19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Hiện tượng cứng hàm là vấn đề rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được chính xác nguyên nhân cũng như cách khắc phục phù hợp. Bài viết dưới đây của Nha Khoa Paris sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề trên.
Cứng hàm là tình trạng khi cơ nhai quai hàm gặp khó khăn hoặc bị hạn chế trong việc mở miệng. Thậm chí, bạn không thể mở miệng hoàn toàn, gây ảnh hưởng đến ăn nhai, vệ sinh răng miệng và cả giao tiếp hàng ngày.
Bên cạnh đó, hiện tượng cứng khớp hàm thường xảy ra kèm theo cơn đau nhức ở vùng hàm. Cơn đau còn có thể xuất hiện ngay cả khi bạn không cử động hàm.
Cứng hàm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là: co cơ, chấn thương, nhổ răng, uốn ván, tổn thương khớp thái dương hàm, xạ trị ung thư, vấn đề liên quan đến răng miệng, phẫu thuật hàm và thói quen nghiến răng khi ngủ.
Nguyên nhân đầu tiên gây ra cứng hàm là các cơ nhai của hàm bị co lại. Khi đó, vùng quai hàm sẽ khó có thể cử động như bình thường, làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện và cả vệ sinh răng miệng hàng ngày.
Những va chạm mạnh xảy ra do tai nạn, chơi thể thao hay bất kỳ nguyên nhân nào khác đều có thể tác động lực mạnh đến hàm, khiến xương hàm hoặc các mô, cơ, dây thần kinh bị tổn thương. Khi đó, vùng hàm sẽ bị căng cứng để xương phục hồi.
Cứng hàm cũng có thể xảy ra sau nhổ răng, trong đó phổ biến nhất là răng hàm và răng khôn. Phần lớn các trường hợp cứng hàm đều là phản xạ tự nhiên nhằm giúp quai hàm có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sau khi nhổ răng.
Tuy nhiên, hiện tượng trên cũng xảy ra do bác sĩ tiêm gây tê không đúng kỹ thuật, ảnh hưởng xấu tới mô xung quanh răng. Hoặc đó có thể là dấu hiệu cho thấy huyệt ổ răng đã bị nhiễm trùng.
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng xảy ra do vi khuẩn Clostridium Tetani xâm nhập vào các vết thương hở. Vi khuẩn sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, xâm nhập vào máu và toàn cơ thể. Chúng sẽ làm tổn thương não, các dây thần kinh ở vùng hàm mặt và gây ra cứng hàm. Thậm chí, nếu như không được xử lý sớm, bệnh uốn ván còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Khớp thái dương hàm là bộ phận kết nối xương hàm dưới đến xương hộp sọ ở mỗi bên. Khi bộ phận trên bị tổn thương, phần xương hàm sẽ bị cứng, đau nhức và gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia phóng xạ với liều lượng và đường đi được tính toán từ trước để tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, các liều bức xạ để điều trị bệnh ung thư vùng đầu và cổ họng cũng có thể làm tổn thương tới các tế bào bình thường ở xương hàm.
Đây là nguyên nhân gây ra cứng hàm sau xạ trị. Đặc biệt, sau mỗi lần xạ trị khối u, mức độ cứng hàm sẽ càng trở nên nghiêm trọng.
Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, áp xe răng… không được điều trị sớm cũng là nguyên nhân gây cứng hàm. Bởi vi khuẩn tiếp tục phát triển xâm lấn tới các bộ phận xung quanh, trong đó có cả xương hàm.
Bên cạnh đó, răng mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen chúc cũng làm ảnh hưởng đến xương hàm, chèn ép dây thần kinh và gây cứng hàm.
Phẫu thuật hàm được áp dụng với trường hợp răng hô, móm nặng do xương, chấn thương liên quan đến hàm mặt… Đây là một ca đại phẫu do xâm lấn trực tiếp tới cấu trúc xương hàm. Chính vì vậy, cứng hàm sau phẫu thuật cũng là điều khó tránh khỏi.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, cứng hàm cũng có thể do thói quen nghiến răng khi ngủ. Đây là hành động răng ở hai hàm siết chặt vào nhau, lặp đi lặp lại. Nếu nghiến răng xảy ra trong thời gian dài, vùng xương hàm sẽ bị căng cứng, khó chịu, thậm chí đau nhức dai dẳng.
Cứng hàm không gây nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe tổng thể nếu như nguyên nhân là do nghiến răng, nhổ răng… Nếu được xử lý sớm, hiện tượng trên sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, trong trường hợp không điều trị, cứng hàm vẫn sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của bạn như suy giảm chức năng ăn nhai, khó vệ sinh răng miệng…
Riêng với trường hợp cứng hàm do uốn ván, bệnh răng miệng, chấn thương hay tổn thương khớp thái dương hàm thì bạn không được chủ quan. Bởi càng để lâu, hiện tượng cứng hàm sẽ càng nghiêm trọng. Đặc biệt với bệnh uốn ván, vi khuẩn gây bệnh còn có thể xâm nhập vào máu, não gây nguy hiểm tới tính mạng.
Để khắc phục hiện tượng cứng khớp hàm, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau: bấm huyệt, uống thuốc và điều trị dứt điểm bệnh lý.
Bấm huyệt là kỹ thuật điều trị cứng hàm trong y học cổ truyền, phù hợp với trường hợp tổn thương khớp thái dương hàm. Các chuyên gia y học cổ truyền sẽ dùng tay tác động lên huyệt hạ quan để thư giãn các cơ. Đồng thời, bấm huyệt còn giúp đưa khớp về đúng vị trí, giảm hiện tượng cứng, nhức hàm. Nhờ vậy, các khớp hàm có thể cử động linh hoạt hơn.
Để hiện tượng cứng hàm nhanh giảm bớt, bạn nên áp dụng 2 lần/ngày vào sáng và tối. Mặc dù có thể tự thực hiện tại nhà nhưng bạn vẫn nên đến các trung tâm y khoa chuyên về bấm huyệt để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Đối với trường hợp bị cứng hàm sau khi nhổ răng, phẫu thuật, nghiến răng… các bác sĩ thường kê những loại thuốc giãn cơ, giảm đau, chống viêm để khắc phục. Cụ thể là:
– Acetaminophen: Thuốc Acetaminophen được sử dụng để giảm đau nhức, cứng khớp, căng cơ ở mức độ nhẹ và trung bình. Liều dùng phổ biến là 325mg đến 1000mg Acetaminophen, uống cách nhau 4 – 6 giờ.
– Chlorzoxazone: Đây là thuốc điều trị cứng hàm và đau cơ được sử dụng khá phổ biến. Thuốc điều chế ở dạng viên nén và có thể dùng 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 1 viên.
Đối với trường hợp cứng hàm do uốn ván, áp xe răng, viêm chân răng… thì phương pháp hiệu quả nhất là điều trị dứt điểm bệnh lý. Bạn nên đến trực tiếp bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân và có phương pháp chữa trị phù hợp.
Tùy vào từng bệnh lý, bác sĩ sẽ có phương án phù hợp để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Ví dụ với bệnh lý sâu răng, bác sĩ sẽ làm sạch ổ sâu và hàn trám hoặc bọc sứ. Còn với bệnh uốn bán, các bác sĩ sẽ dùng kháng sinh Metronidazol hoặc Cephalosporin để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và kiểm soát co cứng cơ bằng thuốc.
Để phòng tránh cứng hàm, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:
– Massage hàm nhẹ nhàng để máu lưu thông.
– Di chuyển hàm từ trái sang phải, giữ vài giây rồi thực hiện ngược lại.
– Đeo máng chống nghiến nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ.
– Tập thể dụng cho xương hàm bằng cách di chuyển quai xương hàm thành hình vòng tròn để cải thiện chức năng của cơ, xương.
– Mở rộng miệng và giữ nguyên vài giây để luyện tập kéo duỗi cơ hàm.
– Sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học để cải thiện sức khỏe.
– Điều trị sớm các bệnh lý răng miệng ngay khi có dấu hiệu như sưng tấy nướu, đau nhức răng…
Như vậy, hiện tượng cứng hàm chắc chắn sẽ khiến cho sinh hoạt hàng ngày gặp rất nhiều khó khăn. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể, phương pháp điều trị sẽ khác biệt. Do đó, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được chữa trị sớm.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×