Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trẻ bị nhiệt miệng: Nguyên nhân và biện pháp xử lý tại nhà

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng khay trong, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Hải Phòng.

Trẻ bị nhiệt miệng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và thường tái phát. Hiện tượng trên chắc chắn sẽ khiến cho bé gặp nhiều khó chịu, gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ cần cha mẹ chăm sóc đúng cách, các vết nhiệt miệng sẽ nhanh chóng lành lại.

1. Trẻ bị nhiệt miệng do đâu

Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng, nhiệt miệng ở trẻ là hiện tượng viêm nhiễm gây ra các vết loét ở miệng, thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

– Cơ thể trẻ bị thiếu các khoáng chất và vitamin như vitamin B12, vitamin C, vitamin B2, vitamin B3…

– Suy giảm hệ miễn dịch do mắc bệnh lý hoặc ăn uống thiếu chất.

– Chức năng gan bị suy giảm khiến cho các độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể và gây ra những vết loét ở niêm mạc miệng.

– Đánh răng không đúng cách làm tổn thương niêm mạc miệng.

– Vô tình cắn vào lưỡi hoặc má trong khi ăn nhai.

– Thường xuyên ăn những loại thực phẩm có tính nóng như đồ cay, quả sầu riêng, ớt, quả mít…

– Dị ứng với đồ ăn hoặc thuốc.

– Kích ứng với các thành phần hóa học có trong kem đánh răng.

Trẻ bị nhiệt miệng do ăn nhiều đồ cay

Trẻ bị nhiệt miệng, nguyên nhân chính là suy giảm hệ miễn dịch do mắc bệnh lý hoặc ăn uống thiếu chất

2. Các dấu hiệu điển hình cho thấy trẻ bị nhiệt miệng

Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết hiện tượng nhiệt miệng ở trẻ thông qua những dấu hiệu điển hình sau:

– Quấy khóc, khó chịu và biếng ăn do những vết loét miệng gây đau rát.

– Niêm mạc miệng có những vết đốm nhỏ màu trắng có hình tròn hoặc bầu dục. Kích thước ban đầu khá nhỏ, chỉ khoảng 1 – 2mm và có thể lớn dần theo thời gian.

– Chảy nhiều nước dãi.

– Nước bị sưng, chảy máu.

– Sốt, nổi hạch ở cổ khi các vết loét đã bị viêm nặng.

3. Hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ

Dưới đây là những hình ảnh thực tế về nhiệt miệng ở trẻ theo từng giai đoạn:

Ban đầu, vết nhiệt miệng thường khá nhỏ

Ban đầu, ổ nhiệt miệng thường khá nhỏ

Vết nhiệt miệng có màu trắng

Ổ nhiệt miệng có màu trắng

Vết loét miệng bị sưng đỏ bên rìa ngoài

Ổ loét miệng bị sưng đỏ bên rìa ngoài

Nhiệt miệng gây đau rát

Nhiệt miệng gây đau rát

Vết loét miệng lan rộng

Sau đó, Vết loét miệng ăn sâu và lan rộng hơn khiến cảm giác đau rát dữ dội

4. Trẻ em hay bị nhiệt miệng là thiếu chất gì

Theo bác sĩ Thu Hằng, trẻ thường xuyên bị nhiệt miệng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu các dưỡng chất như vitamin B7, vitamin B2, vitamin B3, vitamin C và vitamin B12. Những chất trên không chỉ tham gia vào quá trình duy trì sự sống của tế bào mà còn bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng.

– Vitamin B7: Đây là một loại vitamin hòa tan trong nước có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của tế bào. Khi cơ thể thiếu vitamin B7, trẻ có nguy cơ cao bị nhiệt miệng. Đặc biệt, vết loét cũng dễ bị nhiễm trùng nặng hơn kèm theo những cơn đau nhức dai dẳng.

– Vitamin B2: Vitamin B2 là một chất có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển và phục hồi các mô ở cơ thể. Nếu cơ thể bị thiếu vitamin B2, bé rất dễ gặp các vấn đề nhiễm khuẩn ở khoang miệng. Chưa kể, nếu bị loét miệng, bé còn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn nặng và lâu lành.

– Vitamin B3: Vitamin B3 cũng là một dưỡng chất có khả năng tan trong nước. Chúng có nhiệm vụ tổng hợp hoặc phân hủy các chất acid béo, glucid và chuyển hóa cholesterol. Hàm lượng vitamin B3 không đủ sẽ khiến cho trẻ bị suy nhược cơ thể, chán ăn và nhiệt miệng.

– Vitamin C: Vitamin C được ví như một “tấm áo giáp” giúp ngăn chặn vi khuẩn gây hại tấn công vào cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu vitamin C, sức đề kháng của bé sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Lúc đó, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công vào khoang miệng và gây nhiệt miệng.

– Vitamin B12: Tương tự như các dưỡng chất trên, vitamin B12 cũng là một chất đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Ở những trẻ bị thiếu vitamin B12, các nhú lưỡi sẽ dần bị biến mất, làm tăng nguy cơ hình thành các vết loét miệng.

5. Hướng dẫn chăm sóc đúng cách khi trẻ bị nhiệt miệng

5.1. Cách vệ sinh răng miệng

Để giảm thiểu cảm giác khó chịu và đẩy nhanh quá trình hồi phục của vết loét miệng, cha mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ cần thận. Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, cha mẹ nên dùng dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng với nước muối loãng khoảng 2 – 3 lần/ngày.

Còn trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ có thể sử dụng bàn chải xỏ ngón hoặc bàn chải chuyên dụng để vệ sinh răng miệng hàng ngày, giúp ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển. Tuy nhiên, cha mẹ nên lựa chọn những loại bàn chải có lông mềm để tránh làm tổn thương các mô mềm bên trong khoang miệng của trẻ.

 Vệ sinh răng miệng cho trẻ dưới 1 tuổi

Vệ sinh răng miệng cho trẻ dưới 1 tuổi

5.2. Bé bị nhiệt miệng nên ăn gì

Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cho vết thương ở trong niêm mạc miệng nhanh chóng thuyên giảm. Cụ thể, khi bị nhiệt miệng, trẻ nên ăn những loại thực phẩm sau:

– Rau xanh, trái cây: Đây là nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin, dưỡng chất dồi dào, giúp các niêm mạc bị tổn thương nhanh chóng lành lại.

– Thực phẩm giàu sắt: Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng sắt cao như thịt bò, trứng gà, súp lơ… cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và đẩy nhanh quá trình liền vết thương của các vết loét miệng.

– Sữa chua: Trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn, đặc biệt là Streptococcus Thermophilus và Lactobacillus Bulgaricus. Chúng sẽ chống lại những vi khuẩn có hại và cải thiện tình trạng loét miệng.

– Rau má: Rau má được nhiều người biết đến với khả năng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Đặc biệt, trong bảng thành phần của rau má còn có chứa hợp chất Triterpenoids giúp các vết thương ở nướu, lưỡi nhanh chóng lành lại.

– Thực phẩm có tính mát: Chè đỗ đen, bột sắn… Chúng sẽ làm thanh nhiệt giải độc và làm dịu những cơn đau nhức do loét miệng gây ra.

5.3. Trẻ bị nhiệt miệng không nên ăn thực phẩm gì

Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm mà trẻ cần tránh khi bị nhiệt miệng:

– Thực phẩm cay, nóng: Mù tạt, mỳ cay, ớt… sẽ làm kích ứng vết thương và tăng cảm giác đau, xót.

– Đồ ăn mặn: Muối sẽ khiến cho các vết loét càng trở nên nghiêm trọng hơn, lâu lành kèm theo tình trạng đau rát, khó chịu.

– Đồ chua: Các loại thực phẩm quá chua thường có hàm lượng axit cao. Chúng sẽ làm tăng cảm giác đau xót cho bé và ảnh hưởng đến quá trình ăn uống hàng ngày.

– Đồ ngọt: Những loại đồ ngọt thường có chứa rất nhiều đường, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng và làm cho vết loét càng trở nên nghiêm trọng hơn.

6. Các cách chữa nhiệt miệng cho trẻ tại nhà hiệu quả

6.1. Chữa nhiệt miệng cho trẻ với mật ong

Mật ong được ví như “thần dược” bởi có thể điều trị được nhiều bệnh lý, đặc biệt là nhiệt miệng. Trong bảng thành phần của mật ong chứa hydrogen peroxide có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, mật ong còn có nhiều dưỡng chất, hỗ trợ thúc đẩy những vết thương ở niêm mạc miệng hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Trộn mật ong nguyên chất và tinh bột nghệ theo tỉ lệ 1:2.

– Lấy một chiếc tăm bông sạch nhúng vào hỗn hợp vừa thu được.

– Chấm hỗn hợp lên vết loét trong vòng 2 – 3 phút.

Mật ong trị nhiệt miệng cho trẻ

Mật ong trị nhiệt miệng cho trẻ

6.2. Sử dụng nha đam cho trẻ bị nhiệt miệng

Nha đam cũng là một nguyên liệu được nhiều người áp dụng để chữa nhiệt miệng cho bé tại nhà. Trong nha đam có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng nấm rất tốt, như axit salixylic, enzym bradykinin… Ngoài ra, các enzym, khoáng chất, vitamin trong nha đam còn giúp phục hồi các mô nướu bị tổn thương.

Cách thực hiện:

– Cắt một lá nha đam tươi.

– Gọt bỏ đi phần vỏ bên ngoài và lấy nhựa trắng bên trong.

– Bôi gel nha đam lên vết nhiệt miệng của bé.

6.3. Dùng bột sắn dây chữa nhiệt miệng cho bé

Không chỉ được sử dụng để nấu ăn, bột sắn dây còn được nhiều người biết đến với công dụng chữa nhiệt miệng ở trẻ. Đây là một nguyên liệu có tính mát với khả năng thanh nhiệt, giải độc cực tốt. Nhờ vậy, các triệu chứng của vết loét miệng sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất hoàn toàn.

Cách thực hiện:

– Cho bột sắn dây và nước vào xoong.

– Bật nhỏ lửa và ngoáy đều cho đến khi bột chín.

– Cho trẻ ăn bột sắn dây hàng ngày.

Bột sắn dây tốt cho trẻ bị nhiệt miệng

Bột sắn dây tốt cho trẻ bị nhiệt miệng

6.4. Trị nhiệt miệng với nước củ cải

Trong đông y, củ cải trắng là một nguyên liệu có tính mát nên có thể sử dụng để chữa trị nhiệt miệng cho trẻ tại nhà. Trong củ cải còn có chứa rất nhiều vitamin A và vitamin C giúp các vết loét ở nướu, má, môi lành lại nhanh chóng. Đặc biệt, đây là nguyên liệu tự nhiên nên cực kỳ lành tính, không gây ảnh hưởng xấu tới khoang miệng của trẻ.

Cách thực hiện:

– Gọt vỏ và rửa sạch củ cải.

– Giã hoặc xay củ cải.

– Hòa củ cải vừa xay với nước theo tỉ lệ 1:3 rồi lọc lấy nước.

– Cho trẻ súc miệng với nước củ cải 2 – 3 lần/ngày.

6.5. Dùng thuốc trị nhiệt miệng

Bên cạnh những mẹo mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, để vết nhiệt miệng của trẻ nhanh biến mất, các mẹ có thể sử dụng những loại thuốc sau:

– Xịt nano Smart Fresh: Sản phẩm có thành phần chính là Graphene, Nano Silver Solution… với công dụng sát khuẩn, chống viêm phổ rộng, kích thích nguyên bào sợi và làm liền vết thương nhanh chóng. Các mẹ có thể xịt miệng cho bé nhiều lần mỗi ngày cho đến khi vết loét khỏi hẳn.

– Thuốc bôi Zytee: Thuốc có thành phần chính là Benzalkonium và Choline Salicylate giúp giảm loét miệng, viêm lưỡi. Các mẹ chỉ cần nhỏ 1 – 2 giọt thuốc vào ngón tay rồi chấm nhẹ lên vùng miệng bị tổn thương. Thuốc có thể sử dụng khoảng 3 – 4 giờ/lần.

– Kamistad: Đây là thuốc trị nhiệt miệng cho trẻ ở dạng gel với thành phần chính là Lidocain và hoa cúc trắng. Mỗi lần, trẻ chỉ nên bôi khoảng ¼ cm, ngày bôi 3 – 4 lần.

7. Khi nào trẻ bị nhiệt miệng cần gặp bác sĩ

Thông thường, các vết loét miệng của trẻ sẽ tự khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, nếu như hiện tượng trên kéo dài và kèm theo các triệu chứng sau, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị sớm:

– Những cơn đau nhức không thuyên giảm mà ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

– Vết loét miệng lan rộng sang nhiều vị trí khác.

– Trẻ bị sụt cân nhanh chóng.

– Vùng bụng bị đau nhức.

– Sốt cao dai dẳng.

– Đi ngoài ra máu hoặc có kèm theo chất nhầy.

8. Biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng ở trẻ.

Để phòng ngừa viêm loét miệng ở trẻ, cha mẹ nên:

– Vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày để ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

– Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thịt, cá… để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

– Không cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, chua, cay nóng.

– Cho bé uống đủ nước.

– Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng, nướu đúng cách.

– Ưu tiên những loại kem đánh răng làm từ thành phần tự nhiên.

Hoa quả giúp phòng ngừa nhiệt miệng

Hoa quả giúp phòng ngừa nhiệt miệng

Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp cha mẹ nắm được cách chăm sóc đúng khi trẻ bị nhiệt miệng, giúp các vết loét nhanh chóng lành lại. Tuy nhiên, nếu như trẻ có các triệu chứng bất thường, các mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được xử lý sớm.

Hiển thị nguồn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: “Trẻ bị nhiệt miệng chữa thế nào nhanh khỏi?”
Sức Khỏe & Đời Sống: “Bí quyết bỏ túi cho mẹ có con nhỏ hay bị nhiệt miệng”
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc: “Phòng bệnh nhiệt miệng ở trẻ em như thế nào?”
Fairview: “When Your Child Has Mouth Sores”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh nhiệt miệng
Bật mí 10 loại thuốc chấm nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất

Bật mí 10 loại thuốc chấm nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất

Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng bị tổn thương, dẫn đến hình thành vết loét trong khoang miệng. Để vết loét nhanh chóng thuyên

Ngày 20/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Nhiệt miệng không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn gặp ở trẻ em. Có nhiều cách trị nhiệt miệng, trong đó sử dụng các loại thuốc sức

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Giải đáp: Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không

Giải đáp: Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không

Nhiệt miệng là tình trạng các niêm mạc miệng bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm, hình thành các vết loét ở trong miệng và kèm theo các

Ngày 06/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Top 12 loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Top 12 loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra với mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Mặc dù không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Cách chữa nhiệt miệng dân gian an toàn và hiệu quả nhanh

Cách chữa nhiệt miệng dân gian an toàn và hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp về răng miệng mà ai cũng từng mắc phải. Dù không quá nguy hiểm nhưng các vết loét do nhiệt miệng lại

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến và dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Tại các vùng mô mềm trong miệng như má trong, môi, nướu xuất hiện các vết

Ngày 28/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam