
– Áp dụng mỗi ngày dùng 2 lần, sau 4 – 5 ngày tình trạng răng trong cùng có mùi hôi sẽ được cải thiện đáng kể
Từ lâu, hương nhu đã được xem là vị thuốc chữa cảm cúm rất hiệu quả. Tuy nhiên, loài thảo mộc này còn có tác dụng trị hôi miệng tuyệt vời ít ai nghĩ tới.
Cách thực hiện:
– Cần chuẩn bị 40g hương nhu đem sắc với 200ml nước đến khi cô đặc lại. Sau đó, dùng nước thuốc này để ngậm và súc miệng hằng ngày vào buổi sáng và tối sẽ giúp loại bỏ mùi hôi hiệu quả
Trường hợp răng trong cùng bị hôi liên quan đến các bệnh lý răng miệng nên chữa trị sớm. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra biện pháp điều trị theo từng trường hợp.
Dưới đây là các thủ thuật được nhằm giảm mùi hôi răng trong cùng:
– Với trường hợp sâu răng:
Bác sĩ có thể trám răng lại để ngăn không cho vi khuẩn tấn công gây hại cho răng. Phương pháp này giúp loại bỏ phần men răng bị hư hại, nạo bỏ phần ngà sâu và không ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Nhờ đó mà mùi hôi miệng cũng được cải thiện.
– Đối với viêm tủy:
Điều trị tủy răng giúp ngăn viêm tủy nặng nề hơn gây viêm nhiễm lan rộng. Tủy răng bị hư hỏng sẽ được loại bỏ, bác sĩ làm sạch khoang tủy rồi trám lại với vật liệu nha khoa chuyên dụng. Trường hợp cần thiết bác sĩ có thể bọc răng sứ cho người bệnh để bảo vệ cùi răng thật, tăng tuổi thọ của răng.
– Các bệnh lý khác:
Một số phương pháp điều trị bệnh được áp dụng như lấy cao răng, nạo túi nha chu, ghép xương, ghép nướu,… và có thể nhổ răng để loại bỏ hôi miệng.
Để phòng ngừa những rủi ro không mong muốn, bạn nên điều chỉnh lại thói quen hàng ngày, kết hợp các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách.
– Vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2 lần, dùng bàn chải đánh răng phù hợp với hàm răng, lựa chọn kem đánh răng lành tính
– Đánh răng nhẹ nhàng, không nên chải mạnh làm tổn thương nướu, tạo điều kiện cho hại khuẩn sinh sôi.
– Sử dụng kết hợp với nước súc miệng, có thể dùng nước muối loãng hoặc các sản phẩm bày bán trên thị trường
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học hơn, ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể như rau củ quả tươi
– Tránh ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, không ăn trước khi đi ngủ có thể khiến thức ăn mắc vào kẽ răng gây sâu răng
– Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa
Răng trong cùng bị hôi là tình trạng phổ biến hiện nay, do nhiều nguyên nhân gây ra. Cần kiểm tra sớm và tìm nguyên nhân gây mùi để điều trị khắc phục sớm. Trường hợp hôi miệng kéo dài không có biện pháp kiểm soát sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe hàng ngày.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×