Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Tiêm filler môi sưng mấy ngày? Bao lâu thì Mềm, Đẹp & Ổn Định?

Tiêm filler môi bị sưng trong khoảng 3-5 ngày, đây là hiện tượng mà ai cũng sẽ gặp phải. Bởi khi mới tiêm, các mô ở môi chưa thể tương thích hoàn toàn được với chất filler. Tuy nhiên, thời gian môi sưng tấy còn phụ thuộc vào 3 yếu tố sau: cơ địa, chất lượng filler và tay nghề của bác sĩ.

1. Tiêm filler môi sưng mấy ngày? Bao lâu thì mềm lại?

Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật an toàn y tế tiêm filler thì sau khoảng 4 ngày môi sẽ bớt sưng, và môi bắt đầu mềm nên bạn không cần phải quá lo lắng.

Về bản chất, tiêm filler là phương pháp sử dụng một chất làm đầy sinh học filler có cấu tạo từ acid hyaluronic để tiêm trực tiếp vào môi, giúp bờ môi trở nên căng mọng và quyến rũ hơn. Đây là một hợp chất tự nhiên, tồn tại trong cơ thể con người nên rất an toàn và lành tính.

Tiêm filler môi bị sưng

Tiêm filler môi bị sưng

Khi mới tiêm, các mô ở môi chưa thể tương thích hoàn toàn được với hợp chất trên nên tình trạng sưng tấy là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chỉ cần bạn chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, hiện tượng sưng môi sẽ nhanh chóng giảm bớt.

Theo chia sẻ của nhiều bác sĩ trong lĩnh vực thẩm mỹ, môi sẽ bị sưng phù nghiêm trọng nhất ở ngày đầu tiên sau khi tiêm. Sang đến ngày thứ 2, môi sưng tấy đã bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm và biến mất hoàn toàn sau khoảng 3 – 5 ngày.

Sau khoảng 5 ngày môi sẽ hết sưng và đẹp

Sau khoảng 5 ngày môi sẽ hết sưng và đẹp

2. Tiêm filler môi bao lâu thì đẹp phụ thuộc vào yếu tố nào

Thực tế, thời gian môi sưng tấy sau khi tiêm filler sẽ có sự khác biệt giữa mỗi người, tùy thuộc vào 3 yếu tố sau: cơ địa, chất lượng filler và tay nghề của bác sĩ.

2.1. Tiêm filler môi bị sưng do cơ địa

Cơ địa là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới thời gian sưng tấy sau khi tiêm filler môi. Nếu như bạn là người có cơ địa lành thì chỉ sau khoảng 3 – 5 ngày, tình trạng sưng môi đã biến mất. Có người chỉ sau 2 ngày tiêm filler đã hết sưng hoàn toàn và mềm mại trở lại.

Tuy nhiên, trong trường hợp có cơ địa mẫn cảm, thời gian sưng chắc chắn sẽ lâu hơn. Bởi khi có tác nhân lạ xâm nhập, cơ thể ngay lập tức hình thành cơ chế bài trừ mạnh mẽ. Thậm chí, không ít người phải mất tới 7 – 10 ngày, tình trạng sưng tấy mới biến mất hoàn toàn.

môi sưng do cơ địa

môi sưng do cơ địa

2.2. Tiêm filler môi bị sưng do chất lượng filler

Chất lượng của filler cũng là yếu tố tác động trực tiếp tới thời gian sưng tấy sau khi tiêm. Nếu filler đạt chuẩn, tình trạng sưng tấy chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu tiên và nhanh chóng biến mất hoàn toàn.

Ngược lại, trong trường hợp bạn tiêm filler môi ở những đơn vị kém uy tín, sử dụng filler kém chất lượng, môi sẽ bị sưng phù kéo dài. Không chỉ vậy, bạn còn có nguy cơ phải đối mặt với những cơn đau nhức dai dẳng kèm theo tình trạng xuất hiện mủ và bầm tím ở môi.

Sưng môi do tiêm filler kém chất lượng

Sưng môi do tiêm filler kém chất lượng

LÀM ĐẸP CÙNG FILLER CHẤT LƯỢNG CAO NGAY TẠI NHA KHOA PARIS

đăng ký ngay
6.492 lượt đăng ký.

2.3. Tay nghề bác sĩ

Mặc dù tiêm filler được đánh giá là phương pháp làm đẹp tương đối đơn giản nhưng bác sĩ thực hiện cũng cần phải là người có chuyên môn cao. Chỉ những bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm mới tính toán chính xác được lượng filler và vị trí cần tiêm. Khi đó, tình trạng sưng tấy sau tiêm chỉ ở mức độ nhẹ và nhanh chóng biến mất. Đặc biệt, sau vài ngày, bạn đã sở hữu một đôi môi căng mọng và cuốn hút.

Ngược lại, những bác sĩ “non tay”, không được đào tạo bài bản rất dễ mắc phải sai sót trong quá trình tiêm filler như tiêm nhầm mao mạch, rút kim tiêm quá sớm… Đây chính là những nguyên nhân khiến cho bạn gặp phải tình trạng sưng tấy, đau nhức kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Nguy hiểm hơn, môi còn bị lở loét, hoại tử và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Thời gian sưng sau khi tiêm filler phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ

Thời gian sưng sau khi tiêm filler phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

3. Dấu hiệu tiêm filler môi bị hoại tử

Trong thực tế đã có một vài trường hợp bị hoại tử sau khi tiêm filler môi. Nguyên nhân chính gây nên biến chứng trên là do thực hiện tại địa chỉ thẩm mỹ kém uy tín, bác sĩ chuyên môn không tốt, filler không đạt chuẩn và chăm sóc sai cách. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của hoạt tử môi:

Đôi môi sau khi tiêm bị sưng đỏ, đau rát và bầm tím.

Môi xuất hiện dịch nhầy màu vàng và mủ trắng.

Sau khoảng 3 – 5 ngày tiêm filler môi, da bắt đầu bị thủng, thâm đen và bầm tím.

Hoại tử là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất sau khi tiêm filler làm đầy môi. Nếu không được xử lý kịp thời, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu mà chúng tôi chia sẻ ở trên, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và có phương án khắc phục tối ưu.

Biến chứng hoại tử do tiêm filler môi tại địa chỉ kém uy tín

Biến chứng hoại tử do tiêm filler môi tại địa chỉ kém uy tín

MÔI BẠN CÓ DẤU HIỆU LẠ?
KHÁM NGAY CÙNG CHUYÊN GIA PHẪU THUẬT THẨM MỸ

Tư vấn cùng bác sĩ
7.492 lượt đăng ký.

4. Tiêm filler bị sưng kéo dài phải làm sao

Khi gặp phải tình trạng sưng kéo dài sau khi tiêm filler môi, bạn cần nhanh chóng tới cơ sở thẩm mỹ đã thực hiện tiêm filler. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân và có phương án xử lý phù hợp.

Thông thường, hiện tượng sưng tấy kéo dài và không thuyên giảm là dấu hiệu của các biến chứng sau khi tiêm filler môi. Ví dụ như: nhiễm trùng, hoại tử, chấn thương mạch máu, chết mô, u hạt…

Các chuyên gia trong lĩnh vực thẩm mỹ cho rằng, những nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng sưng tấy kéo dài là filler kém chất lượng, bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật… Khi đó, filler không chỉ không phát huy được tác dụng thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Do đó, nếu tình trạng sưng tấy kéo dài, bạn nên tới gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Sưng môi kéo dài phải kiểm tra sớm

Sưng môi kéo dài phải kiểm tra sớm

TƯ VẤN TÌNH TRẠNG MÔI MIỄN PHÍ CÙNG BÁC SĨ THẨM MỸ

đăng ký ngay
6.492 lượt đăng ký.

5. Tiêm filler môi bao lâu thì vào form

Chỉ sau khoảng 7 ngày tiêm filler, bạn đã sở hữu một đôi môi mềm, đẹp và tự nhiên đúng như mong muốn. So với những phương pháp làm đầy môi khác như phẫu thuật, cấy mỡ tự thân… tiêm filler đem lại kết quả trong thời gian ngắn nhất.

Tuy nhiên, thời gian môi vào đúng form sau khi tiêm filler còn tùy thuộc vào chất lượng filler và tay nghề bác sĩ. Nếu như filler có chất lượng đạt chuẩn, bác sĩ tiêm đúng kỹ thuật thì bạn sẽ nhanh chóng có được đôi môi đẹp và quyến rũ.

Ngược lại, trong trường hợp filler không có xuất xứ rõ ràng, bác sĩ tiêm sai vị trí… thời gian hồi phục chắc chắn sẽ lâu hơn. Chưa kể, bạn còn có dễ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, chết mô…

Môi vào đúng form sau khoảng 7 ngày tiêm

Môi vào đúng form sau khoảng 7 ngày tiêm

6. Một vài cách giảm sưng khi tiêm filler môi hiệu quả

Nếu bạn nhận thấy đôi môi bắt đầu sưng lên sau khi tiêm filler thì đừng quá lo lắng. Bạn có thể áp dụng những mẹo sau đây ngay tại nhà để giảm sưng tấy nhanh chóng:

Lấy một vài viên đá lạnh để bọc trong túi chườm. Sau đó, bạn chườm nhẹ xung quanh môi trong khoảng 10 – 15 phút. Mỗi ngày, bạn chỉ cần thực hiện khoảng 5 – 6 lần, tình trạng sưng tấy sẽ giảm đi thấy rõ.

Xoa bóp nhẹ nhàng sau khi tiêm giúp môi mềm mại nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần hỏi bác sĩ về cách massage để tránh tình trạng dáng môi bị lệch.

Không nên dùng những loại thực phẩm giàu đạm, nhiều protein, tinh bột trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, bạn nên tích cực ăn rau xanh, hoa quả… để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Không sử dụng những đồ có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê… sau khi tiêm filler để tránh gây tình trạng sưng tấy kéo dài.

Không tác động mạnh vào môi bởi có thể khiến cho filler bị lệch, làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của gương mặt.

Sử dụng bông y tế, bông tẩy trang cùng nước muối sinh lý để làm sạch môi, tránh biến chứng viêm nhiễm sau tiêm.

Bạn không nên uống rượu, bia sau khi tiêm filler môi

Bạn không nên uống rượu, bia sau khi tiêm filler môi

Như vậy, tiêm filler môi bị sưng là điều rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chỉ cần bạn chăm sóc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, tình trạng trên sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 3: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 4: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 5: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 6: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 7: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 10: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 11: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 12: 194 Phan Đình Phùng, Thái Nguyên
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề tiêm filler môi
Sau tiêm filler môi kiêng gì? Chuyên gia Nha Khoa Paris giải đáp

Sau tiêm filler môi kiêng gì? Chuyên gia Nha Khoa Paris giải đáp

Tiêm filler môi kiêng gì? Sau khi tiêm filler môi, bờ môi của bạn có căng mọng, nhanh vào phom hay không phụ thuộc rất lớn vào cách

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Tiêm filler môi có hại không? Một số lưu ý hạn chế

Tiêm filler môi có hại không? Một số lưu ý hạn chế

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Tiêm Filler môi giữ được bao lâu? Cách giữ môi căng mọng

Tiêm Filler môi giữ được bao lâu? Cách giữ môi căng mọng

Làm đẹp không phẫu thuật là xu hướng đang rất thịnh hành bởi sự an toàn và giảm thiểu đau đớn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, kết quả làm đẹp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Tiêm filler môi bị vón cục có sao không? Nguyên nhân do đâu?

Tiêm filler môi bị vón cục có sao không? Nguyên nhân do đâu?

Một cô gái phải cấp cứu trong bệnh viện với tình trạng tiêm filler môi bị vón cục, đau nhức dữ dội, môi cứng đờ và bầm tím. Tá hỏa ra

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Tiêm filler môi giá bao nhiêu tiền? Có đắt không? [Bảng giá 2024]

Tiêm filler môi giá bao nhiêu tiền? Có đắt không? [Bảng giá 2024]

Tiêm filler môi giá bao nhiêu tiền? Giá tiêm filler môi có thể dao động từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng, tùy thuộc vào nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ