Viêm răng lợi có mủ là một bệnh lý về răng miệng khá phổ biến đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết dưới đây, Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris) sẽ chia sẻ hướng điều trị và phòng ngừa hiệu quả, giúp quý khách nâng cao sức khoẻ răng miệng.
1. Viêm răng lợi có mủ là bệnh gì?
Viêm lợi có mủ là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn tấn công và hình thành ổ mủ xung quanh chân răng, nướu, cuống răng. Trong ổ mủ này có chứa nhiều cặn thức ăn, tế bào chết, vi khuẩn… gây sưng tấy và đau nhức dữ dội (1).
Định nghĩa bệnh viêm răng lợi có mủ
2. Nguyên nhân gây viêm lợi có mủ
Theo Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, một số nguyên nhân gây ra viêm lợi có mủ bao gồm:
- Mảng bám tích tụ thành cao răng, nơi vi khuẩn trú ngụ gây viêm nướu.
- Hút thuốc lá làm kích ứng mô nướu và tạo điều kiện cho vi khuẩn.
- Vệ sinh răng miệng sai cách tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển (2).
- Mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.
- Viêm nha chu, viêm tuỷ có thể gây ra viêm răng lợi có mủ.
- Sự thay đổi nội tiết tố làm tăng lưu lượng máu làm lợi dễ tổn thương và nhiễm trùng, chủ yếu xảy ra ở phụ nữ mang thai.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc gây khô miệng, làm vi khuẩn phát triển và tấn công mô lợi.
- Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khiến nướu sưng to, viêm nhiễm, hình thành túi mủ bao quanh chân răng.
- Người thường xuyên ăn đồ cay nóng, nhiều gia vị khiến nướu bị tổn thương, nếu chăm sóc không tốt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Những nguyên nhân gây ra viêm nướu có mủ
3. Triệu chứng viêm lợi có mủ
Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết, người mắc bệnh viêm lợi có mủ sẽ gặp một số triệu chứng dưới đây:
- Răng bị đau nhức, khó chịu và kéo dài dai dẳng
- Vùng nướu xung quanh có tình trạng sưng tấy, đổi màu khác thường
- Nướu sưng đỏ, khi ấn vào thấy mềm và đau
- Sốt
- Có ổ mủ to ở gần chân răng
- Cảm thấy ê buốt khi ăn nhai
- Nổi hạch sưng to ở mặt, má, cổ
- Hơi thở có mùi hôi
- Dễ bị chảy máu lợi
- Răng bị lung lay
- Có cảm giác đắng miệng
Những triệu chứng phổ biến của bệnh
4. Hình ảnh viêm lợi có mủ
Một số hình ảnh mô tả chi tiết bệnh viêm nướu có mủ:
Ổ mủ to, tình trạng viêm nhiễm nặng
Ổ mủ gây đau nhức cho người bệnh, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày
Túi mủ lớn nếu không được điều trị kịp thời tạo thành ổ áp xe, u nang
Tình trạng kéo dài gây ra tụt lợi, hở cổ chân răng
5. Viêm lợi mủ có nguy hiểm không?
Theo Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm: “Viêm lợi có mủ là một tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời. Nếu không, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mất răng, nhiễm trùng lan rộng, làm trầm trọng hơn các bệnh lý khác như tim mạch, tiểu đường, viêm khớp.”
6. Cách trị viêm lợi có mủ
Theo bác sĩ Đàm Ngọc Trâm, người bệnh có thể điều trị bệnh sưng nướu răng có mủ bằng các phương pháp tại nhà nếu triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, khi bệnh không thuyên giảm, có dấu hiệu lan rộng hơn, cần đến nha khoa để thăm khám và điều trị.
6.1. Chữa viêm lợi có mủ tại nhà
Phương pháp điều trị viêm răng có mủ tại nhà thường dùng các loại thảo dược tự nhiên như gừng, kinh giới, tỏi, mật ong… Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
Các cách chữa viêm nướu có mủ bằng nguyên liệu tự nhiên
- Sử dụng gừng tươi: Trong gừng có chứa các hợp chất chống viêm tương tự như COX-2 giúp giảm sưng và đau hiệu quả. Người bệnh có thể nhai trực tiếp một lát gừng hoặc đắp gừng lên vùng viêm, thực hiện 2 lần/ngày.
- Sử dụng hoa cúc: Hoa cúc chứa hoạt chất bisabolol, có tác dụng kháng khuẩn và làm dịu nướu, ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả. Người bệnh có thể pha trà hoa cúc để súc miệng 3 – 4 lần/ngày để giảm triệu chứng viêm nhiễm.
- Sử dụng kinh giới: Kinh giới có tính sát khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm. Bạn có thể đun lá kinh giới để súc miệng hoặc rửa sạch, nhai trực tiếp để tình trạng viêm lợi thuyên giảm.
- Sử dụng tỏi tươi: Tỏi chứa nhiều allicin có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Bạn có thể nhai một nhánh tỏi hoặc đắp tỏi lên vùng viêm.
- Sử dụng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn và chất kháng sinh tự nhiên giúp chống nhiễm khuẩn, hỗ trợ vết thương mau lành. Bạn có thể chấm mật ong lên vùng nướu bị viêm khoảng 3 – 4 lần/ngày.
- Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa có các axit béo bão hòa chứa tính kháng khuẩn và làm dịu các mô bị tổn thương. Bạn có thể súc miệng hoặc ngậm dầu dừa trong miệng để giảm viêm hiệu quả.
- Vệ sinh răng miệng: Chải răng 2 – 3 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn. Sau đó, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và vi khuẩn đọng lại ở kẽ răng.
- Bổ sung dưỡng chất: Thông qua chế độ ăn hàng ngày bổ sung dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe răng miệng bao gồm vitamin C, K, Canxi.
6.2. Phương pháp điều trị y tế tại nha khoa
Để điều trị triệt để bệnh lý viêm nướu có mủ, khách hàng cần đến cơ sở nha khoa uy tín. Bác sĩ sẽ kiểm tra và tư vấn biện pháp phù hợp.
Các cách điều trị viêm nướu có mủ tại nha khoa
- Dẫn lưu dịch mủ: Ổ mủ là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nhất, vì vậy nếu chúng chưa bị vỡ ra thì bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ và dẫn lưu toàn bộ dịch mủ ra ngoài.
- Điều trị nội nha: Nếu nhiễm trùng là do bệnh lý liên quan đến tủy răng thì bắt buộc phải điều trị nội nha. Quá trình điều trị bao gồm lấy hết phần tủy đã bị viêm nhiễm, sau đó trám bít ống tủy lại.
- Cắt cuống răng: Trong trường hợp cuống răng đã bị nhiễm trùng nặng không thể giữ lại, bác sĩ sẽ loại bỏ chúng để ngăn ngừa biến chứng phức tạp hơn.
- Nhổ răng: Nhổ răng được chỉ định trong trường hợp răng lung lay nặng, tủy đã bị hoại tử hết, viêm nhiễm xuống tận xương hàm.
- Làm sạch chuyên sâu: Với tình trạng viêm nhiễm quanh răng, bác sĩ sẽ làm sạch cao răng, mảng bám chuyên sâu ở trên bề mặt răng cũng như dưới lợi.
- Loại bỏ dị vật: Nếu dưới nướu có dị vật như thức ăn, lông bàn chải… bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ và làm sạch lại nướu.
7. Nha Khoa Paris – Địa chỉ viêm răng lợi có mủ an toàn, dứt điểm
Nha Khoa Paris là hệ thống nha khoa chuẩn Pháp duy nhất tại Việt Nam trực thuộc bệnh viện Răng Hàm Mặt Thẩm mỹ Paris. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và phương pháp điều trị tiên tiến, Nha Khoa Paris sẽ điều trị dứt điểm tình trạng viêm lợi mủ an toàn nhất.
Tại sao nên chọn Nha khoa Paris?
- Bác sĩ có chuyên môn cao, đã từng xử lý nhiều ca viêm lợi có mủ thành công.
- Quy trình điều trị an toàn, hiệu quả, ứng dụng tiêu chuẩn Pháp vào điều trị đem đến trải nghiệm tốt cho khách hàng.
- Cơ sở vật chất hiện đại, vô trùng 7 bước theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
- Luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên đầu, đội ngũ nhân viên tận tình, chu đáo.
Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tại Nha Khoa Paris
Nếu quý khách đang gặp tình trạng viêm lợi có mủ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, hãy liên hệ với Nha Khoa Paris qua số hotline 1900 6900 để được tư vấn trực tiếp.
8. Thuốc chữa viêm lợi có mủ
Một số loại thuốc được bác sĩ kê cho người bệnh mắc viêm răng lợi có mủ bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc bao gồm Penicillin, Amoxicillin, Clindamycin, Azithromycin… hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm, ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
- Thuốc giảm đau: Thường là dạng thuốc giảm đau không kê đơn Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin… giúp giảm đau nhức, khó chịu do viêm lợi gây ra.
- Thuốc kháng viêm non-steroid: Bao gồm Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac có tác dụng giảm viêm, sưng đỏ, đau nhức, thường dùng kết hợp với thuốc kháng sinh.
- Thuốc corticosteroid: Các loại được kê thường bao gồm Prednisolone, Dexamethasone giúp kháng viêm mạnh, giảm sưng và đau. Thường dùng trong trường hợp viêm lợi trùm có mủ nặng.
Các loại thuốc chữa viêm nướu có mủ thường được bác sĩ kê
9. Phòng ngừa bệnh viêm nướu mủ tái phát
Sau khi điều trị viêm nướu có mủ, để phòng ngừa bệnh lý tái phát, khách hàng nên:
- Chải răng ít nhất 2 – 3 lần/ngày với bàn chải mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn cho cả mặt nhai trong và ngoài.
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước giúp làm sạch các kẽ răng kỹ lưỡng hơn mà không gây tổn thương tới nướu.
- Súc miệng bằng sản phẩm súc miệng chuyên dụng Propolinse, Listerine… nhằm giúp nâng cao khả năng làm sạch khoang miệng.
- Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ uống có cồn, ga.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, canxi, vitamin E, vitamin K… vừa giúp răng chắc khỏe, vừa giúp nướu săn chắc.
- Thăm khám nha khoa định kỳ giúp kiểm soát sức khỏe răng miệng.
- Bỏ hút thuốc lá.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý toàn thân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.
Các cách phòng ngừa bệnh viêm nướu có mủ
10. Câu hỏi thường gặp
Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp một số vấn đề liên quan đến bệnh lý viêm lợi có mủ mà nhiều người quan tâm.
10.1. Có nên nặn mủ chân răng không?
Theo Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, khách hàng tuyệt đối không được tự ý nặn mủ chân răng tại nhà. Điều đó có thể khiến cho tình trạng nhiễm trùng nặng và lan rộng hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe (3).
Thậm chí, vi khuẩn có thể lan đến nhiều bộ phận khác, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm mô tế bào… Do đó, khách hàng không nên tự nặn ổ mủ mà cần đến nha khoa uy tín để điều trị.
10.2. Viêm chân răng có mủ có thể gây tụt lợi và mất răng không?
Viêm nướu kèm mủ có nguy cơ gây tụt lợi và mất răng nếu không được điều trị kịp thời. Vì các tổ chức xung quanh răng bị vi khuẩn phá hủy, làm cho mô lợi tụt xuống, khiến răng bị lung lay và cuối cùng là mất răng vĩnh viễn.
Để ngăn chặn biến chứng trên xảy ra, ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh lý viêm lợi có mủ, khách hàng cần tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra và chữa trị kịp thời. Đồng thời, khách hàng cần kết hợp với chăm sóc, vệ sinh răng miệng cẩn thận tại nhà để bệnh lý mau khỏi.
Viêm nướu kèm mủ có thể gây tụt lợi và mất răng
10.3. Viêm lợi có mủ kiêng ăn gì?
Những người bị viêm lợi có mủ cần kiêng ăn những loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm cứng, dai: Gân bò, hạnh nhân, sườn sụn… Quá trình ăn nhai sẽ gây áp lực lên nướu, khiến cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
- Thực phẩm cay, nóng: Mỳ cay, ớt… Chúng gây kích ứng nướu, làm cho tình trạng sưng tấy và đau nhức thêm nghiêm trọng (4).
- Đồ ngọt: Bánh, kẹo ngọt… Đồ ngọt có chứa nhiều đường, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển.
- Đồ có chứa chất kích thích: Rượu, bia… Chất kích thích làm suy giảm lưu lượng máu đến nướu, khiến cho nướu bị suy yếu và dễ tổn thương hơn.
- Đồ quá lạnh: Kem, đá bào… Đồ lạnh khiến cho các mô nướu trở nên nhạy cảm và tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Thay vì ăn những loại thực phẩm trên, khách hàng nên ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như sữa chua, trái cây, hoa quả… để mô nướu thêm chắc khỏe và hỗ trợ điều trị viêm lợi.
Viêm nướu kèm mủ cần kiêng thực phẩm dai cứng, cay nóng, đồ ngọt
Viêm răng lợi có mủ là vấn đề tuyệt đối không được xem nhẹ trong việc điều trị và phòng ngừa. Bởi lẽ, các biến chứng của bệnh sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều so với mọi người thường nghĩ. Nếu còn bất kỳ câu hỏi, thắc mắc về vấn đề trên cần được giải đáp, khách hàng hãy liên hệ cho Nha khoa Paris để được hỗ trợ sớm nhất.
Nhập thông tin của bạn
×