Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng ê buốt khi đánh răng là do đâu, Phương pháp điều trị

Hiện tượng răng ê buốt khi đánh răng thường xảy ra do chăm sóc răng miệng không tốt, tụt nướu, tổn thương cấu trúc răng, chế độ ăn uống… Để cải thiện những cảm giác khó chịu ở răng, nướu, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như muối, mật ong, củ nghệ, trà xanh… Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên tới nha khoa thăm khám để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân và có giải pháp tốt nhất.

1. Nguyên nhân khiến răng ê buốt khi đánh răng

Bác sĩ Vũ Thị Phương tại Nha Khoa Paris Thái Thịnh đã nhận định, tình trạng ê buốt khi đánh răng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình là do chế độ chăm sóc răng miệng không tốt, tụt nướu, tổn thương cấu trúc răng, thói quen ăn uống…

1.1. Chăm sóc răng miệng không tốt

Hầu hết những người gặp phải tình trạng ê buốt răng đều vệ sinh răng miệng không đúng cách. Nếu như bạn sử dụng bàn chải cứng hoặc chải răng quá mạnh, men răng sẽ nhanh chóng bị tổn thương chỉ sau một thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, việc chải răng trong khoảng thời gian quá lâu hoặc chải theo chiều ngang cũng gây ảnh hưởng xấu tới men răng. Nếu không có phương án xử lý kịp thời, răng sẽ bị mòn và làm lộ lớp ngà răng bên trong ra ngoài. Đây là một bộ phận cực kỳ nhạy cảm nên rất dễ bị ê buốt khi gặp phải kích thích trong quá trình vệ sinh răng miệng hoặc ăn nhai.

Đánh răng quá mạnh có thể khiến răng bị ê buốt

Đánh răng quá mạnh có thể khiến răng bị ê buốt

1.2. Tụt nướu

Đây là tình trạng phần nướu bao quanh và bảo vệ thân răng có xu hướng dịch chuyển xuống dưới cuống răng, làm phần chân răng bị hở ra bên ngoài. Phần chân răng đó sẽ dần bị ăn mòn trong môi trường axit ở khoang miệng. Thậm chí, chúng còn tác động xấu tới các mạch máu và các dây thần kinh quanh răng.

Ngoài ra, chân răng rất nhạy cảm nên rất dễ bị tấn công và tổn thương bởi các loại vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Điều đó sẽ dẫn tới tình trạng ê buốt răng mỗi khi chải răng hoặc trong quá trình ăn nhai. Tụt nướu càng nhiều thì mức độ buốt răng sẽ càng cao.

1.3. Cấu trúc răng bị tổn thương

Răng thật rất dễ bị nứt, vỡ nếu như phải chịu một lực tác động mạnh. Chúng sẽ không thể tự lành lại như lúc ban đầu mà bạn cần áp dụng phương pháp bọc răng sứ hoặc trám để khắc phục. Nếu như bạn không có biện pháp xử lý kịp thời, phần ngà răng bên trong sẽ bị lộ ra ngoài.

Những ống ngà rất dễ bị kích thích bởi những tác động trong quá trình vệ sinh răng miệng hoặc sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Khi đó, bạn sẽ phải đối mặt với những cơn đau buốt răng dai dẳng.

1.4. Chế độ ăn uống khiến răng ê buốt khi đánh răng

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng răng ê buốt khi đánh răng. Điển hình là việc thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm có tính axit cao như trái cây họ cam, quýt, cà chua, nước ngọt… Bởi chúng có khả năng bào mòn, làm hại men răng và dẫn tới tình trạng lộ lớp ngà răng ra bên ngoài.

1.5. Thói quen xấu khiến răng ê buốt khi đánh răng

Thói quen nghiến răng khi ngủ mặc dù không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nhưng về lâu dài có thể để lại hậu quả khôn lường. Nghiến răng sẽ tạo ra sự cọ xát giữa răng ở hàm trên và hàm dưới. Điều đó khiến men răng bị bào mòn, mất hết lớp men bên ngoài và kéo theo hệ lụy là những cơn ê buốt và khó chịu kéo dài.

Nghiến răng khi ngủ có thể gây bào mòn men răng

Nghiến răng khi ngủ có thể gây bào mòn men răng

2. Cách trị ê buốt răng trong dân gian

Để cải thiện tình trạng răng bị ê buốt ngay tại nhà, bạn có thể áp dụng cáo mẹo dân gian sau: súc miệng nước muối loãng, sử dụng mật ong, củ nghệ, trà xanh…

2.1. Súc miệng nước muối

Muối được biết đến là một nguyên liệu tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm cực kỳ hiệu quả. Do đó, bên cạnh là một gia vị không thể thiếu trong mỗi món ăn, muối còn được nhiều người tận dụng để cải thiện hiện tượng răng bị ê buốt.

Bạn chỉ cần súc miệng bằng nước muối khoảng 2 – 3 lần/ngày. Mỗi lần, bạn nên thực hiện trong khoảng 30 – 60 giây để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, bạn không được súc miệng nước muối quá lâu bởi sẽ gây tổn thương đến niêm mạc miệng và khiến cho tình trạng ê buốt răng thêm trầm trọng. 

2.2. Dùng mật ong trị ê buốt răng tại nhà

Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên có đặc tính sát khuẩn tốt, giúp cải thiện tình trạng đau nhức, viêm nhiễm ở các mô mềm xung quanh răng, đồng thời giảm ê buốt răng hiệu quả. Không chỉ vậy, nguồn vitamin và khoáng chất có trong mật ong còn giúp những vết thương ở nướu mau lành và nâng cao sức khỏe răng miệng.

Mỗi ngày, bạn chỉ cần súc miệng với dung dịch mật ong pha nước ấm khoảng 1 – 2 lần. Bạn nên ngậm trong miệng khoảng 2 – 3 phút để các dưỡng chất trong mật ong có thể phát huy tác dụng một cách tốt nhất. Sau đó, bạn hãy súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ toàn bộ lượng đường trong mật ong còn sót lại ở khoang miệng. Chỉ cần bạn kiên trì áp dụng, tình trạng ê buốt răng sẽ dần được cải thiện.

Cách giảm ê buốt răng bằng mật ong

Cách giảm ê buốt răng bằng mật ong

2.3. Mẹo chữa ê buốt răng bằng củ nghệ

Trong củ nghệ tươi có chứa một lượng lớn curcumin. Đây là một chất có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm nhiễm và giảm ê buốt răng hiệu quả mà không hề gây hại tới sức khỏe răng miệng. Không chỉ vậy, nghệ còn có khả năng bảo vệ men răng trước sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại ở trong khoang miệng.

Để cải thiện tình trạng ê buốt răng, bạn có thể trộn bột nghệ với nước rồi xoa nhẹ vào vùng nướu, răng bị tổn thương trong khoảng 1 – 2 phút. Sau đó, bạn cần súc miệng lại với nước sạch để làm sạch những cặn nghệ trên kẽ răng và khoang miệng. Nếu như bạn thực hiện trong khoảng thời gian dài, những cơn ê buốt răng sẽ dần giảm bớt và biến mất hoàn toàn.

2.4. Trà xanh chữa ê buốt răng

Trà xanh cũng là một nguyên liệu tự nhiên được nhiều người sử dụng để chữa ê buốt răng tại nhà. Trong lá trà xanh chứa một lượng EGCG lactic và fluor dồi dào, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại, củng cố men răng và giúp răng giảm ê buốt.

Bạn cần chuẩn bị một nắm lá trà xanh sạch, đun sôi với nước trong khoảng 5 phút. Sau đó, bạn bỏ vào nước trà xanh một chút muối rồi súc miệng trong khoảng 10 phút. Với mẹo chữa ê buốt răng bằng lá trà xanh, bạn nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trà xanh giúp củng cố men răng và tiêu diệt vi khuẩn

Trà xanh giúp củng cố men răng và tiêu diệt vi khuẩn

2.5. Sử dụng rượu cau để trị buốt răng

Ngoài những phương pháp mà chúng tôi đã đề cập đến ở trong phần trên, dùng rượu cau cũng là một cách chữa ê buốt răng đang được nhiều người áp dụng. Nhờ đặc tính kháng khuẩn và tiêu viêm tự nhiên, những cảm giác khó chịu ở răng, nướu sẽ dẫn được giảm bớt.

Sau mỗi lần chải răng sạch sẽ, bạn nên ngậm rượu cau khoảng 15 phút, súc miệng và nhổ đi. Bạn không nên súc miệng lại hoặc ăn uống trong vòng 30 phút sau khi sử dụng rượu cau. Mỗi ngày, bạn có thể súc miệng với rượu cau khoảng 2 lần để cơn đau buốt nhanh chóng giảm bớt.

3. Thuốc trị ê buốt răng

Theo chia sẻ của bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt, tính tới thời điểm hiện tại, không có loại thuốc đặc trị ê buốt răng theo đường uống. Tuy nhiên, trên thực tế, các bác sĩ nha khoa vẫn có thể kê đơn thuốc để giúp giảm bớt cảm giác khó chịu cho bạn.

– Thuốc giảm đau paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau được sử dụng khá phổ biến. Thuốc giảm đau có tác dụng đối với những cơn ê buốt ở mức độ nhẹ đến vừa. Thuốc được bào chế ở nhiều hình thức như viên nén, bột, viên nang, dung dịch…

– Nhóm thuốc kháng sinh và aspirin: Nhóm thuốc trên gồm có spiramycin, amoxicillin, tetra… Chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng hiệu quả và giảm ê buốt nhanh hơn thuốc paracetamol.

– Gel chống ê buốt: Đây là sản phẩm có thể bôi trực tiếp lên răng với tác dụng giảm ê buốt răng tạm thời. Một số loại gel chống ê buốt răng đang được sử dụng phổ biến gồm có: Emoform Gel, GC Tooth Mousse, Sensikin Gel…

4. Răng ê buốt kéo dài phải làm sao để khắc phục

Răng bị ê buốt kéo dài là tình trạng răng nhạy cảm quá mức, gây cảm giác khó chịu trong quá trình đánh răng hoặc ăn nhai. Khi đó, bạn nên nhanh chóng tới các cơ sở răng hàm mặt uy tín để bác sĩ kiểm tra. Bởi rất có thể, bạn đã mắc phải các bệnh lý răng miệng hoặc tổn thương cấu trúc răng nghiêm trọng.

Nếu bạn áp dụng các mẹo dân gian thì chỉ có tác dụng giảm đau buốt răng tạm thời chứ không thể điều trị triệt để. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên tới gặp bác sĩ. 

Trong trường hợp răng bị nứt, vỡ, các bác sĩ sẽ tiến hành trám răng hoặc bọc sứ để khôi phục chức năng của răng và ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong. Còn nếu răng bị ê buốt do tụt nướu hoặc mắc bệnh lý liên quan đến răng, nướu, các bác sĩ sẽ xây dựng phương án tối ưu để khắc phục triệt để.

5. Cách phòng ngừa răng bị ê buốt khi đánh răng

Để phòng tránh tình trạng răng bị ê buốt trong quá trình đánh răng, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Lựa chọn những loại bàn chải đánh răng có lông mềm. Ngoài ra, bạn nên thay bàn chải định kỳ khoảng 3 tháng/lần hoặc bất cứ khi nào lông bàn chải có dấu hiệu bị tõe ra bên ngoài.

– Chải răng đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bạn nên chải răng theo chiều dọc hoặc đường tròn để làm sạch cặn thức ăn ở trong kẽ răng và tránh gây hại tới men răng.

– Hạn chế ăn những loại thực phẩm có tính axit cao như trái cây họ cam quýt, thịt đỏ, nước ngọt, cà chua…

– Không nên đánh răng ngay sau khi ăn bởi khi đó, lượng axit ở trong khoang miệng sẽ tăng cao. Nếu đánh răng ngay, axit sẽ ảnh hưởng lớn tới cấu trúc răng và gây ê buốt.

– Đeo máng bảo vệ răng nếu như có thói quen nghiến răng khi ngủ để giảm sự ma sát giữa hai hàm.

– Thăm khám nha khoa định kỳ 2 lần/năm để bác sĩ làm sạch cao răng và kiểm tra toàn bộ khoang miệng.

Bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm có tính axit cao

Bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm có tính axit cao

Như vậy, răng bị ê buốt khi đánh răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu nguyên nhân là do tụt lợi, tổn thương cấu trúc răng… thì bạn tuyệt đối không được chủ quan mà cần phải đi khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ xây dựng phương án xử lý tối ưu để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề răng ê buốt
Răng ê buốt kéo dài: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Răng ê buốt kéo dài: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Không chỉ gây khó khăn trong ăn uống mà tình trạng răng ê buốt răng kéo dài còn có thể gây những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
10 Cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả ngay tại nhà

10 Cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả ngay tại nhà

Ê buốt răng thường diễn ra đột ngột trong khoảng thời gian ngắn và khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ăn uống. Bạn có thể cảm thấy đau

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Răng bị ê buốt khi uống nước: Nguyên nhân và cách điều trị

Răng bị ê buốt khi uống nước: Nguyên nhân và cách điều trị

Răng bị ê buốt khi uống nước là hiện tượng mà không ít người gặp phải, có thể xảy ra do bệnh lý răng miệng, nứt răng, nghiến răng… Nếu

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Nguyên nhân răng ê buốt và cách phòng tránh hiệu quả

Nguyên nhân răng ê buốt và cách phòng tránh hiệu quả

Răng ê buốt thường gây ra hiện tượng đau nhức khi ăn hay uống đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc thậm chí hít thở trong không khí lạnh cũng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Đối phó với Đau răng ê buốt cả hàm: Cách chữa và cách phòng

Đối phó với Đau răng ê buốt cả hàm: Cách chữa và cách phòng

Đau răng ê buốt cả hàm là một hiện tượng gây ra cảm giác rất khó chịu xung quanh bề mặt răng hoặc từ bên trong. Tình trạng trên xảy ra

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
8 lưu ý quan trọng khi chăm sóc răng bị ê buốt

8 lưu ý quan trọng khi chăm sóc răng bị ê buốt

Ê buốt răng là hiện tượng mà không ít người gặp phải, thường xảy ra do cấu trúc răng bị tổn thương hoặc bệnh lý răng miệng. Việc chăm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map